Quản Lý Năng Lực Dạy Học Môn Tiếng Anh Cho Giáo Viên Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs&thpt

- BD tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc.

- Học tập từ xa.

- Phân công kèm cặp

- Bồi dưỡng trực tuyến.

1.3.4.2. Phương pháp

Phương pháp BD năng lực dạy học cho GV dạy môn tiếng Anh phải được lựa chọn theo quan điểm lấy GV làm trung tâm. Các PP bồi dưỡng phải phù hợp với PP học tập người lớn, chú ý khai thác kinh nghiệm cho GV. Các phương pháp BD là:

- Thực hành cá nhân hoặc theo nhóm.

- Trải nghiệm thực tế/ thực hành/ thực tập.

- Thuyết trình- giảng giải- minh họa.

- Thảo luận, hỏi đáp, xê-mi-na.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu tài liệu....

Mặt khác phương pháp bồi dưỡng NLDH cho GV môn tiếng Anh phải căn cứ vào từng NL muốn phát triển ở GV để lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động BD phù hợp. Chẳng hạn để bồi dưỡng NL xây dựng kế hoạch DH, chuẩn bị và sử dụng phương tiện thiết bị DH có thể sử dụng phương pháp thực hành theo cá nhân hoặc nhóm; Để bồi dưỡng NL kiểm tra đánh giá có thể sử dụng phương pháp giải quyết tình huống, thực hành, đóng vai...

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 5

1.4. Quản lý năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT

1.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT

Lập kế hoạch là việc đề ra những mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra nhằm đưa tổ chức đi đúng hướng đi mà nhà quản lý đã định ra. Nói cách khác, lập kế hoạch là việc xác định những mục tiêu và chương trình hành động để đạt được mục tiêu trong những điều kiện cụ thể. Lập kế hoạch là cơ sở, là tiền đề cho các khâu còn lại trong quy trình quản lý. Lập kế hoạch có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển, nhằm tối ưu hóa trong việc sử dụng các nguồn lực và

thiết lập các tiêu chuẩn cho việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, cụ thể như sau:

- Giúp các nhà quản lý tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống.

- Giúp phối hợp mọi nỗ lực của tổ chức hiệu quả hơn.

- Tập trung vào mục tiêu và chính sách của DN.

- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức trong quan hệ hợp tác và phối hợp với các quản trị viên khác trong tổ chức.

- Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài.

- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra nhằm làm cho các hoạt động đó đúng mục tiêu.

Trong việc quản lý hoạt động BDGV, lập kế hoạch BD là việc đầu tiên và quan trọng mà người quản lý phải thực hiện nhằm để tính toán, xác định phương hướng hoạt động và phát triển đội ngũ GV trong một thời gian nhất định, đề ra các kết quả cần đạt được trong tương lai, trong một năm học hoặc một giai đoạn để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Muốn lập kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện, các nhà quản lý giáo dục cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

+ Kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiếng anh các trường PTDTNT THCS&THPT phải bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đặc biệt theo quy định chuẩn giáo viên.

+ Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn tiếng anh trường PTDTNT THCS&THPT.

+ Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của các nhà trường, TCM và mỗi giáo viên dạy môn tiếng Anh.

+ Xác định được mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh ở các trường PTDTNT THCS&THPT.

+ Xác định được nội dung, tài liệu bồi dưỡng NLDH môn tiếng Anh cho giáo viên các trường PTDTNT THCS&THPT.

+ Dự kiến phương án chuẩn bị CSVC, thiết bị.

+ Phương án huy động tài chính tổ chức bồi dưỡng và hỗ trợ GV bồi dưỡng.

+ Lựa chọn CBQL và giáo viên cốt cán làm báo cáo viên.

+ Lựa chọn thời gian, thời lượng bồi dưỡng phù hợp.

+ Dự kiến các biện pháp và hình thức thực hiện.

+ Tổng hợp ý kiến đề xuất, ban hành dự thảo kế hoạch để các nhà trường và GV dạy môn tiếng Anh được tham gia ý kiến trước khi ban hành chính thức.

+ Ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch (nếu thấy cần thiết).

1.4.2. Tổ chức thực bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT

Tổ chức thực hiện là một khâu trong quy trình quản lý, là quá trình tạo lập các thành phần, cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Tổ chức bao gồm các công việc liên quan đến việc xác định và phân chia công việc phải làm, những người hoặc nhóm người nào sẽ làm việc gì, ai chịu trách nhiệm về những kết quả nào, các công việc sẽ được phối hợp với nhau như thế nào, ai sẽ báo cáo cho ai và những quyết định được làm ra ở cấp nào hay bộ phận nào. Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức thực bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT qua các bước sau:

- Lập danh sách các công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng anh ở trường PTDTNT THCS&THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể để các TCM hay các nhóm giáo viên trong và ngoài nhà trường thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic.

- Sử dụng hợp lý các phương pháp quản lý trong quá trình triển khai kế hoạch.

- Thiết lập một cơ chế phối hợp giữa các nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên dạy môn tiếng Anh phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách dễ dàng.

- Kịp thời đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giáo viên dạy môn tiếng anh và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu theo đúng tiến độ đã định.

Như vậy, để thực hiện được chức năng tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh ở các trường PTDTNT THCS&THPT, hiệu trưởng cần xây dựng một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý trong nhà trường về bồi dưỡng NLDH cho giáo viên môn tiếng Anh. Đó là sự phân quyền, trách nhiệm cho các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn; quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; sự phân bố nguồn lực và quy định thời gian nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên môn tiếng Anh ở các trường PTDTNT THCS&THPT, hiệu trưởng phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các tổ chức bên trong nhà trường cũng như mối quan hệ giữa các nhà trường, mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội để góp phần bồi dưỡng nâng cao NLDH cho giáo viên môn tiếng Anh đạt hiệu quả tốt nhất.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là quá trình tác động đến các cá nhân trong tổ chức bằng những cách thức, biện pháp khích lệ, động viên các cá nhân đó thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức. Vai trò chính của công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch là nhằm khơi dậy những nổ lực của các cá nhân để họ thực hiện công việc tốt hơn.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDGV các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT là thể hiện tính tích cực, năng động của các cấp quản lý ngành giáo dục nói chung, đặc biệt là của hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT nhằm chỉ huy, lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động quản lý của mình. Chỉ đạo để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra nhằm mang lại hiệu quả một cách tốt nhất trong sự nghiệp GD.

Hằng năm, Sở và các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS& THPT đều phối hợp với các trường ĐHSP và các đơn vị khác tổ chức đào tạo, BD cho GV, nội dung BD thường tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV như BD chuyên đề chuyên môn, phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung chương trình, sách giáo khoa, tư vấn học đường, công tác chủ nhiệm… Đồng thời, hiện nay các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT đã tạo điều kiện cho GV hoàn thành các khóa BD; nhiều GV phát huy trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, từng bước trưởng thành trong công tác, là những nhân tố tích cực, nòng cốt trong đội ngũ GV của đơn vị, của ngành, tích cực tham gia các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng GD tại mỗi trường.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDGV các trường PTDTNT THCS&THPT muốn đạt được hiệu quả cao hiệu trưởng phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn (hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách các tổ chức) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Đề ra yêu cầu và truyền đạt thông tin đến cấp dưới một cách rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời.

- Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch.

- Tăng cường công tác giám sát, tư vấn, uốn nắn việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh được triển khai đúng hướng và có chất lượng.

- Thúc đẩy các hoạt động phát triển chung trong nhà trường, tổ chuyên môn tiếng anh.

Để thực hiện tốt những nội dung trên, người Hiệu trưởng phải là người có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và kĩ năng ra quyết định, kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản lý nói chung, là quá trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều

đã được vạch ra trong khâu lập kế hoạch dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu kết quả đạt được với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT cũng là nội dung cơ bản quan trọng trong hoạt động BD. Hoạt động kiểm tra không những giúp cho các nhà QLGD các cấp có những căn cứ khoa học để thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình mà còn giúp cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT có cơ sở để nhìn nhận lại bản thân đã thực hiện được những nhiệm vụ gì, thực hiện đến mức độ nào và còn phải làm những gì nữa để đáp ứng yêu cầu công tác trong công việc hàng ngày của mình và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV của hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT cần thực hiện các công việc sau đây:

- Thiết lập được tiêu chí đánh giá rõ ràng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy môn tiếng Anh cơ sở giáo dục phổ thông.

- Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng xác định được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra.

- Thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra để thu thập đầy đủ thông tin, minh chứng cụ thể, xác thực về bồi dưỡng giáo viên dạy môn tiếng Anh và đánh giá chính xác về bồi dưỡng giáo viên.

- Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung bồi dưỡng theo hướng tích cực cho chuyên môn và giáo viên dạy môn tiếng Anh tại trường.

Như vậy, kiểm tra và đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng về bồi dưỡng NLDH và quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh, qua đó khuyến khích những nhân tố tích cực, đồng thời phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các tổ chức và cá nhân đạt được các

mục tiêu nâng cao NLDH đã đề ra. Trong quá trình thực hiện vai trò kiểm tra, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần phải xác định được kiểm tra, đo đường việc thực thi nhiệm vụ; so sánh, đối chiếu với mục tiêu đã đề ra và đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết. Cần thường xuyên đánh giá, sơ kết để rút ra những kinh nghiệm hoặc kịp thời thay đổi, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch mà không phải đợi đến cuối học kỳ hay cuối năm học.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng: Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BDGV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT phân hóa theo nhu cầu của mỗi GV, phải bám sát chuẩn năng lực nghề nghiệp GV và chương trình GDPT mới là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung BD. Nội dung chương trình BD càng đáp ứng sát với nhu cầu của GV thì càng được GV tham gia một cách tự nguyện. Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của CBQL và GV góp phần rất lớn trong việc phát triển đội ngũ GV, Phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong giảng dạy, GD và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, đồng thời góp phần quan trọng trong hoạt động BD đội ngũ GV.

- Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng các trường: Những năm gần đây, nhận thức được vai trò của cán bộ QLGD, ngành giáo dục đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nhà trường nói chung và với hoạt động BDGV

dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT nói riêng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL giáo dục nhà trường là những người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động BDGV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT.

- Điều kiện phục vụ hoạt động BDGV: Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động BD là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng GV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT hiện nay. Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại thì mới có thể đảm bảo tốt cho bản thân người học thoải mái học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến kết quả đào tạo, BD đạt được mục tiêu đã đề ra khi xây dựng kế hoạch BD.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… về đổi mới GDPT: Những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, chính sách quản lý của ngành GD&ĐT có liên quan đến hoạt động BDGV, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục đã ảnh hưởng đến tình hình quản lý hoạt động BDGV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu kịp thời, các chính sách đãi ngộ đối với GV chưa tương xứng, vì vậy chưa tạo được động lực để GV an tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp GD&ĐT... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý hoạt động BDGV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT. Như vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… nếu được xây dựng và triển khai thường xuyên, kịp thời và rõ ràng sẽ tạo mang lại hiệu quả cao cho việc quản lý giáo dục nói chung và hoạt động BDGV THPT nói riêng, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của nền giáo dục và công tác quản lý hoạt động BDGV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT cũng không mang lại hiệu quả thiết thực.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương: Các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thường ở vùng sâu, vùng khó khăn trong công tác BDGV về nhiều phương diện. Nói tóm lại, nếu địa phương nào có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì sẽ có điều kiện tốt hơn để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDGV dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT và ngược lại.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí