X.quang: Có Hình Ảnh Tiêu Xương Ổ Răng, Tiêu Ngang

II. VIÊM QUANH RĂNG

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Viêm quanh răng là viêm tổ chức liên kết quanh

răng (viêm lợi) và tiêu xương ổ răng ở nhiều răng.

1.2. Nguyên nhân:

- Vi khuẩn ở mảng bám răng, cao răng đóng vai trò chủ yếu, đồng thời kết hợp với yếu tố miễn dịch gây phản ứng của người bệnh.

- Các yếu tố thuận lợi:

+ Toàn thân: đái đường, xơ gan, bệnh nội tiết, di truyền.

+ Các hình thái tư thế không bình thường của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

răng, các sai sót trong điều trị và chỉnh hình răng.

2. Triệu chứng

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 24

2.2. Viêm quanh răng:

- Có chảy máu hoặc dịch lợi khi khám

- Hơi thở, lời nói của bệnh nhân có mùi hôi

- Túi lợi bệnh lý > 3mm

- Mất bám dính quang răng > 2mm. Có thể mất bám dính ở một mặt hoặc tất cả các mặt răng.

- Răng lung lay hàng loạt, ăn nhai khó và đau.

- Có thể có mủ vùng túi lợi răng

- Chụp X.quang có các hình ảnh:

- Tiêu mào xương ổ răng, có thể tiêu ngang hoặc tiêu dọc

- Khe dây chằng vùng quanh răng giãn rộng

- Mất liên tục của lá cứng

- Có thể có một số dấu hiệu bệnh lý khác như tiêu

cuống răng, nang chân răng, các vết gãy

2.2. X.quang: Có hình ảnh tiêu xương ổ răng, tiêu ngang

hoặc tiêu dọc

3. Điều trị:

Điều trị khởi đầu

- Lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt thân chân răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

- Chữa các răng sâu và có biến chứng sâu

- Nhổ các răng có chỉ định

- Chỉnh sửa các sai sót trong phục hình và điều trị

- Cố định tạm thời các răng lung lay

- Mài chỉnh khớp cắn

- Sau khi thực hiện các bước điều trị khởi đầu, cần đánh giá lại kết quả sau 1 3 tháng.

Điều trị hỗ trợ

- Phẫu thuật nha chu: được thực hiện sau khi đã điều trị khởi đầu, không còn viêm cấp tính tại chỗ. Mục đích: Loại bỏ tổ chức bệnh lý ở vùng quanh răng, phục hồi lại toàn bộ hay 1 phần tổ chức quanh răng đã mất. Các phương pháp như phẫu thuật nạo túi lợi, phẫu thuật cắt lợi, tạo hình lợi, phẫu thuật ghép xương, phẫu thuật tái tạo mô có hướng dẫn sinh học….

- Phẫu thuật nội nha: Bao gồm phẫu thuật cắt cuống, phẫu thuật nạo nang… Mục đích là lấy bỏ các ống tủy phụ và cuống răng phụ ở vùng quanh cuống răng là nguyên nhân làm thất bại của điều trị nội nha.

- Tái tạo và phục hồi: Mục đích: Phục hồi chức năng ăn nhai, phục hồi khớp cắn sinh lý, phục hồi thẩm mỹ. Gồm các phương pháp như: Nắn chỉnh răng, phục hình cố định và phục hình tháo lắp.

Điều trị duy trì

- Khám răng miệng định kì

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

- Kiểm soát các bệnh toàn thân liên quan đến nha

chu.

Bài 24

DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG

1. Đại cương

- Bệnh răng miệng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ngày nay bệnh phát triển nhiều, do vậy việc điều trị trở thành một vấn đề xã hội.

- Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe do đau nhất là khi ăn uống. Do đó, nhiều nước coi trọng công tác phòng bệnh răng miệng.

- Sâu răng gây nhiều biến chứng như viêm tủy, viêm quanh cuống dẫn đến mất răng.

2. Phòng bệnh toàn thân

2.1. Vấn đề ăn uống

2.1.1. Người mẹ khi có thai

Cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu ăn uống thiếu nhất là canxi, photpho, vitamin sẽ ảnh hưởng xấu đến răng của con sau này.

2.1.2. Thời kỳ cho con bú

Việc ăn uống cũng như dùng thuộc của người mẹ đều ảnh hưởng đến con. Nên cho trẻ bú đủ thời gian, không cai sữa sớm, nếu không ảnh hưởng đến trẻ gây

bệnh còi xương suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.

2.1.3. Chế độ ăn của trẻ em và người lớn:

Không nên ăn những thức ăn nóng, quá lạnh, chế độ ăn cần đảm bảo đủ canxi, photpho, vitamin

2.2. Vấn đề chế biến thức ăn

Khi chế biến thức ăn cần giữ lại tối đa các yếu tố vi lượng B1, K, E, fluor (có tác dụng phòng bệnh sâu răng) có trong thịt, cá, rau, chè, uống.

3. Phòng bệnh tại chỗ

3.1. Đối với trẻ sơ sinh

Hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ dùng gạc tẩm nước sôi để nguội lau sạch miệng cho trẻ. Sau 6 tháng tuổi cần tăng cường giữ vệ sinh cho trẻ.

3.2. Đối với trẻ em:

- Khám định kỳ dùng các loại thuốc để dự phòng,

hàn các rãnh, điều trị các răng mới sâu

- Đến tuổi thay răng thì mới nhổ răng, không nên nhổ sớm vì sẽ làm răng vĩnh viễn mọc lộn xộn do thiếu chỗ.

- Hàng ngày hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, chải

răng buổi tối và sáng ngủ dậy.

- Không nên ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ

3.3. Đối với người lớn:

3.3.1. Vệ sinh răng miệng

- Chải răng 3 cách: ngang, tròn, dọc lên xuống theo kẽ răng (dọc được coi là sạch nhất)

- Chải đều 3 mặt của răng trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy

- Dùng thuốc chải răng có natri fluor để răng cứng chắc.

3.3.2. Chấm thuốc tại chỗ:

Dùng cồn cánh kiến 5% và natri flour 75% vào chỗ nghi sâu răng.

3.3.3. Chú ý:

- Không vô cớ bịt răng vàng

- Không dùng răng cắn thay kìm

- Không cưa răng, mài răng

- Không dùng chất nhám để đánh răng cho trắng

- Khi có bệnh về răng miệng thì nên đi khám chữa

sớm

Bài 25

VIÊM TỦY RĂNG

1. Đặc điểm về giải phẫu sinh lý tủy răng

Tủy răng là một mô mềm gồm mạch máu, thần kinh, bạch mạch và tổ chức đệm nằm trong một hốc giữa ngà răng gọi là hốc tủy răng, các tổ chức tủy răng thông thương với cơ thể qua một lỗ rất nhỏ ở cuống răng.

Hốc tủy có hai phần: hốc thân răng (buồng tủy) và hốc chân răng (ống tủy)

1.1. Buồng tủy:

- Buồng tủy ở răng số 1 và số 2 có hình như hình đuôi én, ở các răng nanh giống như hình ngọn lửa.

- Buồng tủy ở các răng hàm có dạng hình hộp, gồm 4 thành (vách) và 2 mặt:

- Mặt trên (trần buồng tủy): trần buồng tủy không phẳng là có nhiều nhánh nhú nhô cao lên tương ứng với các múi răng, gọi là sừng tủy.

- Mặt dưới (sàn tủy): có hình vòm, có các đầu lỗ ống tủy.


1.2. Ống tủy.

- Một chân răng có thể có 1 hay nhiều ống tủy. Ống tủy hình tròn hoặc bầu dục hay dẹt, ống tủy hẹp dần, khi cách lỗ cuống răng khoảng 1mm thì thắt lại.

- Buồng và ống tủy khi răng mới mọc thì to, càng trưởng thành thì càng thu hẹp lại do các lớp ngà thứ phát sinh ra dần dần.

- Mô tủy là một mô liên kết mềm giống như mô liên kết non. Cấu trúc tủy răng gồm 2 vùng: vùng giữa tủy răng và vùng cạnh tủy.

- Tuỷ răng có nhiều mạch máu và thần kinh. Các mạch máu đi qua lỗ cuống răng và hình thành một mạng lưới dày đặc trong tủy răng. Thần kinh và nhánh tận của dây thần kinh V.

- Hệ bạch mạch có tác giả nói có, có tác giả nói không có hệ bạch mạch trong tủy răng.

- Tủy răng có 4 nhiệm vụ chính:

- Hình thành ngà răng thứ phát

- Nuôi dưỡng ngà răng

- Dần truyền cảm giác

- Bảo vệ tủy răng


2. Nguyên nhân

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí