Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Tinh Thần, Thái Độ Học Tập Của Học Sinh Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố tinh thần và thái độ học tập của học sinh tới quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.24. Ảnh hưởng của yếu tố tinh thần, thái độ học tập của học sinh đến quản lý hoạt động dạy học


TT


Nội dung

Không ảnh

hưởng

Ảnh hưởng ít

Ảnh hưởng bình

thường

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

rất nhiều


ĐTB

1

Khi học sinh năng động, sáng tạo trong học tập

sẽ giúp cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả

0

0

0

24,9

75,1

4,75

2

Khi học sinh tích cực, chủ động trong học tập

sẽ giúp cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả

0

0

0

50,0

50,0

4,50

3

Khi học sinh có những kỹ năng học tốt thì sẽ

giúp cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả

0

0

24,9

50,0

25,1

4,00


Điểm trung bình chung






4,4

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 8

Các cán bộ quản lý, giáo viên được khảo sát cho rằng ảnh hưởng của yếu tố hoạt động học tập của học sinh đến hoạt động dạy học đạt ở mức ảnh hưởng nhiều, với ĐTB = 4,41. Điều này có nghĩa là các khách thể khảo sát đánh giá rằng yếu tố tinh thần, thái độ học tập của học sinh có tác động lớn đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

3.6.3. Đánh giá chung thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH

Bảng 2.25. Đánh giá chung ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động dạy học


TT

Các yếu tố

ĐTB

1

Các yếu tố khách quan


1.1

Yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay

4,16

1.2

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường

4,58

1.3

Gia đình học sinh

4,58


ĐTB chung

4,44

2

Các yếu tố chủ quan


2.1

Năng lực quản lý của chủ thể quản lý hoạt động dạy học

4,50

2.2

Năng lực dạy học của giáo viên

3,91

2.3

Tinh thần và thái độ học tập của học sinh

4,41


ĐTB chung

4,27


Điểm trung bình chung

4,35

Nhìn tổng thể, các yếu tố khách quan và chủ quan được khảo sát đều có ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học tại trường TH theo hướng tiếp cận năng lực ở mức độ nhiều, ĐTB chung = 4,35. Điều này cho thấy, quản lý hoạt động dạy học tại trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Trong các yếu tố khách quan thì yếu tố cơ sở vật chất và vai trò của cha mẹ học sinh ảnh hưởng nhiều nhất. Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố năng lực dạy học của giáo viên là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

2.7. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường tiểu học.

2.7.1. Những điểm mạnh

Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã chú trọng tới hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Tất cả các thành tốt của quá trình dạy học từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Như vậy, có thể nói rằng, Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, hiệu trưởng cũng đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh, xem đó là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục toàn diện nhà trường, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.

Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Nghị quyết 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại. Việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục và giáo viên điều chỉnh nội dung, thời gian giáo dục nên các nhà trường có điều kiện chủ động áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tiên tiến, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học bước đầu đạt hiệu quả.

* Nguyên nhân chủ quan

Hiệu trưởng các trường tiểu học đã tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, quản lý hoạt động dạy học ở các trường đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

quản lý, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.

Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có kỹ năng sư phạm khá tốt, thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong học tập.

2.7.2. Những điểm yếu

Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông mặc dù đã chú trọng tới quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Tuy vậy, sự đáp ứng này chưa cao, chưa thực hiện tốt các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học.

Các nhà trường cũng chưa ban hành các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy.

Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Quản lý và thực hiện chương trình giáo dục tiểu học hiện hành vẫn còn rập khuông, máy móc và áp đặt từ Phòng GD&ĐT đến cơ sở, chưa phát huy cao vai trò tự chủ nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đủ số lượng theo danh mục của Bộ GD&ĐT, chất lượng chưa đáp ứng tốt việc tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

* Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về sự cần thiết quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và ý thức đổi mới trong quản lý chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa cao; thói quen của nhiều giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học thụ động còn nặng nề, nhiều giáo viên chưa có nhu cầu thường xuyên tìm tòi tài liệu về phương pháp dạy học để tự tăng cường năng lực chuyên môn. Đa số học sinh tiểu học bước đầu đã biết thực hiện phương pháp học tập tích cực, nhưng chưa đủ năng lực cũng như thói quen tự học, phương pháp tự học hạn chế.

2.7.3. Cơ hội và thách thức

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại.“Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các

trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” là hướng nghiên cứu cấp thiết, có giá trị thực tiễn, là cơ hội tiếp cận đổi mới giáo dục thế giới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Qua đó, việc tiếp cận quản lý hoạt động dạy học theo hương tiếp cận năng lực học sinh đặt ra những thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm bắt kịp yêu cầu đổi mới giáo dục chung của cả nước.

Tiểu kết chương 2

Hoạt động dạy học tại các trường tiểu học tại địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông được khảo sát đã đáp ứng được những yêu cầu đạt ra nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trong đó, mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các tiểu học được đánh giá cao nhất và mức độ thực hiện hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học được đánh giá yếu nhất. Như vậy, các trường tiểu học được khảo sát đã chú trọng, quan tâm đến các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, tuy nhiên chưa thực hiện tốt các hình thức dạy học để đáp ứng mục tiêu này.

Trong 4 nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH được nghiên cứu thì nội dung được đánh giá cao nhất đó là “kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh” và “chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Nội dung “Lập kế hoạch hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh” được đánh giá có mức độ thực hiện thấp nhất.

Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học ở các trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan lẫn khách quan đều được đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều. Điều này cho thấy, quản lý hoạt động dạy học tại trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu so sánh giữa nhóm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan thì nhóm các yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố chủ quan. Trong các yếu tố khách quan thì yếu tố cơ sở vật chất và vai trò của cha mẹ học sinh ảnh hưởng nhiều nhất. Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố năng lực dạy học của giáo viên là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

Chương 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮKGLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


3.1. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải đảm bảo tính khoa học. Điều này có nghĩa là các nguyên tắc được đề xuất phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo Đảng và Nhà nước về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cấn năng lực học sinh ở các trường TH, về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Các giải pháp cũng phải dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài luận văn, nhất là các kết quả dựa trên các tính toán thống kê một cách khoa học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải có khả năng ứng dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH. Tính khả thi là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của các giải pháp.

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Việc xây dựng giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải kế thừa được các giải pháp về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trước đó, phải tiếp nhận và phát huy được những ưu điểm mà các giải pháp đang được sử dụng. Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông không chỉ kế thừa các giải pháp hiện có mà còn phát triển các giải pháp này thành các giải giải pháp mới để chúng đáp ứng được các yêu cầu quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải đảm bảo tốt tính thực tiễn. Điều này có nghĩa là các giải pháp của đề tài luận văn đều phải dựa trên các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Tính thực tiễn của các giải pháp được đề xuất phải tính đến các yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH của nước ta hiện nay.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải đảm bảo được tính hệ thống. Điều này có nghĩa là khi xây dựng các giải pháp phải xem xét đầy đủ, toàn diện của các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tương hỗ lẫn nhau.

3.2. Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3.2.1. Giải pháp 1:Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này nhằm xây dựng các tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và đánh giá quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch dạy học tại trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ trương đổi mới căn bản toàn diện nề giáo dục Việt Nam hướng tới mục tiêu hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh.

Tiêu chí 2: Xây dựng kế hoạch dạy học theo chỉ thị văn bản của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng tới mục tiêu hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh.

Tiêu chí 3: Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo dự kiến trước một cách rõ ràng các năng lực chung, năng lực chuyên môn cần hình thành ở học sinh.

Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo có độ linh hoạt, mềm dẻo nhất định để có thể phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển năng lực chung và năng lực chuyên môn của học sinh.

Tiêu chí 5: Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo thể hiện rõ các hoạt động thực hành, thảo luận, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải quyết vấn đề,… của học sinh.

Tiêu chí 6: Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo sự cụ thể háo thời gian sao cho phù hợp nhất với các hoạt động chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh.

Tiêu chí 7: Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo cụ thể hóa các nội dung dạy học mang tính chất nghiên cứu khoa học cho học sinh nhằm hình thành, phát triển năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh.

Nội dung 2: Tổ chức bộ máy hoạt động và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trương TH

Tiêu chí 1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH

Tiêu chí này gồm các nội dung sau:

Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH từ cấp hệ thống (trường TH) đến các tổ chuyên môn ( bộ máy đã được kiện toàn đủ về số lượng, cơ cấu, thành phần, đúng với quyền hạn và chức trách được giao).

Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho chủ thể quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Tiêu chí 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

TH.


sinh.


Tiêu chí này gồm các nội dung sau:

Tổ chức cho giáo viên thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học


Tổ chức cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát

triển năng lực học sinh.

Tổ chức cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Tổ chức cho giáo viên đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Nội dung 3: Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

TH

Tiêu chí 1: Chỉ đạo thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học theo hướng tiếp

cận năng lực học sinh TH

Tiêu chí này gồm các nội dung sau:

Thống nhất nhận thức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH là giúp học sinh củng cố, phát triển kiến thức đã đạt được để hình thành năng lực chung, năng lực đặc thù đối với học sinh TH.

Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH giúp học sinh nhận biết, tái hiện kiến thức đã học, có kỹ năng thực hiện hoạt động đa dạng.

Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH trên cơ sở nắm vững đặc điểm học sinh TH, đặc điểm hoàn cảnh cá nhân, và theo đúng chương trình phổ thông mới.

Tiêu chí 2: Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Tiêu chí này gồm các nội dung sau:

Chỉ đạo các chủ thể dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức dạy học.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí