Chỉ Đạo Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Tiếng Anh Cho Giáo Viên Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs&thpt Tỉnh Lào Cai

Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT tỉnh Lào Cai đạt mức trung bình (4/5 nội dung). Nôi dung số 1 có ĐTB đạt 3,42 nằm mức khá (3.41 < 𝑿 < 4.20). Sở dĩ những nội dung này được đánh giá ở mức độ

cao là bởi vì khi tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: Hiện nay trong nhà trường Hiệu trưởng đã tổ chức thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên lập được danh sách các công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Các nội dung còn lại 2, 3, 4, 5 tổ chức đạt

mức trung bình (2,61 < 𝑿 < 3,40).

Như vậy, công tác tổ chức đã thực hiện tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai ở mức trung bình, vẫn còn nội dung đánh giá với ý kiến không bao giờ. Thời gian tới Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT tỉnh Lào Cai sâu sát hơn nữa.

2.5.3. Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai chúng tôi khảo sát CBQL, TTCM bằng câu hỏi số 4 (phụ lục 1) và khảo sát GV dạy tiếng Anh bằng câu hỏi số 8 (phụ lục 2), kết quả thu được như sau:


53


Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai‌


STT

Nội dung

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

∑ X

𝑿

Thứ

tự

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn (hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách các tổ chức) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ

đã được nêu trong kế hoạch


3


5,00


11


18,33


16


26,67


26


43,33


4


6,67


197


3,28


3

2

Đề ra yêu cầu và truyền đạt thông tin đến cấp

dưới một cách rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời

6

10,00

8

13,33

16

26,67

18

30,00

12

20,00

202

3,37

1


3

Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn

và giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch


7


11,67


9


15,00


13


21,67


20


33,33


11


18,33


199


3,32


2


4

Tăng cường công tác giám sát, tư vấn, uốn nắn việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng anh

được triển khai đúng hướng và có chất lượng


5


8,33


11


18,33


16


26,67


21


35,00


7


11,67


194


3,23


4

5

Thúc đẩy các hoạt động phát triển chung trong

nhà trường, tổ chuyên môn tiếng anh

6

10,00

12

20,00

19

31,67

15

25,00

8

13,33

187

3,12

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 9


54

Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc chỉ đạo của Hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai với các thành phần nội dung được đánh giá ở mức trung bình (2,61 < 𝑿 < 3,40). Tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này, chúng tôi

đã trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn với một số TTCM, GV và CBQL ở các trường và được biết: Sở dĩ có kết quả đánh giá trung bình vậy là do Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng chương trình chung chung, chưa chỉ đạo sát sao phân công nhiệm vụ cho từng CBQL được ủy quyền, GV cốt cán, TTCM; các điều kiện về phòng học, phòng thực hành, phòng máy còn chưa đảm bảo nên mức độ đạt mức thấp. Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV, Hiệu trưởng các trường mới bước đầu phát huy được vai trò chỉ đạo của mình trong hoạt động. Tuy nhiên, vai trò chỉ đạo chưa được thể hiện một cách toàn diện, vẫn còn những hạn chế cả về mức độ và hiệu quả thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức, triển khai, điều hành hoạt động bồi dưỡng NLDH trong việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, huy động và kết hợp các nguồn lực, duy trì các nguồn lực, đôn đốc, kiểm tra đối với hoạt động BD.

Như vậy, công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai đã được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên, hoạt động này chưa tốt ở một số khâu, công tác chỉ đạo có lúc chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các bộ phận đôi khi chưa linh hoạt.

2.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai chúng tôi khảo sát CBQL, TTCM bằng câu hỏi số 5 (phụ lục 1) và khảo sát GV dạy tiếng anh bằng câu hỏi số 9 (phụ lục 2), kết quả thu được như sau:


55


Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai‌


STT

Nội dung

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

∑ X

𝑿

Thứ tự

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thiết lập được tiêu chí đánh giá rõ ràng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy môn tiếng

anh cơ sở giáo dục phổ thông


6


10,00


15


25,00


17


28,33


21


35,00


1


1,67


176


2,93


6


2

Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra

hợp lý và dễ dàng xác định được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra


8


13,33


8


13,33


13


21,67


16


26,67


15


25,00


202


3,37


3


3

Thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra để thu thập đầy đủ thông tin, minh chứng cụ thể, xác thực về bồi dưỡng giáo viên dạy môn tiếng anh và đánh giá chính xác về bồi

dưỡng giáo viên


4


6,67


11


18,33


13


21,67


21


35,00


11


18,33


204


3,40


2


4

Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung bồi dưỡng theo hướng tích cực cho chuyên môn và giáo viên dạy môn tiếng anh

tại trường


5


8,33


10


16,67


12


20,00


21


35,00


12


20,00


205


3,42


1

5

Thực hiện các điều chỉnh cần thiết

6

10,00

13

21,67

15

25,00

16

26,67

10

16,67

191

3,18

5

6

Đánh giá, rút kinh nghiệm

7

11,67

11

18,33

14

23,33

19

31,67

9

15,00

192

3,20

4


56

Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai đa phần đạt mức trung bình (2,61 < 𝑿 < 3,40). Qua tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên chúng tôi được biết: sở

dĩ kết quả các khâu này thực hiện mức độ trung bình là do hàng năm công việc của Hiệu trưởng cuối năm học nhiều, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn báo cáo hoạt động bồi dưỡng của GV mà không trực tiếp đánh giá từng cá nhân trong các cuộc họp, do đó mà chưa thực hiện tốt việc đánh giá nhằm rút kinh nghiệm cho các đợt bồi dưỡng tiếp theo. Khi phỏng vấn GV Hà Thị L, trường PTDT THCS&THPT huyện Bảo Thắng, chúng tôi được biết thêm “GV được kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng thông qua Tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi làm các báo cáo kết quả, nộp các minh chứng về hoạt động bồi dưỡng, bên cạnh đó, việc họp chung có chỉ đạo của Hiệu trưởng để rút kinh nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên do cuối năm cả GV và nhà trường còn có hoạt động thi kiểm tra học kỳ và tổng kết năm học, khó bố trí thời gian”.

Như vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực cho GV mới đạt hiệu quả cao.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai chúng tôi khảo sát GV dạy tiếng anh bằng câu hỏi số 5 (phụ lục 2), kết quả thu được như sau:


57


Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai‌


STT


Nội dung

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt


∑ X

𝑿

Thứ tự

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nhận thức của CBQL và GV về hoạt

động bồi dưỡng


0


0


0


0


8


28,57


9


32,14


11


39,29


115


4,11


4


2

Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu

trưởng các trường


0


0


0


0


4


14,29


8


28,57


16


57,14


124


4,43


1

3

Điều kiện phục vụ hoạt động BDGV

0

0

0

0

7

25,00

10

35,71

11

39,29

116

4,14

3


4

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước, Bộ, ngành… về đổi mới GDPT


0


0


0


0


6


21,43


9


32,14


13


46,43


119


4,25


2


5

Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

và của địa phương


0


0


0


0


8


28,57


13


46,43


7


25,00


111


3,96


5


58

Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai, cụ thể:

Các yếu tố ảnh hưởng ở mức rất cao là yếu tố số 1, 4 (4,20 < 𝑿 < 5,0). Qua trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi được biết: sở dĩ các kết quả này đều đánh giá mức rất ảnh hưởng là do CBQL và GV đều rất đề cao các yếu tố chủ quan, yếu tố “con người”. Bởi lẽ khi có nhận thức đúng cộng thêm năng lực quản lí tốt, trình độ chuyên môn và năng lực của GV đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tác động đến các yếu tố còn lại tác động đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Yếu tố có ảnh

hưởng ở mức cao gồm 1,3,5 (3,41 < 𝑿 < 4,20), đó là các yếu tố: Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng; Điều kiện phục vụ hoạt động BDGV và Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương.

2.7. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

2.7.1. Thuận lợi

- Bối cảnh thế giới trong xu thế hội nhập buộc mọi người phải học ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh để giao lưu, học hỏi, bên cạnh đó khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều, từ đó tạo thành động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên tiếng Anh phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Nghị quyết 29/NQ-TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp GD&ĐT, nó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, những thành quả đạt được trong công cuộc đổi mới đã khẳng định vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển của đất nước; Tại tỉnh Lào Cai, thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 - 2020”; tạo niềm tin, động lực cho công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THCS tiến nhanh trong sự phát triển chung của xã hội.

- Công tác quy hoạch công tác BDGV được Hiệu trưởng các trường, cán bộ Sở quan tâm xây dựng với lộ trình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Công tác xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực quản lý giáo dục ở các cấp được quan tâm, từ cấp tỉnh, cấp huyện/thành phố.

- Hình thành cơ chế phối hợp trong quản lý giáo dục về lĩnh vực BD, có bộ máy tổ chức tại các trường, có quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể.

2.7.2. Khó khăn

- Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là nhu cầu vô hạn về cập nhật tri thức của con người và một bên là quỹ thời gian và khả năng nhận thức hữu hạn mà con người có thể có được. GD&ĐT với chức năng xung kích trên mặt trận chống tụt hậu, đây là một thách thức mang tính thời đại đối với mọi quốc gia, mọi cấp, mọi ngành và mọi người, trong đó có ngành GD&ĐT mà trước hết là đội ngũ giáo viên.

- Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, là một nước đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mức thu nhập của giáo viên có sự chênh lệch so với các ngành nghề khác. Vì vậy, một số giáo viên giỏi về tiếng Anh đã bỏ nghề dạy học để làm việc khác. Tỉnh Lào Cai có sự chênh lệch về kinh tế - xã hội, dân trí giữa khu vực trung tâm với vùng đặc biệt khó khăn dẫn đến sự phát triển giáo dục ở những khu vực này cũng khác nhau. Trình độ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế so với giáo viên ở các trường khu vực thị trấn.

- Thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh khối THCS ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Tỷ lệ giáo viên dạy tiếng Anh THCS trên chuẩn cao song chủ yếu là được đào tạo ở hệ đại học tại chức, chưa có GV trình độ thạc sĩ, trình độ chuyên môn có sự chênh lệch giữa thành phố, thị xã với miền núi, vùng khó khăn. Do đó, việc tìm ra loại hình bồi dưỡng phù hợp với số đông giáo viên là khó khăn.

- Sự bất cập giữa yêu cầu quy hoạch ĐNNG và cơ chế quản lý hiện nay, cán bộ quản lý cấp cơ sở còn thụ động trong việc quy hoạch giáo viên và quy hoạch công tác BDGV tiếng Anh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023