Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Và Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG‌

ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Lịch sử nghiên cứu các vấn đề‌

Vấn đề về hoạt động giảng dạy và hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cả ở ngoài nước và ở trong nước. Chúng tôi tìm hiểu và tiếp cận một số công trình nghiên cứu về HĐGD và HĐGD môn Tiếng Anh ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài theo các hướng cụ thể sau

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước

Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng trên thế giới đã nghiên cứu về HĐGD nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều tác giả nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về lí luận giảng dạy, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới thời kỳ cận - hiện đại đặc biệt coi trọng giáo dục tri thức gắn liền với giáo dục nhân cách, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục xã hội.

Tài liệu nghiên cứu lịch sử giáo dục thế giới, quan điểm của các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới như: J.A.Komensky cho rằng một nền giáo dục đúng đắn phải được tổ chức và hoạt động sao cho thích ứng với thiên nhiên, ông cũng đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản để đảm bảo hoạt động giảng dạy trong nhà trường như giảng dạy trực quan, giảng dạy tích cực, bám sát đối tượng HS, sử dụng đồ dùng giảng dạy. Theo John Dewey, nhà giáo dục nổi tiếng của nước Mỹ, ông chủ trương phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của trẻ em. Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, phải để trẻ em độc lập tìm tòi, thầy giáo vừa là người thiết kế vừa là người cố vấn. Theo John Dewey, chương trình giáo dục phải bắt đầu bằng và được xây dựng theo những lợi ích của trẻ; phải tạo ra và củng cố sự tương tác giữa tư duy và hoạt động thực tiễn trong lớp học của trẻ; thầy giáo phải là người hướng dẫn, là người cộng tác với HS thay vì làm người đốc công thường xuyên đưa đến cho HS một đống bài học và bài học thuộc lòng có sẵn; mục tiêu của trường học là sự trưởng thành của trẻ em trên mọi phương diện (Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Tâm, 1998).

Nhìn chung, việc nghiên cứu về HĐGD nói chung, HĐGD môn tiếng Anh nói riêng và quản lý giáo dục ở các nước đã có những thành quả to lớn, góp phần cải


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

cách giáo dục.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 3

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp : Tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới về dạy học các môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh; Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá định kỳ kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh; nhân rộng các mô hình, phương pháp dạy học tiên tiến, phù hợp với điều kiện phát triển giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; Nâng cao chất lượng thực hiện đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020; Tăng cường mời các giáo viên người nước ngoài đến dạy và giao lưu với giáo viên và học sinh trong tỉnh (Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2016).

Hướng dẫn số 1206/HD-SGDĐT về việc triển khai dạy học tiếng Anh cấp THPT và THCS theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 năm học 2017–2018 nêu rõ các trường triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh theo Đế án “ Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008-2020” có cơ sở vật chất tối thiểu theo qui định, có đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng và đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 4 (B2) và phương pháp dạy học tiếng Anh (Sở GDĐT Vĩnh Long, 2017).

Có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu, biên soạn các tài liệu về PPDH và đổi mới PPDH và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong giai đoạn hội nhập quốc tế của nước ta.

Qua nghiên cứu tư liệu ở thư viện trường Đại Học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như tham khảo một số đề tài nghiên cứu gắn với đề tài chúng tôi làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục như:

- Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục “Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động


giảng dạy Tiếng Anh ở các Trường THPT tại Bình Dương” (Bùi Thị Triệu Phúc, 2013).

- Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Thực trạng quản lí việc giảng dạy Tiếng Anh ở một số trường THCS CL tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp” (Vương văn Cho, 2008).

- Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong bối cảnh đổi mới ở bậc THCS , huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình” (Lê Thị Tuyết, 2015).

Từ yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nói riêng, nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu về vấn đề đổi mới nội dung giảng dạy theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động giảng dạy với những tài liệu, giáo trình chuyên khảo về khoa học quản lí giáo dục như tác phẩm:

+ Khoa học quản lí nhà trường phổ thông (Trần Kiểm, 2002).

+ Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục (Trần Kiểm, 2008).

Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” với bảy nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có: “Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN” theo tiến trình từng giai đoạn, đề án nâng dần chất lượng dạy và học ngoại ngữ của giáo viên và học sinh (Thủ tướng Chính phủ, 2008).

Quyết định 01/QĐ-BGDĐT (03/01/2012) ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp THCS và chỉ đạo đường hướng chủ đạo trong dạy tiếng Anh ở trường THCS là phát triển ở HS năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong những tình huống cuộc sống hàng ngày, tập trung vào phương pháp lấy việc học làm trung tâm. HS là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập và vai trò của GV là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS, HS phải


tương tác với GV, bạn học cùng lớp, sách giáo khoa, và các nguồn học liệu khác; GV cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động trên lớp như: luyện tập cá nhân, luyện tập theo cặp, luyện tập theo nhóm và luyện tập cả lớp, thiết kế các nhiệm vụ học tập có tính linh hoạt, có khả năng cá thể hóa, giúp HS có thể liên hệ đến cuộc sống và môi trường xã hội của bản thân, sử dụng được những hiểu biết và kiến thức nền của mình trong luyện tập ngôn ngữ, nhằm tăng cường ý thức tự chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, đồng thời rèn luyện cho HS tinh thần và khả năng làm việc theo nhóm, bước đầu hình thành và rèn luyện một số kỹ năng và chiến lược học ngoại ngữ cơ bản cho HS, áp dụng các phương tiện dạy học đa dạng, áp dụng CNTT trong việc thiết kế các hoạt động học tập (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012).

Như vậy việc quản lý HĐGD môn tiếng Anh trong các trường phổ thông là quan trọng và cần thiết. Việc giảng dạy tiếng Anh và QLHĐGD môn tiếng Anh không đồng đều giữa các vùng, miền khác nhau. Đã có một số nghiên cứu về QLHĐGD môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số địa phương trong nước. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu sâu về QLHĐGD môn tiếng Anh ở trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy, trong giới hạn cho phép của đề tài, tác giả nghiên cứu “Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu‌

1.2.1. Hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh

1.2.1.1. Hoạt động giảng dạy

Theo Lâm Quang Thiệp: “Hoạt động dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi tình cảm và thái độ” (Lâm Quang Thiệp, 2008).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền: “Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016).


Trong nhà trường thì HĐGD là một trong những hoạt động chung của quá trình sư phạm tổng thể. HĐGD là hoạt động mà GV là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. GV là chủ thể của quá trình dạy học, hướng dẫn giúp đỡ người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực.

- Dạy học là quá trình truyền thông tin, nhận, xử lí và vận dụng thông tin.

- Dạy học là sự tác động qua lại có chủ đích, được thay đổi một cách có trình tự giữa người dạy và người học, mà trong quá trình ấy các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển chung cho người học được giải quyết.

- Dạy học là toàn bộ hoạt động của người dạy và người học được người dạy hướng dẫn nhằm làm cho người học tự giác nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trong quá trình đó, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình thành cơ sở của thế giới quan.

- Dạy học là tập hợp những hành động liên tiếp và thâm nhập vào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đưa trò tới mục đích dạy học.”

Tóm lại, hoạt động giảng dạy là quá trình tập hợp hệ thống các hoạt động dạy và các hoạt động của người dạy hướng dẫn, điều khiển, tổ chức cho người học tích cực tự giác chiếm lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, từ đó phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình thành cơ sở của thế giới quan nhằm đạt được mục tiêu của dạy học. Chủ thể của HĐGD là GV, đối tượng của HĐGD là hoạt động của học sinh và các mối tương quan giữa chúng.

1.2.1.2. Hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh

Tác giả Trần Thị Hương và các cộng sự cho rằng: Hoạt động GD (theo nghĩa hẹp) là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người được GD tự giác, tích cực, chủ động tự GD nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua, 2015).

Trên cơ sở khái niệm của hoạt động giáo dục, ta có thể khái niệm: Hoạt


động giảng dạy môn tiếng Anh là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của lực lượng giáo dục, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tham gia học Tiếng Anh nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hình thành kiến thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh và có thái độ tích cực sử dụng tiếng Anh trong học tập và giao tiếp”.

1.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh

1.2.2.1. Quản lý

Có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về quản lý:

- Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989, tr. 18).

- Trần Kiểm đưa ra định nghĩa: “ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức” (Trần Kiểm, 2011, tr.13).

Từ định nghĩa nêu trên ta thấy:

- Quản lý là nhằm đạt được mục tiêu đã định theo ý chí của nhà quản lý;

- Quản lý là quá trình tác động có mục đích, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý đến khách thể, đối tượng quản lý;

- Quản lý là làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả thông qua các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu bản thân của mỗi người cũng càng ngày càng phát triển, đòi hỏi cao hơn. Con người không tự thỏa mãn các nhu cầu của bản thân, vì thế họ phải tập hợp một số người khác để giúp họ thực hiện các hoạt động theo những yêu cầu đề ra, đạt được mục đích mà họ đã hoạch định. Để phát triển và duy trì các nhu cầu của bản thân, của một nhóm người, của một tổ chức trong xã hội, thì cần phải gắn kết họ với nhau. Việc duy trì, gắn kết các nhân, tổ chức cần phải có một hệ thống phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, đạt kết quả mong muốn. Trong hệ thống này phải có sự phân công, phối hợp, chỉ huy nhằm gắn kết các nhiệm vụ, các hoạt động của từng người trong hệ thống. Vậy hoạt động gắn kết để đạt mục tiêu đề ra được gọi là quản lý.


Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiểu: Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể và đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra và làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.

1.2.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh

Trần Kiểm đưa ra định nghĩa: “Quản lý giáo dục được hiểu là những hệ thống tác động tự giác (có ý thức, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” (Trần Kiểm, 2011, tr.12).

Quản lý hoạt động hoạt động dạy học tiếng Anh là tổng thể các công việc của CBQL, GV, lực lượng GD và HS, bao gồm quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy, quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh, quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV trong GD, và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh.

Chủ thể quản lý của hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh là CBQL nhà trường, tổ chuyên môn, đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Đối tượng quản lý là hoạt động giảng dạy tiếng Anh ở các trường THCS. Vì thế, hoạt động giảng dạy tiếng Anh của GV đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết.

Quản lý hoạt động giảng dạy nói chung cũng như giảng dạy môn Tiếng Anh là một trong những nội dung cốt lõi trong hệ thống quản lý của nhà trường. Nói đến quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh là nói đến việc thực hiện đồng bộ hoạt động chuẩn bị giảng dạy, quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh, quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV trong GD, và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém để thực hiện giảng dạy tiếng Anh trong điều kiện thực tế của nhà trường.

Trên cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh, chúng tôi


có thể nêu khái niệm như sau: Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý dựa trên cơ sở quá trình dạy học Tiếng Anh, từ những hoạt động chuẩn bị giảng dạy, quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh, quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV trong GD, và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm đạt mục tiêu của hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh.

1.3. Hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở‌

1.3.1. Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở

Theo tài liệu tập huấn về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh THCS của Bộ GDĐT, mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp học sinh sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được biểu hiện bằng khả năng sử dụng sáng tạo những qui tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống. Như vậy mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ không phải là biết hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà biết sử dụng hệ thống đó để đạt được mục đích giao tiếp (Bộ GDĐT, 2002).

Dạy và học tiếng Anh ở THCS nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh một cách chủ động và tự tin, tạo tiền đề cho việc sử dụng tiếng Anh như một công cụ trong học tập và trong đời sống xã hội, góp phần hình thành thói quen học tập suốt đời, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân có trách nhiệm trong thời kì hội nhập quốc tế.

Sau khi học xong Chương trình tiếng Anh THCS, học sinh có thể đạt được năng lực giao tiếp tiếng Anh tương đương Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ.

- Có khả năng hiểu các câu nói và các cách diễn đạt được sử dụng thường xuyên liên quan đến những lĩnh vực gần gũi nhất trong đời sống thường nhật (ví dụ như các thông tin rất cơ bản về cá nhân, gia đình, mua bán, cộng đồng địa phương và công việc).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2023