2.4. Nghiệp vụ uỷ thác đầu tư
Nghiệp vụ uỷ thác đầu tư (UTĐT) bắt đầu được triển khai tại Phòng Đầu tư PVFC từ năm 2004. Theo quy chế tín dụng và đầu tư của PVFC, đối với tất cả các ngành nghề PVFC tiến hành đầu tư, hạn mức nhận UTĐT đối với một khách hàng đều không được vượt quá 20% vốn điều lệ của công ty, và hạn mức uỷ thác để đầu tư vào một dự án không được vượt quá 100% vốn điều lệ của công ty. Cũng theo quy chế này, việc nhận UTĐT vào dự án của PVFC đều do Hội đồng quản trị công ty quyết định không cần thông qua tập đoàn nên là một lợi thế rất lớn của việc đầu tư bằng nguồn vốn uỷ thác. Năm 2006 là một năm khẳng định thương hiệu Tài chính Dầu khí trong hoạt động UTĐT. Tổng giá trị UTĐT cuối kỳ đạt 835 tỷ VNĐ, tăng 835 tỷ so với cuối năm 2005 với số lượng khách hàng và giá trị đăng ký UTĐT qua PVFC luôn gấp rất nhiều lần so với tổng giá trị thực hiện UTĐT. Các hình thức UTĐT đang được áp dụng:
a. UTĐT không chỉ định: Là hình thức UTĐT trong đó khách hàng uỷ thác vốn cho PVFC để thực hiện đầu tư, PVFC chịu 100% rủi ro đối với vốn đầu tư và được chuyển quyền sử dụng vốn uỷ thác để đầu tư sinh lời không trái với quy định của pháp luật. UTĐT không chỉ định được áp dụng theo quy trình về việc tiếp nhận uỷ thác quản lý vốn bằng tiền của PVFC số QT-07-05.
b. UTĐT chỉ định: Là hình thức UTĐT trong đó PVFC sẽ sử dụng vốn của khách hàng để dầu tư theo yêu cầu khách hàng và không làm trái pháp luật. PVFC chịu trách nhiệm quản lý vốn đầu tư và đảm bảo mục tiêu sinh lời, hiệu quả cho khách hàng. Phương thức đầu tư chia sẻ rủi ro do PVFC và khách hàng thoả thuận được quy định rõ trong hợp đồng UTĐT. Tuỳ theo mức độ rủi ro mà khách hàng chấp nhận, UTĐT chỉ định chia thành hai loại:
+ UTĐT chỉ định chia sẻ rủi ro: Là hình thức đầu tư trong đó, khách hàng uỷ thác cho PVFC để thực hiện đầu tư, góp vốn vào dự án, doanh
nghiệp, lĩnh vực cụ thể, PVFC và khách hàng thoả thuận mức độ chia sẻ rủi ro cũng như kết quả đầu tư.
+ UTĐT chỉ định không chia sẻ rủi ro: Là hình thức đầu tư trong đó, khách hàng lựa chọn đối tượng đầu tư phù hợp trên cơ sở tư vấn của PVFC. Khách hàng là người quyết định phương án đầu tư và tự chịu rủi ro, PVFC được khách hàng uỷ thác thay mặt khách hàng thực hiện đầu tư. Người đứng tên tham gia đầu tư dự án có thể là khách hàng hoặc PVFC.
PVFC sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn uỷ thác toàn bộ hoặc từng lần. Trên cơ sở đó phân định ra người chịu trách nhiệm quyết định đầu tư là khách hàng hay PVFC cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi bên.
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Thế Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính Ở Việt Nam
- Cơ Cấu Tổ Chức Tổng Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dầu Khí Pvfc
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Pvfc Sau Hơn 7 Năm Thành Lập (2001- 2008)
- Đánh Giá Điều Kiện Chủ Quan Xây Dựng Tập Đoàn Tài Chính
- Tỷ Lệ Nắm Giữ Vốn Của Tập Đoàn Dầu Khí Tại Pvfc
- Tăng Cường Cho Vay Đối Với Các Tổ Chức Kinh Tế
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Trên thực tế, ngoài 2 hình thức UTĐT nói trên, phòng Quản lý vốn UTĐT của PVFC còn cung cấp một loại hình UTĐT có tính linh hoạt cao đó là UTĐT chỉ định lĩnh vực. Hiện nay, quy trình dành cho sản phẩm UTĐT này vẫn đang trong quá trình xây dựng và thực hiện.
c. Đối với UTĐT chỉ định lĩnh vực, PVFC cũng không thu phí uỷ thác của khách hàng. Khách hàng sẽ nhận được lãi cố định hoặc thả nổi, hoặc lợi tức điịnh ký hàng năm, và không phải chịu bất cứ rủi ro nào. Tuy nhiên khách hàng không được phép rút vốn trước kỳ hạn và khi kết thúc hợp đồng uỷ thác chỉ được nhận về số vốn UTĐT ban đầu. Mặc dù là hình thức UTĐT áp dụng sau nhưng UTĐT chỉ định lĩnh vực đã nhanh chóng tỏ ra có nhiều điểm ưu việt hơn các loại hình UTĐT còn lại. Thứ nhất UTĐT chỉ định lĩnh vực mang tính linh hoạt cao vì nó cho phép PVFC được sử dụng vốn của khách hàng để đầu tư vào những lĩnh vực đã cam kết với khách hàng và không trái với pháp luật. Do đó, PVFC vẫn có thể huy động nguồn vốn UTĐT này ngay cả khi chưa có dự án. Như vậy UTĐT chỉ định lĩnh vực giống UTĐT không chỉ định ở chỗ không có dự án đảm bảo, không thu phí UTĐT và có thanh toán lãi cố định nhưng lại khác ở chỗ có chỉ rõ lĩnh vực sử dụng vốn nên tránh được phải qua nhiều cấp trình duyệt. Hơn nữa do không được quyền rút vốn trước hạn
nên nguồn UTĐT chỉ định lĩnh vực có tính ổn định cao hơn so với các nguồn UTĐT khác.
Dù vậy UTĐT chỉ định lĩnh vực vẫn có những hạn chế là: tiếp nhận UTĐT mà chưa có dự án làm đảm bảo nên PVFC sẽ phải thực hiện các biện pháp đảm bảo đối với vốn UTĐT giống như đối với tiền vay. Bên cạnh đó, khác với UTĐT chỉ định thông thường, cho dù dự án có sinh lời hay không, PVFC vẫn phải thanh toán chi phí vốn cho khách hàng.
2.5. Dịch vụ tư vấn tài chính
Từ sau khi cổ phần hoá, dịch vụ tư vấn tài chính là một trong hai mũi nhọn của PVFC. Tổng công ty đã và đang xúc tiến thực hiện các dịch vụ tư vấn cho các đơn vị trong và ngoài ngành, giúp đỡ các doanh nghiệp từ việc nghiên cứu dự án đến việc tư vấn quản lý về các mặt thị trường, kỹ thuật, tài chính...Năm 2007, PVFC đã cung cấp dịch vụ tài chính cho công ty địa ốc Hoà Bình, công ty chứng khoán Sài Gòn SSI, thu xếp vốn cho toà nhà Dầu khí Nghệ An...Doanh thu từ hoạt động tư vấn thời gian qua còn khiêm tốn nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm rất khả quan, năm 2005 so với 2004 tăng 180%, năm 2006 so với 2005 tăng 441%. Dự kiến năm 2008 trọng tâm sẽ là: tư vấn tài chính dự án, tái cơ cấu doanh nghệp, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn và mô giới đầu tư...
3. Nhìn nhận kết quả và đánh giá điều kiện xây dựng tập đoàn tài chính
3.1. Thành tựu đạt được
Sau hơn 7 năm thành lập và hoạt động, mặc dù trải qua rất nhiều khó khăn nhưng PVFC đã thể hiện là một định chề tài chính khổng lồ trong tín dụng phi Ngân hàng:
a. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn PVFC đã thể hiện vai trò làm đầu mối huy động và thu hút vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp thành viên, cán bộ công nhân viên trong Petro VN, các đơn vị trong và ngoài ngành. Tổng công ty đã cố gắng thu hút các nguồn vốn dưới nhiều hình thức như:
vay các tổ chức tín dụng, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, triển khai thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu...nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng lớn của Petro VN.
b. Với nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thu hút được, thông qua nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư, PVFC đã cho vay ngắn, trung và dài hạn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp thành viên, đồng thời hỗ trợ đầu tư các dự án đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất giúp các doanh nghiệp thành viên nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như tạo lập vị thế ngành Dầu khí trên thị trường quốc tế.
c. Do có lợi thế là: sự hiểu biết về đặc thù kinh tế - kỹ thuật ngành, khả năng tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, PVFC đã thể hiện vai trò trung tâm là đầu mối tập hợp các cơ hội đầu tư, tìm kiếm giới thiệu và phối hợp các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia các dự án của Petro VN
d. PVFC còn cung cấp hình thức tín dụng cá nhân rất hiệu quả, cán bộ công nhân viên trong cũng như ngoài ngành có thể vay để mua sắm, tiêu dùng, mua nhà trả góp... Trong cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều vận động và biến đổi không ngừng, để có một cuộc sống tốt hơn các cá nhân cần có sự trợ giúp về mặt tài chính và PVFC đã dần trở thành thói quen mới khi mà trước đây các tổ chức và cá nhân chỉ biết đến vay và gửi ở các NHTM và các tổ chức tài chính khác.
e. Luật các tổ chức tín dụng ra đời, các văn bản pháp quy tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các công ty tài chính hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng với các tổ chức tín dụng khác. Petro VN tạo mọi điều kiện cho PVFC phát triển, Ngân hàng nhà nước cho phép PVFC mở rộng địa bàn hoạt động thông qua việc cho PVFC mở thêm chi nhánh, tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ Ngân hàng đa năng.
f. PVFC đã hoàn thiện và phát triển rất nhiều các nghiệp vụ trong đó mục tiêu năm 2008 mũi nhọn là đầu tư và tư vấn tài chính. Dự báo hoạt động dầu tư giai đoạn 2007- 2011, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động đầu tư trong tổng doanh thu tăng từ 34,47%/ năm, thu từ dịch vụ tài chính chiếm tỷ trọng 2% trong tổng doanh thu với tốc độ tăng trưởng bình quân là 66%/ năm. Hiện tại PVFC chưa xuất hiện các khoản vay xấu, các khoản nợ khó đòi và lợi nhuận của công ty tương đối cao, tăng liên tục qua các năm.
g. PVFC đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức tín dụng trong nước cũng như đối với các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, các Ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước...Đặc biệt sau khi cổ phần hoá thành công đầu năm 2008, PVFC đã chính thức công bố tập đoàn tài chính Morgan Stanley là cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên thông qua việc nắm giữ 10% cổ phần( tương đương 50 triệu cổ phần)
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động kinh doanh của PVFC còn tồn tại những hạn chế sau:
a. Nghiệp vụ huy động vốn: Các công ty tài chính như PVFC chưa phải đã là thiếu vốn nhưng sự ổn định của nguồn vốn là cái mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Vốn huy động chủ yếu của PVFC là nguồn vốn nhận uỷ thác và vay các tổ chức tín dụng, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đó các NHTM thu hút được nguồn vốn rất lớn từ những khách hàng này. Mặt khác PVFC cũng chưa có các biện pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp thành viên ở các tỉnh thành xa trụ sở công ty cũng như chưa có phương thức cạnh tranh hữu hiệu với các NHTM trong việc huy động tiền gửi có kỳ hạn của cán bộ công nhân viên trong nội bộ Petro VN.
b. Nghiệp vụ cho vay:
Do đặc thù của PFVC là tập trung cung cấp tín dụng trung và dài hạn vào các ngành nghề yêu cầu các khoản đầu tư có thời hạn nên khó khăn trong việc dự báo biến động của lãi suất, khi lãi suất trên thị trường biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của PVFC. Cũng từ thực trạng huy động vốn chưa cao nên việc cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của PVFC chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mức cung ứng vốn có xu hướng tăng chậm do bị giới hạn về hạn mức cho vay đối với một khách hàng, số vốn cho vay trung, dài hạn được đáp ứng chủ yếu là thông qua hình thức uỷ thác đầu tư. Một thực tế nữa là PetroViet Nam đã thành lập ngân hàng thương mại Cổ phần Dầu khí PVBank. Vì vậy, tuy được cho là “xương sống tài chính” của tập đoàn, PVFC đứng trước một khả năng buộc phải chia sẻ, trước hết là Petro VN và một lượng khách hàng là các thành viên trong tập đoàn.
c. Nghiệp vụ uỷ thác đầu tư
+ Quy trình nghiệp vụ chưa chặt chẽ
Phương thức tiếp nhận vốn uỷ thác tiềm ẩn nhiều rủi ro đã dẫn đến tình trạng vốn UTĐT không được tiếp nhận đúng tiến độ. Trong khi đó, PVFC vẫn phải ứng trước vốn sẵn có để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của dự án. Bởi vậy, nếu duy trì cách thức xác định số vốn nhận uỷ thác tối thiểu như hiện nay, PVFC sẽ tự hạn chế khả năng phát triển nghiệp vụ của mình.
+ Quyền lợi khách hàng chưa được đảm bảo tối ưu
Bất cứ khách hàng nào khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ UTĐT cũng mong muốn PVFC đầu tư vào những lĩnh vực mình quan tâm, đồng thời khả năng thu hồi vốn và sinh lời càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào PVFC cũng đáp ứng được nhu cầu này vì những dự án hấp dẫn đối với PVFC không hẳn đã hấp dẫn đối với khách hàng. Mặt khác đa số các dự án của PVFC là các dự án trung và dài hạn, khả năng thu hồi vốn và sinh lời nhanh là rất khó vì trong những năm đầu, dòng tiền ròng của dự án thường âm.
Tính thanh khoản của vốn UTĐT cón thấp, mặc dù trong hợp đồng UTĐT, Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí đã thiết kế nhiều điều khoản làm tăng tính thanh khoản như: cho phép khách hàng cầm cố, chuyển nhượng hợp đồng, nhưng chưa tính đến việc tạo ra căn cứ hợp pháp cho các hoạt động cầm cố chuyển nhượng này. Khả năng tiếp cận thông tin về dịch vụ UTĐT của khách hàng cũng rất hạn chế. Do đó khách hàng của PVFC chủ yếu vẫn là các cán bộ công nhân viên trong ngành Dầu khí.
+ Khả năng quay vòng vốn còn thấp, đặc biệt là nguồn UTĐT chỉ định lĩnh vực. Khi không có dự án, vốn UTĐT chỉ định lĩnh vực có thể bị ứ đọng mà không thể tái uỷ thác, nguồn thu từ đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn không đủ bù đắp chi phí vốn.
d. Nghiệp vụ đầu tư
Nghiệp vụ đầu tư tài chính còn nhỏ bé chưa thể hiện được chức năng và vai trò của công ty tài chính. Các danh mục đầu tư còn hạn chế, chưa mạnh dạn nghiên cứu đưa thêm các danh mục mới, với sự tăng trưởng ngày một cao của nhu cầu thị trường về các dịch vụ tài chính khác nhau, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu tư.
e. Hạn chế về quy mô và chất lượng các dịch vụ
Mặc dù PVFC đã mở rộng thêm một số nghiệp vụ mới nhưng hoạt động vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ mang tính truyền thống: huy động vốn, cho vay hay đầu tư, huy động vốn cũng chưa đạt hiệu quả cao nhất vì huy động được rất ít từ tầng lớp dân cư.
PVFC ra đời trong phạm vi nội bộ ngành, gắn liền với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động của PVFC vì vậy có nhiều hạn chế khi hướng tới chiến lược phát triển số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính. Tuy những dịch vụ mà PVFC đang thực hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhưng để đáp ứng nhu cầu bên ngoài
thị trường thì PVFC vẫn chưa thể cạnh tranh được so với các tổ chức tài chính khác.
3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
PVFC bị giới hạn về quy mô và ngành nghề đầu tư do những quy định về phân cấp đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Khả năng mở rộng đầu tư ra ngoài ngành vô cùng hạn chế do Tổng công ty chỉ được tham gia các dự án ngoài ngành có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn có thể bị bỏ qua.
Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh doanh còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ cũng là một cản trở lớn đối với hoạt động đầu tư của PVFC, và do đó gây khó khăn cho PVFC trong việc mở rộng các dịch vụ đầu tư như nhận Uỷ thác, tư vấn, mô giới. Mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong bản thân các luật mà còn xuất hiện thêm khi các luật, chính sách mới ra đời tồn tại với các văn bản cũ. Ví dụ, đã có một Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của các luật khác như: luật doanh nghiệp, luật đất đai hay chính bản thân PVFC vừa chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp và luật các tổ chức tín dụng...Riêng nghệp vụ UTĐT đã đi vào thực hiện nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Độ trễ của chính sách, pháp luật so với sự vận động của thực tiễn buộc PVFC cũng phải rất thận trọng khi triển khai một nghiệp vụ mới.
Nguyên nhân chủ quan
+ PVFC chưa thực sự cố gắng trong việc mở rộng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong phạm vi cho phép. Chưa có phương án khả thi để tăng vốn điều lệ nhằm khuyếch đại quy mô hoạt động nghiệp vụ của công ty mà chủ yếu là trông chờ vào Petro Việt Nam trong việc cấp vốn điều lệ. Hiện tại Petro VN đang nắm giữ khoảng 70% VĐL của PVFC. Sau khi cổ