Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Th Trên Địa Bàn Huyện Đgl

a. Khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát của đề tài gồm 358 cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH ở trong huyện. Khách thể khảo sát có các đặc điểm sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu


Đặc điểm mẫu

Số lượng

%


Thâm niên

1. Dưới 5 năm

24

6,39

2. Từ 5 đến 10 năm

38

9,64

3. Từ 10 đến 15 năm

104

26,4

4. Trên 15 năm

228

57,87

Giới tính

1. Nam

104

26,4

2. Nữ

290

73,60


Tuổi

1. Dưới 30

23

5,84

2. Từ 30 - 40 tuổi

185

46,95

3. Từ 40 - 50 tuổi

113

28,68

4. Từ 50 - 60 tuổi

73

18,53


Trình độ học vấn

1. Cao đẳng sư phạm

34

8,63

2. Đại học

352

89,34

3. Sau đại học

8

2,0


Tuổi

1. Dưới 30

18

4,57

2. Từ 30 - 40 tuổi

167

42,39

3. Từ 40 - 50 tuổi

145

36,8

4. Từ 50 - 60 tuổi

64

16,24

Tổng


358

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 5

b. Địa bàn nghiên cứu

Khách thể khảo sát của đề tài gồm 358 cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường trong huyện Đắk Glong là 14 (TH&THCS Đắk Plao, TH&THCS Trần Quốc Toản, TH&THCS Võ Thị Sáu, TH Kim Đồng, TH Lê Lợi, TH Nguyễn Văn Trỗi, TH Nguyễn Trãi, TH Lý Tự Trọng, TH Bế Văn Đàn,TH Nơ Trang Lơng, TH Quảng Sơn, TH Vừ A Dính, TH Nguyễn Bá Ngọc, TH La Văn Cầu.) Trong đó, khách thể khảo sát phân bổ như sau:

Bảng 2.2. Đặc điểm khách thể theo địa bàn nghiên cứu


TT

Trường TH

Tổng số

Hiệu

trưởng

Phó

Hiệu trưởng

Tổ trưởng

chuyên môn

Giáo viên

1

TH&THCS Đắk Plao

19

1

1

3

14

2

TH&THCSTrần Quốc Toản

20

1

1

3

15

3

TH&THCSVõ Thị Sáu

5

1

1

2

3

4

TH Kim Đồng

49

1

2

5

47

5

TH Lê Lợi

17

1

1

5

15

6

TH Nguyễn Văn Trỗi

28

1

2

5

25

7

TH Nguyễn Trãi

34

1

2

5

31

8

TH Lý Tự Trọng

16

1

1

5

14

9

TH Bế Văn Đàn

20

1

1

5

12

10

TH Nơ Trang Lơng

40

1

2

5

31

11

TH Quảng Sơn

31

1

2

5

22

12

TH Vừ A Dính

40

1

2

5

35

13

TH Nguyễn Bá Ngọc

20

1

1

5

17

14

TH La Văn Cầu

19

1

1

1

17

Tổng

358

14

20

59

301

Khách thể phỏng vấn sâu của đề tài gồm 27 cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường trong huyện ĐGL là cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường và giáo viên tại các trường học của địa bàn nghiên cứu.

2.2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu

Luận văn được tiến hành từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2021.

a. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu

Ở giai đoạn này luận văn thực hiện các hoạt động sau:

1). Nghiên cứu tài liệu:

Để thực hiện đề tài đã nghiên cứu một số công trình các tác giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận văn để làm cơ sở xác định khung lý thuyết của luận văn và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của luận văn trên cơ sở khung lý thuyết luận văn thiết kế các công cụ nghiên cứu của đề tài.

2). Thiết kế công cụ nghiên cứu thực trạng:

Để chuẩn bị cho tiến hành khảo sát thực tiễn, luận văn xây dựng cácloại phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát số 1 (Dành cho lãnh đạo quản lý Phòng GD&ĐT, các quản lý trường TH); Phiếu khảo sát số 2 (Dành cho giáo viên các trường TH): Phiếu phỏng vấn sâu số 1 (Dành lãnh đạo quản lý Phòng GD&ĐT, các quản lý trường

TH); Phiếu phỏng vấn sâu số 2 (Dành cho lãnh đạo quản lý các Phòng GD&ĐT, các quản lý trường TH). Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong phần phương pháp nghiên cứu.

3). Chuẩn bị địa bàn khảo sát thực tiễn:

Để tiến hành khảo sát có hiệu quả tôi đã liên hệ với các trường TH trong huyện để xin khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý. Chúng tôi đã liên hệ với 14 trường TH trên địa bàn để chuẩn bị cho khảo sát.

b. Khảo sát thử và khảo sát chính thức:

Sau khi xây dựng xong các phiếu khảo sát, liên hệ với các trường TH để khảo sát, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thử tại 14 trường. Mục đích của khảo sát thử là để kiểm tra độ phù hợp và độ tin cậy của các phiếu khảo sát.

c. Phân tích số liệu và viết luận văn:

Sau khi tiến hành khảo sát định lượng và định tính xong, tôi tiến hành xử lý số liệu. Số liệu được xử lý theo chương trình SPSS 20,0 (vấn đề này được trình bày cụ thể ở phần sau).

Sau khi xử lý xong số liệu tác giả đã lập các bảng số liệu theo các nội dung khảo sát, tiến hành viết luận văn theo đề cương đã xác định.

d. Khảo nghiệm và thử nhiệm các giải pháp đề xuất

Sau khi xây dựng xong các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh các trường TH, luận văn tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Sau khi có kết quả khảo nghiệm, luận văn tiến hành thử nghiệm một giải pháp để đánh giá tính khả thi của giải pháp.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Mục đích của phương pháp

Mục đích của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là để đánh giá thực trạng (có tính định lượng) quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh các trường TH, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh các trường TH.

b. Nội dung và cách thức tiến hành của phương pháp

Phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH có những nội dung cơ bản sau:

1). Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh các trường TH

2).Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh các trường TH

3). Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

a. Mục đích của phương pháp

Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu là làm rõ hơn, tìm ra những nguyên nhân của thực trạng về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.

b. Nội dung và cách thức tiến hành của phương pháp

Luận văn tiến hành thiết kế 2 phiếu phỏng vấn sâu:

Phiếu phỏng vấn sâu số 1 (Dành cho cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, các trường

TH); TH)

Phiếu phỏng vấn sâu số 2 (Dành cho cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT, các trường Nội dung phiếu phỏng vấn sâu tương tự như ở phiếu khảo sát định lượng.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học

a. Mục đích của phương pháp

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu của các phiếu đã

khảo sát, lập các bảng hỏi, đánh giá tương quan giữa các biến số…

b. Nội dung và cách thức tiến hành của phương pháp

Luận văn đã sử dụng chương trình phần mền SPSS 20.0 để xử lý số liệu khảo

sát.

Sử dụng các phép tính thống kê.

1). Phân tích thống kê suy luận: Phân tích so sánh; Phân tích tương quan nhị biến.

2). Phương pháp thử nghiệm sẽ được trình bày cụ thể ở phần thử nghiệm của chương 4.

2.2.3. Thang đo và cách tính điểm thang đo

Thang đo được sử dụng trong bảng hỏi gồm 5 mức độ là: 1. Kém/Không ảnh hưởng; 2. Yếu/Ảnh hưởng ít; 3. Trung bình/Ảnh hưởng bình thường; 4. Khá/Ảnh hưởng khá nhiều; 5. Tốt/Ảnh hưởng nhiều.

Cách tính điểm các mức như sau: (n – 1):5, tức là (5 – 1):5 = 0,8. Điểm trung bình của các mức như sau:

ĐTB Từ 1,0 – 1,80 – Mức Kém/Không ảnh hưởng; ĐTB Từ 1,81 – 2,60 – Mức Yếu/Ảnh hưởng ít; ĐTB từ 2,61 – 3,50 – Mức trung bình/Ảnh hưởng bình thường; ĐTB từ 3,51 – 4,40 – Mức khá/Ảnh hưởng khá nhiều; ĐTB từ 4,41 – 5,0

– Mức tốt/Ảnh hưởng nhiều.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH trên địa bàn huyện ĐGL

2.3.1. Thực trạng mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS ở các trường TH.

Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được phản ánh ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

TT

Mục tiêu dạy học

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

ĐTB


1

Giúp học sinh củng cố, phát triển kiến thức đã đạt được của bậc tiểu học để hình thành được năng lực

chung, năng lực đặc thù


0


25,1


25,1


37,3


12,4


3,37

2

Giúp học sinh nhận biết, tái hiện

kiến thức đã học

0

12,7

25,1

62,2

0

3,49


3

Giúp học sinh vận dụng kiến thức

vào giải quyết các tình huống cụ thể, các nhiệm vụ gắn với thực tế


0


0,2


99,8


0


0


2,99

4

Giúp học sinh có các kỹ năng thực

hiện hoạt động đa dạng

0

50,2

0

49,8

0

2,99

2

Giúp học sinh nhận biết, tái hiện

kiến thức đã học

0

12,7

25,1

62,2

0

3,49


ĐTB chung






3,21

Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được đánh giá ở mức độ trung bình, tiện cần gần với mức độ khá (ĐTB = 3,21). Điều này cho thấy, việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đã đáp ứng được yêu cầu song vẫn còn hạn chế. Trong các nội dung thực hiện mục tiêu thì nội dung “Giúp học sinh nhận biết, tái hiện kiến thức đã học”, được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,49, mức độ trung bình nhưng tiện cần gần với mức độ khá. Số liệu này chứng tỏ rằng, các trường TH được khảo sát đã thực hiện tương đối tốt mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. Các nội dung được đánh giá thấp nhất là: “Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể, các nhiệm vụ gắn với thực tế” và “Giúp học sinh có các kỹ năng thực hiện hoạt động đa dạng”, với ĐTB = 2,99, mức độ trung bình, tiệm cận gần với mức độ yếu. Kết quả này cho thấy, việc thực hiện mục tiêu dạy học giúp học sinh ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn còn hạn chế.

2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong

Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện nội dung dạy học theo hướng cận năng lực học sinh được phản ánh ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung dạy họctheo hướng tiếp cận năng lực học sinh

TT

Nội dung dạy học

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

ĐTB

1

Nội dung dạy học hướng đến việc xây dựng năng lực chung cho học sinh TH (năng lực tự

chủ và tự học)


0


0


50,0


37,6


12,4


3,62

2

Nội dung dạy học hướng đến việc xây dựng năng lực giao tiếp và hợp tác (năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh TH)


0


37,6


50,0


12,4


0


2,74

3

Nội dung dạy học hướng đến việc xây dựng năng lực đặc thù cho học sinh TH (năng lực Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể

chất)


0


0


75,1


12,4


12,4


3,37

4

ĐTB chung






3,24

Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đạt ở mức độ trung bình, với ĐTB chung = 3,24, mức độ trung bình. Kết quả này cho thấy, các trường TH được khảo sát vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Vấn đề này cũng được các cán bộ quản lý và giáo viên đồng thuận cao khi đánh giá.

2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học Đắk Glong

Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được phản ánh ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

TT

Phương pháp dạy học

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

ĐTB

1

Phương pháp dạy học theo dự án

0

0

12,4

62,4

25,1

4,12

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

0

25,3

12,4

37,3

24,9

3,61

3

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

0

62,7

37,3

0

0

2,37

4

Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột

12,4

12,4

37,6

37,6

0

3,00

5

Phương pháp dạy học tìm tòi

0

0

37,3

62,7

0

3,62

6

Phương pháp dạy học khám phá

12,4

37,6

25,1

24,9

0

2,62

7

Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống

0

0

62,4

37,6

0

3,37

8

Phương pháp thực hành, thí nghiệm

0

0

25,1

24,9

50,0

4,24

9

Phương pháp hỏi - đáp

0

12,4

62,7

24,9

0

3,12

10

Phương pháp hoạt động nhóm

0

0

24,9

75,1

0

3,75


ĐTB chung






3,38

Số liệu khảo sát tại bảng 2.5 cho thấy thực trạng mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB chung = 3,38, mức trung bình, tiệm cận mức khá. Số liệu này cho thấy việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đã được khá tốt, song vẫn còn hạn chế.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Phương pháp thực hành, thí nghiệm” với ĐTB = 4, 24 và “Phương pháp dạy học theo dự án” với ĐTB – 4,12 đều ở mức khá. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu. Sau đây là ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo được nghiên cứu.

Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh ở cấp TH chưa được thực hiện tốt bằng các hình thức dạy học khác (ĐTB = 3,61, mức độ khá).

2.3.4. Thực trạng mức độ thực hiện hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học ở Đắk Glong

Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được phản ánh ở bảng số liệu sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023