rất rõ về vai trò của mình đối với công tác chỉ đạo, điều hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các nhà trường. CSVC, thiết bị hiện đại được xếp thứ 4 (28/30), chứng tỏ chất lượng dạy học môn tiếng Anh không hoàn toàn phụ thuộc vào TBDH hiện đại mà quan trọng nhất hơn cả là khả năng khai thác sử dụng đồ dùng dạy học đó của GV như thế nào để phát huy tối đa hiệu quả.
Câu hỏi 2: Xin đồng chí cho biết để tổ chức tốt hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong trường THCS, những phẩm chất và năng lực nào là quan trọng đối với GV . (Hãy xếp theo thứ tự) ( Số lượng CBQL được hỏi là 30)
Bảng 2.6: Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực và phẩm chất của giáo viên đối với việc dạy học môn tiếng Anh trong trường THCS
Số lượng | Thứ hạng | |
1. PC chính trị, đạo đức, lối sống của GV: PC chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Ứng xử với HS; Ứng xử với đồng nghiệp; Lối sống, tác phong. | 29/30 | 2 |
2. NL tìm hiểu đối tượng và môi trường GD: Tìm hiểu đối tượng GD; Tìm hiểu môi trường GD. | 26/30 | 5 |
3. NL dạy học: Xây dựng kế hoạch DH; Bảo đảm kiến thức môn học; Bảo đảm chương trình môn học; Vận dụng các PPDH; Sử dụng các phương tiện DH; Xây dựng môi trường học tập; QL hồ sơ DH; KT, ĐG kết quả học tập của HS. | 30/30 | 1 |
4. NL GD: Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD; GD qua môn học; GD qua các hoạt động GD; GD qua các hoạt động trong cộng đồng; Vận dụng các nguyên tắc, PP, hình thức tổ chức GD; Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS. | 27/30 | 4 |
5. NL hoạt động chính trị xã hội: Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng; Tham gia các hoạt động chính trị xã hội. | 25/30 | 6 |
6. NL phát triển nghề nghiệp: Tự ĐG, tự học và tự rèn luyện; Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD. | 28/30 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khung Trình Độ Năng Lực Ngoại Ngữ Trong Sự Tương Thích Với Một Số Chuẩn Trình Độ Quốc Tế
- Quản Lý Việc Sử Dụng, Khai Thác Công Nghệ Thông Tin Trong Giảng Dạy
- Đặc Điểm Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Của Huyện Hải Hậu
- Thực Trạng Quản Lý Việc Khai Thác, Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học
- Mức Độ Đáp Ứng Theo Chuẩn Knlnn Hiện Nay Của Giáo Viên Và Học Sinh Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tiếng Anh Của Phòng Gd-Đt Đối Với Các Trường Thcs Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định Từ Nay Đến Năm 2020.
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Các chỉ số trong Bảng khảo sát 2.6 cho thấy các mức ĐG tầm quan trọng giữa các năng lực và phẩm chất của GV là tương đối cân bằng. Điều đó lại một lần nữa khẳng định để đáp ứng tốt yêu cầu, GV phải hoàn thiện mình cả về năng lực và phẩm chất.
Trong đó, năng lực dạy học được đánh giá ở mức cao nhất, tức là các nhà QLGD đòi hỏi GV phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Trước hết phải có đủ căn cứ và kiến thức để xây dựng kế hoạch DH, đa dạng hóa PPGD, giầu thủ thuật giới thiệu, truyền tải ngữ liệu, khả năng KT, ĐG kết quả học tập của HS thực sự là yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. Mức thứ hai mà các nhà QLGD yêu cầu GV là phải có tư tưởng lập luận chính trị vững vàng, yêu nghề, thường xuyên tu luyện đạo đức, lối sống và tác phong làm việc, văn hóa ứng xử. Mức thứ ba các nhà QLGD xác định được trong bối cảnh hiện nay thì năng lực phát triển nghề nghiệp đặt lên mức ưu tiên hơn bao giờ hết, đòi hỏi GV phải có ý thức, trách nhiệm tự hoàn thiện mình bằng khả năng tự học, tự sáng tạo và giải quyết thật hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Mức thứ tư được đề cập đó là năng lực giáo dục, các nhà QLGD là những người hiểu biết về GD, họ luôn ý thức được rằng trong GD có DH và trong DH có GD vì thế mà song song với năng lực dạy học thì GV cũng phải có ý thức và năng lực để giáo dục HS thông qua môn học của mình và thông qua các hoạt động GD khác. Mức thứ năm được các nhà QLGD khẳng định chính là khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường GD, đó là khả năng quan sát, nhìn nhận, đánh giá về HS và các điều kiện bên trong cũng như bên ngoài của nhà trường để có liệu pháp phân hóa phù hợp với từng đối tượng, với từng hoàn cảnh. Mặc dù về vị trí cuối cùng trong các mức đánh giá trên nhưng không có nghĩa là các nhà QLGD không đánh giá cao về năng lực hoạt động chính trị xã hội, nhất là trong bối cảnh hiện nay và đặc biệt hơn nữa là đặc thù của địa phương mà thiếu đi sự phối kết hợp giữa nhà GD với gia đình, với cộng đồng thì làm sao đảm bảo được chất lượng GD một cách trọn vẹn, toàn thể.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở của Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu.
2.3.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học tiếng Anh
Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học tiếng Anh cho toàn huyện. Dựa vào kế hoạch đó BGH, các tổ, nhóm môn ngoại ngữ trong các nhà trường, căn cứ vào thực trạng của đơn vị, xây dựng và cụ thể hóa thành kế hoạch dạy học cho tổ, nhóm chuyên môn và cho trường mình, với điều kiện phải phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường, và phải tập trung vào khắc phục những điểm yếu, phát huy điểm mạnh và những vấn đề mang tính chiến lược của nhà trường.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy việc chấp hành thực hiện sự chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh của các trường được duy trì một cách nền nếp. Những công việc theo yêu cầu của bộ môn như kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng GV, HS; tập huấn, hội thảo, tổ chức dự giờ, kế hoạch học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm của từng tổ, nhóm chuyên môn. Chỉ đạo nhà trường bố trí sinh hoạt nhóm chuyên môn theo cụm miền. Phòng GD-ĐT điều động thanh tra toàn diện GV 30% GV và thanh tra chuyên đề GV 70% mỗi năm học.
Trong kế hoạch hoạt động bộ môn, các tổ nhóm bộ môn đều xây dựng chương trình và phải thể hiện rõ các vấn đề định dạy theo từng tiết học và là căn cứ để BGH nhà trường hoặc Phòng GD-ĐT tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học tiếng Anh
2.3.2.1.Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
Hiện nay, nhiều HS của huyện Hải Hậu mặc dù đã được học tiếng Anh ở trường nhiều năm từ lớp 3, thậm chí là từ lớp 1,2, nhưng không sử dụng được tiếng Anh thường xuyên. Do vậy, việc xây dựng phong trào học tập và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của HS là vô cùng cần thiết. Cần giúp HS có nhận thức đúng đắn, tạo cho HS có động cơ và thái độ tích cực, sự tự tin trong học tập tiếng Anh. Hơn thế nữa, cơ hội tiếp cận với người bản ngữ của HS
gần như bằng không. Đây cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh hiện nay, nhất là khả năng giao tiếp của HS.
Nhận thức và tư duy của CMHS có tác động trực tiếp đến HS. Động cơ giao tiếp với người nước ngoài, du học,…. và sự đầu tư của CMHS là điều kiện quan trọng thúc đẩy hoạt động học tiếng Anh. Điều kiện, động cơ học tập của HS trong toàn huyện và tại mỗi trường cũng có nhiều thứ bậc khác nhau: Vùng các xã ven biển luôn tồn tại tư tưởng lạc hậu, có xu hướng tẩy chay ngoại ngữ. Trái lại, các xã, thị trấn vùng trung tâm huyện thì có nhu cầu chiếm lĩnh các kỹ năng ngôn ngữ, tự khẳng định mình, cao hơn nữa là cơ hội việc làm và công danh sự nghiệp.
Tồn tại hiện nay trong việc QL kiểm tra kết quả học tập của HS là thực hiện triển khai chưa hiệu quả và chưa phù hợp so với yêu cầu của Đề án 2020: Trước nhất, việc kiểm tra đánh giá HS mới thực hiện ở từng thời điểm trong năm học mà tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình học. Tiếp đến là việc kiểm tra HS mới chỉ thực hiện được ở kỹ năng viết, các kỹ năng nghe, nói, đọc gần như bị lãng quên.
Phòng GD-ĐT chỉ đạo, giám sát việc kiểm tra đánh giá HS của các nhà trường thông qua các văn bản chỉ đạo, các báo cáo do các trường thực hiện và đặc biệt là kết hợp với các trường trực tiếp kiểm tra HS thông qua các kỳ KT định kỳ, các trường căn cứ vào kết quả đó và các qui định của Bộ GD-ĐT, đánh giá HS của mình.
2.3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
* Thực hiện nội dung, chương trình
Trong những năm qua, Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường yêu cầu GV nghiêm túc triển khai kế hoạch hoạt động dạy học nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng, coi đây là hoạt động cốt nõi trong kế hoạch GD của nhà trường. Các trường thực hiện dạy tiếng Anh theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD-ĐT và theo chỉ đạo cụ thể của Sở GD-ĐT Nam Định, có sự điều chỉnh nội dung giảm tải
theo chủ trương. Công tác QL việc thực hiện thông qua hệ thống hồ sơ mang tính pháp lý: sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ sinh hoạt tổ nhóm chuyên.
*Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
Trước đây là công tác thanh tra, KT chuyên môn nghiệp vụ của GV, ngày nay là KT nội bộ là nội dung mang tính pháp lý được tiến hành định kỳ và thường xuyên đối với từng GV trong các trường THCS. Để triển khai, Phòng GD-ĐT hàng năm có kế hoạch chỉ đạo các nhà trường tự tiến hành, đồng thời ra quyết định điều động các cộng tác viên tiến hành thăm lớp, dự giờ, kiểm tra hồ sơ, tư vấn thúc đẩy GV thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định.
Bảng 2.7: Kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiếng Anh các năm học gần đây
Số GV được thanh tra, kiểm tra | Số GV được xếp loại Giỏi | Số GV được xếp loại Khá | Số GV được xếp loại T.Bình | Số GV được xếp loại Yếu | |
2013-2014 | 30 | 24 (=80%) | 4 (=13%) | 2 (=7%) | 0 (=0%) |
2014-2015 | 32 | 25 (=78%) | 5 (=16%) | 2 (=6%) | 0 (=0%) |
2015-2016 | 29 | 22 (=76% | 6 (=21%) | 1 (=3%) | 0 (=0%) |
Bảng 2.7 cho thấy GV thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn và thể hiện rõ nét sự đổi mới về PPDH, sử dụng TBDH hiệu quả, phong phú các hình thức dạy học, thầy trò làm việc tích cực. Tuy vậy còn một bộ phận GV còn tư tưởng ỷ lại, đối phó dẫn đến chất lượng dạy học còn rất hạn chế.
Quan sát Bảng 2.7 ta dễ dàng thấy công tác thanh tra của Phòng GD- ĐT ngày càng được tổ chức chặt chẽ và việc đánh giá chính xác cũng được quan tâm hơn, tuy vậy khi tiến hành nhận xét, phân tích các tiết dạy của GV, nhiều khi còn nể nang, không thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót của đồng nghiệp nên hiệu quả tư vấn, thúc đẩy của những lần thanh, kiểm tra chưa cao.
Điều này dẫn đến hệ lụy là tỷ lệ GV ngoại ngữ được xếp loại Giỏi cao nhưng chất lượng dạy còn rất hạn chế, đặc biệt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của GV theo chuẩn của Bộ GD-ĐT quy định và chất lượng thi vào lớp 10 THPT hàng năm thì còn nhiều bất cập.
Để tìm hiểu thực trạng công tác QL của BGH, mức độ thực hiện quy chế chuyên môn của GV tiếng Anh ở trường THCS trên địa bàn huyện, tôi tiến hành khảo sát 24 hiệu trưởng.
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện quy chế chuyên môn của GV tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu
Nội dung quản lý, xây dựng đội ngũ GV tiếng Anh. | Mức độ thực hiện | Điểm TB X | Xếp bậc | ||||
Tốt | Khá Tốt | TB | Chưa tốt | ||||
1. | GV thực hiện khung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và kế hoạch dạy học. | 8 | 10 | 6 | 0 | 3.75 | 1 |
2. | Việc xây dựng kế hoạch của các tổ trưởng chuyên môn | 6 | 8 | 10 | 0 | 2.83 | 2 |
3. | Việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV. | 6 | 9 | 7 | 2 | 2.80 | 3 |
4. | Việc đánh giá kết quả học tập của HS | 4 | 10 | 10 | 0 | 2.75 | 4 |
5. | Việc dự giờ và rút kinh nghiệm chuyên môn. | 4 | 8 | 12 | 0 | 2.67 | 5 |
6. | Việc sử dụng TBDH của GV. | 0 | 8 | 14 | 2 | 2.25 | 6 |
7. | Công tác kiểm tra thực hiện nội qui, qui chế chuyên môn. | 0 | 4 | 20 | 0 | 2.17 | 7 |
(Tính theo điểm: 1 X 4 )
Thực tế việc QL, xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh của Phòng GD-ĐT còn nhiều bất cập: chuyên viên phụ trách tiếng Anh của huyện chỉ có một người, đội ngũ cốt cán không có nhiều thời gian trong khi số lượng GV cấp THCS nhiều (88 GV) nên việc kiểm soát, thanh tra, kiểm tra chuyên môn đối với GV từng trường có lúc hiệu quả chưa cao.
2.3.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường tương tác sư phạm và đảm bảo đủ các thành tố và kỹ năng của dạy học ngoại ngữ.
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tăng cường TTSP ; đảm bảo 3 thành tố ngôn ngữ và 5 kỹ năng
Nội dung | Tần số thực hiện (%) | Kết quả thực hiện (%) | ||||||
Thường xuyên | Không thường xuyên | Chưa bao giờ | Rất tốt | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||
1 | Thiết kế bài dạy đảm bảo 3 thành tố ngôn ngữ (Phonics, Voca, Func) | 21 | 72 | 7 | 2 | 30 | 23 | 45 |
2 | Thiết kế giáo án theo hướng tăng cường TTSP đảm bảo 3 yếu tố Người dạy – Người học – Môi trường. | 27 | 73 | 0 | 10 | 50 | 20 | 20 |
3 | Sử dụng tranh ảnh minh hoạ, các video clips để giới thiệu, cung cấp và thực hành ngữ liệu, kích thích hứng thú, thu hút HS tham gia các hoạt động học hiệu quả. | 75 | 25 | 0 | 21 | 40 | 33 | 6 |
4 | Hướng dẫn sử dụng các website, công cụ tìm kiếm thông tin, phần mềm, công cụ học online hoặc offline. | 22 | 68 | 10 | 13,3 | 36,7 | 40 | 10 |
5 | Tăng cường TTSP trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS | 36,7 | 39,5 | 13,3 | 10,5 | 9,3 | 33,6 | 57,1 |
6 | Sử dụng CSVC, TTB hiện đại nhằm tăng cường TTSP, đảm bảo các thành tố và kỹ năng ngôn ngữ. | 44 | 66 | 0 | 26 | 37 | 28 | 9 |
Bảng 2.9 cho thấy thực trạng QL hoạt động dạy học theo hướng tương tác và dạy đảm bảo các thành tố, kỹ năng đối với môn tiếng Anh cấp THCS ở huyện Hải Hậu còn nhiều bất cập:
- Giáo viên đã có ý thức cung cấp đảm bảo đủ 3 thành tố ngôn ngữ và 5 kỹ năng, tuy nhiên tần suất thực hiện còn thấp (mới chỉ thể hiện trong giáo án), hơn thế nữa, chất lượng thực hiện còn thấp (45%),
- Giáo viên chưa thường xuyên thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động học theo hướng tương tác hoặc có nhưng hiệu quả đạt được còn ở mức độ khiêm tốn,
- Sử dụng tranh ảnh minh hoạ, các video clips, băng đĩa trong khi dạy học kích thích hứng thú, thu hút HS: 75% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, chỉ có 25% cho rằng không thực hiện thường xuyên. Về chất lượng 21% ý kiến đánh giá rất tốt; 40% đánh giá là tốt và 33% đánh giá là trung bình và 6% đánh giá là chưa tốt,
- Hướng dẫn sử dụng các mạng xã hội, công cụ, tiện ích tìm kiếm thông tin trực tuyến, phần mềm online và offline bổ trợ dạy học chẳng hạn như Facebook, Twitter, Google, tiếng Anh 1.2.3, trường học kết nối… nhằm trao đổi thông tin giữa GV. Theo đánh giá 22% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, 68% cho rằng không thường xuyên và 10% cho rằng chưa thực hiện bao giờ. Về chất lượng chỉ có 13,3% đánh giá là tốt, còn lại 36,7% đánh giá là tốt, 40% trung bình và 10% chưa tốt,
- Việc tăng cường TTSP trong KT, ĐG kết quả học tập của HS cũng gặp khó khăn từ khâu ra đề và tiến hành KT. Một phần là do kỹ năng của GV, một phần là do các điều kiện về kinh phí và CSVC chẳng hạn như khi KT kỹ năng nghe thì việc ra đề đòi hỏi GV phải có các kỹ thuật cắt ghép file audio. Hơn nữa khi KT kỹ năng nói thì số GV cần huy động cần phải nhiều hơn số hiện có, cần nhiều kinh phí hơn nhiều nên việc KT kỹ năng nói chưa được tiến hành bao giờ ở huyện Hải Hậu, trừ hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp huyện hàng năm.
- Phần lớn GV cho rằng đã thực hiện thường xuyên việc sử dụng máy chiếu (projector), máy tính (laptop), bảng tương tác (smart board), và các TBDH hiện đại khác trong giảng dạy tiếng Anh, tuy nhiên vẫn còn 66% không thực hiện thường xuyên và chất lượng 26% ý kiến đánh giá rất tốt; 37% đánh giá là tốt và 28% đánh giá là trung bình và 9% đánh giá là chưa tốt.