Ký hiệu | Tên bảng | Trang | |
13 | Bảng 2.13 | Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực | 54 |
14 | Bảng 2.14 | Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường | 56 |
15 | Bảng 2.15 | Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường. | 58 |
16 | Bảng 2.16 | Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh tại trường của HS khối 9. | 59 |
17 | Bảng 2.17 | Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh tại trường của HS khối 9 | 60 |
18 | Bảng 3.1 | Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh. | 80 |
19 | Bảng 3.2 | Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý tốt tổ chuyên môn. | 82 |
20 | Bảng 3.3 | Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS | 82 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Và Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng
- Hình Thức, Phương Pháp Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Hiện Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh (Hs) Môn Tiếng Anh Tại Trường
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam đang từng bước đổi mới cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng cho công cuộc phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến nhịp độ phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia lạc hậu và đang phát triển. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho công cuộc phát triển đất nước là vô cùng cần thiết.
Trong "Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020" và Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền Giáo dục (GD) được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, trong đó không thể thiếu vai trò quan trọng của tiếng Anh. Bên cạnh đó chương trình giáo dục phổ thông mới – mà trước hết là chương trình tổng thể được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phải phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến.
Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”; “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT -XH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ quốc tế, là chìa khóa mở cánh cửa trí thức của nhân loại, người học tiếng Anh có thể lĩnh hội được được khoa học kỹ thuật tiên
tiến trên thế giới, làm nền tản trong việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong công việc, cũng như có cơ hội hợp tác với các nước tiên tiến trên thị trường quốc tế. Do đó việc dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hội nhập hiện nay là cần thiết. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì thế mà Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020 của Bộ GDĐT nêu rõ mục tiêu chung: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Thủ tướng Chính phủ, 2008).
Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã - đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập với các nước trên thế giới. Việc “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” (Theo “Quyết định số: 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020"). Đó cũng chính là mục tiêu chung của
việc giảng dạy tiếng Anh, mà nước ta đang thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển nhanh, cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước.
Đối với cấp học THCS, trong quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp trung học cơ sở của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã khẳng định: “Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Do vậy, việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng, cần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh. Việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nền tảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triển toàn diện của học sinh.”.
Cùng với công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước, tỉnh Vĩnh Long cũng đang ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo chương trình phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông. Việc đầu tư trang thiết bị cho việc đổi mới giảng dạy môn tiếng Anh luôn được chú trọng, cũng như thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy chuyên biệt cho môn tiếng Anh. Tuy nhiên, chất lượng môn tiếng Anh ở các trường THCS vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trường tại các huyện vùng xa như huyện Tam Bình. Hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở đây còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trình độ năng lực giáo viên ở một số trường trong huyện không đồng đều, một số GV còn chậm đổi mới trong phương pháp giảng dạy, còn dạy theo lối mòn, theo kinh nghiệm mà không có sự chọn lọc hay thay đổi. Đời sống kinh tế một số nơi còn khó khăn do đó việc quan tâm của CMHS đến việc học của con em họ gần như bỏ ngỏ. Ban Giám hiệu các trường đã được tập huấn, đào tạo, vì thế mà công tác quản lý hoạt động dạy học của
giáo viên tiếng Anh đã thu hái được nhiều thành tựu. Bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, cũng như chưa có nghiên cứu khoa học nào về quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở cấp THCS tại Vĩnh Long, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” làm đề đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐGD và HĐGD môn tiếng Anh ở THCS, đánh giá thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Tam Bình, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGD môn tiếng Anh cấp THCS ở các trường THCS huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh của HT ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, đã đạt được một số kết quả nhất định. Công tác quản lý được thực hiện qua việc quản lý nội dung, chương trình giảng dạy; quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học; quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học; quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên chưa có sự đồng bộ giữa các trường với nhau; ở từng nội dung quản lý, còn mang nặng hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Nếu khảo sát và đánh giá công tác quản lý ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp cần thiết và khả thi trong việc quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐGD môn tiếng Anh và quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở trường THCS.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở một số trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long do chủ thể quản lý là HT, phó hiệu trưởng chuyên môn (PHTCM) và tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh của trường THCS trên cơ sở thực hiện các nội dung quản lý: Quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy của GV; quản lý công tác thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh, quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh, quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS và quản lý các điều kiện hỗ trợ cho HĐGD môn Tiếng Anh.
Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
6.2. Về địa bàn khảo sát
Các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: THCS Phú Thịnh, THCS Cái Ngang, THCS Loan Mỹ, THCS Long Phú..
6.3. Về đối tượng khảo sát
Khảo sát: 16 CBQL (HT, PHT, TTCM), 23 GV dạy tiếng Anh và 299 HS lớp 9 của 04 trường THCS, tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
6.4. Về thời gian khảo sát
Khảo sát thực trạng năm học: 2017-2018
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào đề tài nghiên cứu, tôi nhận thấy HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS, là một thành tố trong hệ thống hoạt động dạy học. Cùng với các yếu tố liên quan khác, giúp đánh giá đúng thực trạng dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Việc vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự về thời gian, không gian, phần trình bày đề tài sẽ được theo một trình tự logic, dể hiểu.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Theo quan điểm thực tiễn, chúng ta tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, nhận rõ ưu điểm, cũng như những tồn tại, hạn chế của quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, từ đó đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tiễn, nhằm phát huy hiệu quả các đề xuất trên.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Luận văn sử dụng và phối hợp các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết từ lý luận, văn bản, tài liệu có liên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Mục đích: Mô tả và đánh giá thực trạng HĐGD môn tiếng Anh và quản lí HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và thông qua việc sử dụng bảng hỏi.
+ Nội dung: Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV, HS các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long về HĐGD môn tiếng Anh và quản lí hoạt động HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.
+ Đối tượng: Điều tra CBQL (BGH; TTCM); GV; HS
+ Công cụ: Xây dựng bộ công cụ là phiếu khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích của phương pháp: Thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình
giao tiếp, hỏi và trả lời về HĐGD môn Tiếng Anh và biện pháp quản lý HĐGD môn Tiếng Anh của 04 trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
+ Nội dung các cuộc phỏng vấn: Tìm hiểu đánh giá chung về thực trạng HĐGD môn Tiếng Anh, khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất.
+ Đối tượng: 6 CBQL (HT, PHTCM, TTCM), 8 GV dạy Tiếng Anh của 04 trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.
+ Nội dung và cách thức tiến hành: Trao đổi với CBQL, GV dạy Tiếng Anh, HS để khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD môn Tiếng Anh trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.. Đồng thời trao đổi với CBQL, GV dạy Tiếng Anh, tìm hiểu đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp, ý kiến đề xuất một số biện pháp cụ thể.
+ Công cụ: biên bản phỏng vấn CBQL, GV và HS của các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
7.2.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Đây là phương pháp dùng phần mềm thống kê SPSS để xử lý các dữ liệu thu thập trong quá trình khảo sát thực trạng và tính khả thi của các biện pháp đề xuất tại các trường THCS huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được phân bố trong ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh và quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục