mới phương pháp giảng dạy, không còn giáo viên dạy theo phương pháp đọc chép, được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ theo khung chuẩn châu Âu. Một số giáo viên trẻ, có trình độ sử dụng máy vi tính tốt đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tiếng Anh, khai thác các tư liệu trên mạng Internet, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học để phục vụ cho bài giảng. Nội dung bài giảng phong phú, hấp dẫn, tạo nhiều cơ hội cho học sinh được luyện tập, giao tiếp bằng tiếng Anh ở trên lớp. Hằng năm các trường, cụm trường tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, tạo ra phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kích thích giáo viên tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tuy nhiên một số giáo viên cao tuổi, trình độ sử dụng máy vi tính còn hạn chế nên không áp dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới giảng dạy, giờ dạy buồn tẻ, không hấp dẫn học sinh. Cùng được BD về đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng khả năng áp dụng thực tế của một số giáo viên còn máy móc, không linh hoạt, sáng tạo, chỉ chăm chú vào việc hoàn thành chương trình mà thiếu quan tâm mục tiêu chính của bài dạy, không tạo cơ hội để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Anh với thầy giáo và bạn bè, khả năng tổ chức, quản lý lớp học còn hạn chế, lúng túng. Một số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học không hiệu quả: trong giờ học sử dụng quá nhiều tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập nhưng khả năng khai thác ít làm cho bài học trở lên phức tạp, học sinh khó hiểu. Một số giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin trong bài giảng điện tử và biến từ phương pháp đọc chép sang phương pháp nhìn chép.
2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai về bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy
Nhằm đánh giá nhận thức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai chúng tôi khảo sát GV dạy tiếng anh bằng câu hỏi số 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai
Nội dung | Rất không quan trọng | Không Quan trọng | Bình thường | Quan trọng | Rất Quan trọng | ∑X | 𝑿 | Thứ tự | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả giáo viên tiếng Anh, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường | 0 | 0,00 | 1 | 3,57 | 4 | 14,29 | 9 | 32,14 | 14 | 50,00 | 120 | 4,29 | 1 |
2 | Giúp cho giáo viên thuận lợi khi tiếp cận với chương trình mới, có thái độ tích cực với những thay đổi nhanh chóng của thời đại | 1 | 3,57 | 5 | 17,86 | 8 | 28,57 | 9 | 32,14 | 5 | 17,86 | 96 | 3,43 | 7 |
3 | Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình | 2 | 7,14 | 4 | 14,29 | 5 | 17,86 | 8 | 28,57 | 9 | 32,14 | 102 | 3,64 | 5 |
4 | Nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói quen tự học của giáo viên | 2 | 7,14 | 2 | 7,14 | 5 | 17,86 | 8 | 28,57 | 11 | 39,29 | 108 | 3,86 | 2 |
5 | Giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng hoàn thành công việc và sự tiến bộ trong công tác của bản thân | 2 | 7,14 | 3 | 10,71 | 4 | 14,29 | 8 | 28,57 | 11 | 39,29 | 107 | 3,82 | 3 |
6 | Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của năng lực ngôn ngữ đối với chất lượng giảng dạy ngoại ngữ | 1 | 3,57 | 3 | 10,71 | 6 | 21,43 | 9 | 32,14 | 9 | 32,14 | 106 | 3,79 | 4 |
7 | Nâng cao nhận thức về chuẩn đặc thù của GV tiếng Anh, cải thiện trực tiếp năng lực tiếng Anh cho GV | 2 | 7,14 | 5 | 17,86 | 6 | 21,43 | 7 | 25,00 | 8 | 28,57 | 98 | 3,5 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi Dưỡng, Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiếng Anh Trung Học
- Quản Lý Năng Lực Dạy Học Môn Tiếng Anh Cho Giáo Viên Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs&thpt
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Thành Phố Lào Cai
- Đánh Giá Của Hs Về Hình Thức Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Chương Trình Gdpt 2018
- Chỉ Đạo Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Tiếng Anh Cho Giáo Viên Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs&thpt Tỉnh Lào Cai
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Tiếng Anh Cho Giáo Viên Ở Trường Ptdt Nội Trú Thcs&thpt Tỉnh Lào Cai
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
38
Nhìn vào bảng 2.5 cho thấy, xét theo các nội dung cụ thể thì thấy các nội dung trong bảng đều đạt mức đánh giá cao. Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi nhận thấy sở dĩ có kết quả đánh giá cao này là do Hiệu trưởng đã chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng NLDH môn tiếng Anh thì yêu cầu đầu tiên là phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Các nội dung còn lại là 2,3,4,5,6,7 đạt mức đánh giá cao về
tầm quan trọng (3,41 < 𝑿 < 4,20).
Nhằm đánh giá tầm quan trọng của môn tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chương trình GDPT 2018, chúng tôi khảo sát thêm học sinh bằng câu hỏi số 1 (phụ lục 3), kết quả thu được như sau:
39
Bảng 2.6. Đánh giá của HS về tầm quan trọng của môn tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018
Nội dung | Rất không quan trọng | Không Quan trọng | Bình thường | Quan trọng | Rất Quan trọng | ∑ X | 𝑿 | Thứ tự | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh | 5 | 2,00 | 8 | 3,20 | 30 | 12,00 | 90 | 36,00 | 117 | 46,80 | 1056 | 4,22 | 1 |
2 | Hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn | 20 | 8,00 | 20 | 8,00 | 50 | 20,00 | 90 | 36,00 | 70 | 28,00 | 920 | 3,68 | 2 |
3 | Cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá | 30 | 12,00 | 30 | 12,00 | 40 | 16,00 | 70 | 28,00 | 80 | 32,00 | 890 | 3,56 | 4 |
4 | Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ | 30 | 12,00 | 30 | 12,00 | 30 | 12,00 | 80 | 32,00 | 80 | 32,00 | 900 | 3,6 | 3 |
40
Nội dung “Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh” đạt 4,22 điểm, xếp mức cao nhất, điều này cho thấy vai trò của môn tiếng Anh rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng giao tiếp ngoài thực tiễn. Các nội dung khác đạt mức đánh giá tầm quan trọng ở mức cao như: Hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn (đạt 3,68 điểm); Cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá (đạt 3,56 điểm); Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (đạt 3,6 điểm). Như vậy, có thể thấy, nhận thức của GV, HS về tầm quan trọng của môn tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 và hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai ở mức cao. Điều này cho thấy, Hiệu trưởng trường PTDT nội trú THCS&THPT đã nhận thức và làm tốt việc định hướng cho GV trước và sau quá trình tham gia bồi dưỡng.
Tuy nhiên còn ý kiến về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 ở mức “rất không thường xuyên” và “Không thường xuyên”. Điều này phản ánh nhận thức của một số GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực còn hạn chế; dẫn đến công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng một số trường chưa tốt, chưa thật sự giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng thật sự của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới. Đối với một số GV do chưa được tham gia quá trình bồi dưỡng nên việc hiểu tầm quan trọng của hoạt động còn hạn chế nhất định; ngoài ra do tính chủ quan không coi trọng công tác môn tiếng Anh trong trường PTDT nội trú THCS&THPT của một số giáo viên cũng dẫn đến không coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn tiếng Anh cho bản thân.
2.4.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai
Nhằm đánh giá nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai chúng tôi khảo sát GV dạy tiếng Anh bằng câu hỏi số 2 (phụ lục 2), kết quả thu được như sau:
41
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai
Nội dung | Rất không thường xuyên | Không thường xuyên | Bình thường | Thường xuyên | Rất thường xuyên | ∑ X | 𝑿 | Thứ tự | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Nắm vững chương trình giáo dục phổ thông mới | 1 | 3,57 | 3 | 10,71 | 3 | 10,71 | 5 | 17,86 | 16 | 57,14 | 116 | 4,14 | 1 |
2 | BD về tư tưởng chính trị, đường lối quan điểm phát triển GD của Đảng và Nhà nước về đạo đức và lối sống của người GV | 2 | 7,14 | 2 | 7,14 | 3 | 10,71 | 6 | 21,43 | 15 | 53,57 | 114 | 4,07 | 2 |
3 | BD về kiến thức pháp luật do sự thay đổi của một số luật định nhằm đáp ứng với điều kiện cụ thể vào từng thời điểm cụ thể | 3 | 10,71 | 4 | 14,29 | 5 | 17,86 | 7 | 25,00 | 9 | 32,14 | 99 | 3,54 | 5 |
4 | BD về quản lý lớp học và môn học như xây dựng Chương trình môn học, lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức giảng dạy, chỉ đạo và kiểm tra,đánh giá công tác giảng dạy của GV THPT | 2 | 7,14 | 5 | 17,86 | 5 | 17,86 | 7 | 25,00 | 9 | 32,14 | 100 | 3,57 | 4 |
5 | BD về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nên tổ chức theo định kỳ và thường xuyên, đặc biệt là nội dung BD về đổi mới Chương trình GDPT mới, đổi mới mục tiêu, nội dung, Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập, cách thức sử dụng sách giáo khoa mới | 2 | 7,14 | 3 | 10,71 | 4 | 14,29 | 6 | 21,43 | 13 | 46,43 | 109 | 3,89 | 3 |
6 | BD về văn hóa, ngoại ngữ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy | 4 | 14,29 | 4 | 14,29 | 8 | 28,57 | 7 | 25,00 | 5 | 17,86 | 89 | 3,18 | 7 |
7 | BD về các kỹ năng mềm của người GV THPT để thực hiện tốt Chương trình GDPT mới | 2 | 7,14 | 5 | 17,86 | 8 | 28,57 | 8 | 28,57 | 5 | 17,86 | 93 | 3,32 | 6 |
42
Nội dung bồi dưỡng được đánh giá ở mức độ cao gồm nội dung 1, 2, 3, 4, 5 (3,41 < 𝑿 < 4,20). Sở dĩ nội dung này được đánh giá ở mức cao là do yêu cầu của môn tiếng Anh theo chương trình GDPT mới là phải thực hiện nội dung căn bản như: nắm vững chương trình giáo dục phổ thông mới; tư tưởng chính trị, đường lối
quan điểm phát triển GD của Đảng và Nhà nước về đạo đức và lối sống của người GV; kiến thức pháp luật do sự thay đổi của một số luật định nhằm đáp ứng với điều kiện cụ thể vào từng thời điểm cụ thể; như xây dựng Chương trình môn học, lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức giảng dạy, chỉ đạo và kiểm tra,đánh giá công tác giảng dạy của GV THPT; chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo định kỳ và thường xuyên. Nội dung bồi dưỡng được đánh giá ở mức độ trung bình gồm nội dung 6,7 (2,61 <
𝑿 < 3,40), các nội dung này gồm: BD cho GV dạy môn tiếng Anh về văn hóa, ngoại ngữ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; BD cho GV dạy môn tiếng Anh về các kỹ năng mềm của người GV THPT để thực hiện tốt Chương trình GDPT mới. Đây là hai nội dung mà Hiệu trưởng ít thực hiện thường xuyên đối với GV dạy tiếng Anh của nhà trường. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay còn các GV dạy tiếng Anh đã lớn tuổi, việc đổi mới phương pháp giảng dạy khó khăn hơn nhất là những phần mềm trợ giúp dạy học hoặc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học, các kỹ năng mềm của GV chưa được quan tâm nhiều như kỹ năng thuyết phục HS tham gia học tập; kỹ năng sư phạm nói chung,…
Như vậy, qua đánh giá GV kết quả chung cho thấy nhà trường thực hiện các nội dung bồi dưỡng NLDH môn tiếng Anh cho GV ở mức thường xuyên; hoạt động truyền thụ nội dung của GV cho HS thì được HS đánh giá chung ở mức thường xuyên. Các năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề. Bên cạnh đó một số nội dung chưa được GV triển khai thường xuyên với HS, khi tham gia hoạt động BD giáo viên ít có cơ hội được tham gia toàn bộ các nội dung NLDH môn tiếng Anh theo chương trình GDPT mới. Do đó, thời gian tới Hiệu trưởng cần tăng cường các nội dung BD một cách đầy đủ, giúp GV có nhiều cơ hội nắm được các nội dung cốt yếu khác.
2.4.3. Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai
2.4.3.1. Về hình thức
Nhằm đánh giá hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai chúng tôi khảo sát GV dạy tiếng anh bằng câu hỏi số 4 (phụ lục 2), kết quả thu được như sau:
Điểm TB
3.38
Học trực tuyến
3
Học từ xa
Phân công kèm cặp
BD tập trung
Tham quan, học tập kinh nghiệm của… Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở…
Tự viết thu hoạch
Tự tìm tư liệu
Tự chọn nội dung/chủ đề
Thao giảng
3.18
3.04
3.43
3.39
3.57
3.39
3.21
3.79
Dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
3.46
3.68
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai
Các hình thức được đánh giá ở mức độ cao như hình thức 1, 2, 3, 6, 8 (3,41 <
𝑿 < 4,20). Hiệu trưởng đề xuất với báo cáo viên khi bồi dưỡng do phù hợp với đặc điểm tình hình GV nhà trường, GV lên lớp cả tuần do đó cần thực hiện hình thức bồi dưỡng trao đổi kinh nghiệm, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn, bên cạnh đó áp dụng bồi dưỡng tập trung vừa để giao lưu học hỏi, vừa được giải đáp ý kiến trực tiếp với báo cáo viên.
Các hình thức được đánh giá ở mức độ trung bình như hình thức 4, 5, 7, 9, 10, 11 (2,61 < 𝑿 < 3,40). Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nguyên nhân của tình trạng