Phương Pháp Giảng Dạy Và Hành Vi Học Tiếng Anh Tại Lớp


thang đo Likert 4 hoặc 5 giá trị hỏi về mức độ thường xuyên giáo viên thực hiện các hành vi giảng dạy tiếng Anh, học kỳ 2, năm học 2009-2010 từ hoàn toàn không thực hiện cho đến rất thường xuyên.


Các câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát ý kiến giảng viên về 5 nội dung:


Nội dung 1 khảo sát các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu sinh viên thực hiện và các phương tiện giáo viên sử dụng để giảng dạy, gồm 15 câu hỏi về:

Bài kiểm tra nhỏ tại lớp, bài tập nhóm, bài tập cá nhân về nhà, bài tập tình huống, yêu cầu sinh viên thuyết trình, yêu cầu sinh viên tham gia thảo luận tại lớp, khuyến khích sinh viên phát biểu trong lớp, yêu cầu sinh viên viết nhật ký bằng tiếng Anh

Sử dụng tranh ảnh, trò chơi, phim, truyện ngắn, bài hát tiếng Anh, máy cassette, máy chiếu, máy tính


Nội dung 2 khảo sát kỹ năng của sinh viên mà giáo viên đã kiểm tra-đánh giá, gồm 11 câu hỏi về các kỹ năng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nghe, nói, đọc, viết

Dịch, làm bài tập ngữ pháp

Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế đại học Văn Lang - 7

Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, internet và máy vi tính

Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo


Nội dung 3 khảo sát thái mức độ thường xuyên giáo viên sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong giảng dạy, gồm 2 câu hỏi về:

Mức độ sử dụng tiếng Anh


Mức độ sử dụng tiếng Việt

Nội dung 4 khảo sát mức độ thường xuyên giáo viên thực hiện các phản hồi cho sinh viên, gồm 5 câu hỏi về:

Cho điểm, trả bài, sửa bài

Nhận xét bài làm của sinh viên, rút ra bài học


Nội dung 5 khảo sát mức độ giáo viên hiểu và khuyến khích các đặc điểm sinh viên, mức độ quan tâm của giáo viên đối với sinh viên, gồm 15 câu hỏi về:

Hiểu biết của giảng viên về hoàn cảnh gia đình sinh viên, kinh nghiệm về học tập tiếng Anh trước đó của sinh viên, phương pháp học sinh viên thích

Tạo cơ hội cho sinh viên trình bày mối quan tâm của mình, cho phép sinh viên có nhiều cơ hội tự lựa chọn trong lớp học, tạo điều kiện cho các cách học khác nhau và sự khác biệt cá nhân giữa các sinh viên, giúp sinh viên tự tin, khuyến khích sinh viên học cách tự quản lý quá trình học tập của chính mình…


Đối với sinh viên:


Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi khảo sát ý kiến sinh viên gồm hai phần, phần một hỏi về thông tin cá nhân (thông tin về lớp, khoa, giới tính, tuổi, dân tộc, nơi sinh sống), phần hai hỏi về vấn đề nghiên cứu gồm 21 câu. Trong đó có 20 câu hỏi đóng sử dụng thang đo Likert 7 giá trị hỏi về mức độ sinh viên thực hiện các hành vi và thái độ học tập cả trong và ngoài lớp học đối với bộ môn Anh văn học kỳ 2, năm học 2009-2010 từ hoàn toàn không


thực hiện cho đến rất thường xuyên. Câu 21 là câu hỏi mở giúp cho sinh viên có thể đưa thêm ý kiến nhận xét đối với vấn đề nghiên cứu.

Các câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát ý kiến sinh viên về 3 nội dung:


Nội dung 1 khảo sát hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên tại lớp, gồm 10 câu hỏi về mức độ sinh viên thực hiện hành vi:

Đi học đúng giờ (Câu 1)

Có mặt ở lớp học (Câu 2)

Ghi chép bài học đầy đủ (Câu 3)

Lắng nghe giáo viên giảng bài (Câu 4)

Tiếp thu bài tốt tại lớp (Câu 11)

Tập trung học tiếng Anh tại lớp (Câu 12)

Muốn tranh luận về bài học tại lớp (Câu 13)

Phát biểu ý kiến trong lớp (Câu 14)

Tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp (Câu 15)

Thảo luận thêm với giáo viên/bạn bè nếu có điều chưa hiểu (Câu 16)


Nội dung 2 khảo sát hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên trong thời gian không đến lớp, gồm 6 câu hỏi về mức độ sinh viên thực hiện hành vi:

Làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp (Câu 5)

Nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa (Câu 6)

Ôn lại bài lúc có thời gian (Câu 7)

Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh (Câu 8)

Nghe nhạc/xem TV/xem phim tiếng Anh (Câu 9)

Đầu tư nhiều thời gian học tiếng Anh (Câu 10)


Nội dung 3 khảo sát thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên, gồm 4 câu hỏi về mức độ thể sinh viên thể hiện các thái độ sau:

Nghĩ về bài học/bài giảng môn Anh văn ở ngoài lớp học (Câu 17)

Thích đến lớp học tiếng Anh (Câu 18)

Nuối tiếc nếu mất giờ học (Câu 19)

Thích môn học tiếng Anh hơn (Câu 11)


Bảng hỏi được phát cho sinh viên được chọn ngay tại lớp học, điền thông tin và thu tại chỗ. Có trường hợp tập trung một số lớp lại, có khi phát ở từng lớp riêng lẽ dựa trên thời khoá biểu sinh viên có tiết học. Trong hai tuần, các bảng hỏi được phát ra 350 phiếu và thu về 271, hoàn tất vào tháng 10 năm 2010.


3.2. Quy trình nghiên cứu


Trước khi thực hiện nghiên cứu, một khảo sát sơ khởi nhỏ trên giảng viên và hai cuộc phỏng vấn nhóm đối với sinh viên được thực hiện nhằm tìm hiểu sơ bộ về: giáo viên đã sử dụng các phương pháp giảng dạy nào khi họ giảng dạy tiếng Anh cho các lớp năm nhất-khối ngành kinh tế đại học Văn Lang, động lực học tập tiếng Anh của sinh viên các lớp năm nhất-khối ngành kinh tế đại học Văn Lang, mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế đại học Văn Lang. Khảo sát sơ khởi này cho biết liệu có tồn tại hai nhóm giảng viên với hai phương pháp giảng dạy khác nhau, những dữ liệu sơ khởi giúp thiết kế nghiên cứu định lượng tiếp theo trên 350 sinh viên về mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh.


Tất cả giáo viên dạy tiếng Anh cho khối ngành kinh tế (8 GV) đều được khảo sát vào ngày 19/7/2010 về các khía cạnh của phương pháp giảng dạy họ đã sử dụng trong học kỳ 2-năm học 2009-2010 bằng bảng hỏi gồm 5 câu hỏi lớn với thang đo Likert 5 giá trị từ hoàn toàn không sử dụng (mức 1) cho đến rất thường xuyên (mức 5). Đó là các hoạt động giáo viên thực hiện trên lớp, các kỹ năng mà giáo viên đánh giá sinh viên, ngôn ngữ giáo viên sử dụng để giảng dạy và phản hồi mà họ cung cấp cho sinh viên.


Kết quả phân tích bảng hỏi khảo sát trên cho thấy có thể xếp các giảng viên tham gia nghiên cứu thành hai nhóm với hai phong cách giảng dạy khác nhau. Nhóm GV2: sử dụng phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo nhiều hoạt động sôi nổi, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, đánh giá nhiều kỹ năng, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên, khiến cho sinh viên tham gia vào bài giảng một cách tích cực. Nhóm GV2 khiến sinh viên phải hoạt động trên lớp rất nhiều. Phương pháp giảng dạy nhóm GV2 sử dụng tạm gọi là phương pháp tích cực. Nhóm GV1: sử dụng phương pháp truyền thống hơn, ít sử dụng các hoạt động mà nhóm GV2 sử dụng hoặc không có. Nhóm GV1 dành nhiều thời gian để thuyết trình hơn là để sinh viên tham gia hoạt động. Phương pháp giảng dạy nhóm GV1 sử dụng tạm gọi là phương pháp thụ động.


Phỏng vấn hai nhóm sinh viên ở các lớp của hai nhóm giáo viên này giảng dạy, kết quả phân tích hai cuộc phỏng vấn nhóm sinh viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với hai phong cách giảng dạy khác nhau. Giảng viên và sinh viên có sự tương đồng trong việc mô tả phương pháp giảng dạy mà giáo viên đã sử dụng ở lớp học tiếng Anh HK2, năm học 2009-2010, đối với sinh


viên thuộc khối ngành kinh tế. (tham khảo bản báo cáo khảo sát sơ khởi tìm hiểu ý kiến giáo viên và phỏng vấn nhóm).


Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu sơ khởi, một khảo sát lớn hơn đối với sinh viên được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi với thang do Likert 7 giá trị về động lực học tập (từ hoàn toàn không thực hiện (mức 1) đến rất thường xuyên (mức 7) đối với mẫu được chọn ngẫu nhiên từ dân số của nghiên cứu và đưa ra kết luận nghiên cứu trên dân số này.


Kế tiếp, phần mềm SPSS, phiên bản 11.5 được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa hai biến phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh của sinh viên bằng cách so sánh sự khác biệt về động lực học tập ở hai nhóm sinh viên được hai nhóm giảng viên giảng dạy với hai phương pháp khác nhau bằng kiểm nghiệm t trong khoảng tin cậy 95%.


Tôi kỳ vọng rằng trong khoảng tin cậy 95%, sinh viên được giáo viên dạy tiếng Anh với phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo nhiều hoạt động sôi nổi, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, đánh giá nhiều kỹ năng, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên sẽ có động lực học tiếng Anh cao hơn đối với sinh viên được giáo viên dạy với phương pháp ít các hoạt động trên hơn hoặc không có.


Động lực học tập của sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như đặt điểm giáo viên, đặc điểm sinh viên, giáo trình, môi trường học tập, trình độ đầu vào…, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chọn khách thể nghiên cứu và chọn mẫu được đặc ra nhằm bảo đảm:


Các giảng viên có những đặc điểm khá tương đồng về độ tuổi (23-24), giới tính (đều là nữ), thâm niên (1-2 năm), cơ sở giảng dạy (cơ sở 2 của trường), khối ngành giảng dạy (kinh tế)…chỉ khác nhau về phương pháp giảng dạy.

Các sinh viên trong mẫu có những đặc điểm tương đồng về cơ sở học tập (cơ sở 2 của trường), phòng ốc, ánh sáng, âm thanh, bàn ghế, trang thiết bị phục vụ học tập tương đối đồng đều, độ tuổi giống nhau (19 tuổi), cùng học khối ngành kinh tế. Để đảm bảo tỉ lệ thành phần trong mẫu tương đương với dân số, việc chọn ngẫu nhiên được thực hiện theo tầng (nhóm giảng viên và trình độ đầu vào) làm cho các tầng trong mẫu có tỉ lệ gần giống với tỉ lệ trong dân số.

Sinh viên và giáo viên sử dụng một giáo trình là New Interchange và đáp ứng các yêu cầu của tổ bộ môn Anh văn về thực hiện đồng bộ nội dung chương trình giảng dạy của nhà trường, tỉ trọng đánh giá kiến thực sinh viên (20% chuyên cần, 30% thi giữa kỳ, 50% thi cuối kỳ, đề thi cuối kỳ là đề trắc nghiệm chung, làm trên máy), thời gian giảng dạy như nhau.


Nghiên cứu này thực hiện khảo sát trên nhóm giáo viên có nhiều đặc điểm tương đồng chỉ có phương pháp giảng dạy là khác nhau, trên nhóm sinh viên có nhiều đặc điểm tương đồng, tạo điều kiện cho sự so sánh động lực học tập ở hai nhóm sinh viên được giảng dạy với hai phương pháp khác nhau.


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Kết quả nghiên cứu


4.1.1 Phương pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh tại lớp


Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh tại lớp, kiểm nghiệm t (hai đuôi (two-tailed)), độ tin cậy 95%, được sử dụng thực hiện so sánh mức độ thực hiện các hành vi học tập giữa hai nhóm sinh viên được giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau (thụ động và tích cực). Trong nghiên cứu này, 10 hành vi sau được đưa vào nhóm hành vi học tiếng Anh tại lớp:


Đi học đúng giờ (Câu 1)

Có mặt ở lớp học (Câu 2)

Ghi chép bài học đầy đủ (Câu 3)

Lắng nghe giáo viên giảng bài (Câu 4)

Tiếp thu bài tốt tại lớp (Câu 11)

Trung cao và học tiếng Anh tại lớp (Câu 12)

Muốn tranh luận về bài học tại lớp (Câu 13)

Phát biểu ý kiến trong lớp (Câu 14)

Tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp (Câu 15)

Thảo luận thêm với giáo viên/bạn bè nếu có điều chưa hiểu (Câu 16)

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí