Xu Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Của Học Sinh

1.3.4. Nội dung, tự học của học sinh THPT

Quá trình dạy tự học của người giáo viên hiểu theo nghĩa hẹp là thông qua bài dạy giáo viên rèn luyện cho học sinh biết cách học, tự học.

Tự học của học sinh THPT: Học sinh tự nghiên cứu SGK và tài liệu, phát hiện kiến thức, nắm bắt kiến thức, tự so sánh, đối chiếu kiến thức và biết vận dụng chuyển hóa kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Phạm vi kiến thức tự học của học sinh thuộc chương trình sách giáo khoa phổ thông và tài liệu liên quan.

1.3.5. Hình thức tự học của học sinh THPT

Hình thức thứ 1: Tự học diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của người dạy và phương tiện kỹ thuật trên lớp.

Hình thức này diễn ra trong giờ lên lớp, dưới sự chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và các phương tiện kỹ thuật trên lớp hay còn gọi là hình thức học “giáp mặt”, ở đây người học là chủ thể nhận thức tích cực. Họ phải phát huy những năng lực và các phẩm chất cá nhân như nghe giảng, ghi chép bài, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và khả năng tập trung, chú ý,… để tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người thầy truyền đạt cho.

Hình thức này bao gồm: Thảo luận trên lớp theo nhóm.

Ở dạng tự học này giáo viên đóng vai trò chủ đạo, do đó thông qua việc thiết kế bài giảng, giáo viên phải tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Hình thức thứ 2: Tự học diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của người dạy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tự học diễn ra khi không có sự điều khiển trực tiếp của thầy, hình thức này người học phải tự sắp xếp thời gian, kế hoạch và điều kiện cơ sở vật vất, năng lực bản thân để tự học, củng cố, đào sâu tri thức hoặc tự mình hình thành kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nào đó theo chương trình giáo dục của nhà trường và yêu cầu nội dung dạy học của giáo viên.

Đây là dạng học diễn ra ngoài giờ lên lớp dưới sự quản lý của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, các lực lượng trong nhà chủ yếu đóng vai trò gián tiếp thông qua yêu cầu về mục tiêu, nội dung và các hình thức kiểm tra đánh giá

Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - 4

kết quả tự học, còn lực lượng trực tiếp quản lý hình thức này chính ban thân học sinh và gia đình học sinh.

Hình thức này bao gồm: Đọc sách, đọc bài giảng, nghiên cứu tài liệu qua mạng internet, làm bài tập,…

Đây là hình thức tự học được nghiên cứu trong học sinh.

Hình thức thứ 3: Tự học độc lập nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết riêng của cá nhân, mở rộng tri thức ở bên ngoài.

Người học tự tìm kiếm tri thức để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của riêng cá nhân, mở rộng tri thức bên ngoài. Người học tự tìm kiếm tri thức để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của riêng mình, bổ sung, mở rộng tri thức ngoài SGK. Đây là dạng tự học ờ mức độ cao nhất, đòi hỏi tính tự giác cao của người học.

Hình thức này bao gồm: Đọc sách tại thư viện, internet,…

Tự học có thể tóm tắt lại như sau: “Trò học, cốt lõi là tự học, học cách học, học cách tư duy. Thầy dạy, cốt lõi là dạy cách học, cách tư duy. Tác động dạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển của người học theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu, lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố giúp đỡ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân sự vật. Tác động dạy của thầy dù là quan trọng đến mức “không thầy đố mày làm nên” vẫn là ngoại lực hướng dẫn, trợ giúp, tạo điều kiện cho trò tự học, tự phát triển và trưởng thành,… trò là chủ thể tự mình xử lý thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình bằng cách học, cách tư duy của chính mình. Thầy là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò biết cách tự học chữ, học nghề, tự học nên người.

1.3.6. Phương pháp dạy tự học

Trong tự học yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công kết quả tự học chính là phương pháp tự học, nếu người học rèn luyện cho mình được phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người phát huy nội lực làm cho kết quả học tập được tăng lên, thích ứng với cuộc sống hiện tại và tương lai. Vì vậy việc dạy học sinh phương pháp tự học là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên.

Phương pháp dạy tự học pháp nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy, hướng tới

tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học.

Bản chất của phương pháp dạy tự học trong đó người dạy đóng vai trò chủ đạo để tổ chức chỉ đạo và định hướng cho người học có phương pháp học - tự học tối ưu; người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh trí thức, kỹ năng kỹ xảo và nắm được cách thức, con đường đi tới trí thức, kỹ năng kỹ xảo đó.

Phương pháp dạy tự học là hoạt động tương tác sư phạm của thầy và trò được thực hiện theo 4 bước:

- Dạy học sinh tự tìm hiểu tài liệu, sách giáo khoa:

Sách giáo khoa, tài liệu là những vật dụng không thể thiếu được của học sinh, quá trình dạy tự học phải bắt đầu tự việc giúp học sinh từ tìm hiểu và tiếp cận tri thức của SGK một cách hiệu quả. Từ đó học sinh biết cách vận dụng tri thức, thông tin lĩnh hội được từ SGK và tài liệu trong việc giải quyết các vấn đề học tập liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống,… Ngoài ra việc dạy học sinh tự tìm hiểu SGK, tài liệu có thể thúc đẩy quá trình trao đổi, phổ biến thông tin giúp các em người học có thể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày,chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.

- Dạy học sinh cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học.

Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng phải sử dụng trong quá trình học tập. Trình độ nghe và ghi chép của người học không giống nhau ở những môn học khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Điều quan trọng trước tiên là giáo viên cần truyền đạt cho học sinh những nguyên tắc chính của hoạt động nghe - ghi chép. Các em thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều học sinh chỉ chờ giáo viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học nếu ngược lại thì đành bỏ trống vở khiến tâm lí bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức.

Thực tế đó đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất. Phải rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi chép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính, các luận điểm quan trọng mà giáo viên nhấn

mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào không hiểu cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi giáo viên ngừng giảng nhằm đào sâu kiến thức và tiết kiệm thời gian.

- Dạy học sinh học bài.

Vấn đề mấu chốt của dạy học sinh tự học là dạy học sinh học bài theo các thang nhận thức quy định trong từng môn học. Tức là học cách phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học nhận xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức,… Bên cạnh đó còn phải rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học.

Một trong những hình thức giúp học sinh làm việc nhóm tốt nhất là tạo cơ hội cho các em diễn ngôn trực tiếp. Từ cách lấy dẫn chứng để chứng minh một vấn đề, giải thích, phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay thuyết trình, giới thiệu, tổng thuật một sự kiện, một vấn đề khoa học hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng. Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của học sinh để có sự bổ sung điều chỉnh hợp lí, kịp thời. Đảm bảo chất lượng giờ giảng luôn được cải thiện theo hướng tích cực.

- Dạy học sinh cách tự kiểm tra củng cố, đánh giá để hoàn thiện trí thức.

Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức: Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của giáo viên, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu,… Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy.

1.4. Quá trình dạy - học ở trường THPT

1.4.1. Quá trình dạy - học

Quá trình dạy - học là sự phối hợp thống nhất của hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy học.

Quá trình dạy - học là một quá trình thống nhất bao gồm quá trình dạy và quá trình học, là một hệ thống tác động lẫn nhau giữa thầy và trò.

Dạy - học là một hoạt động tổ chức, điều khiển của người thầy không có nghĩa chỉ là truyền thụ kiến thức (những sản phẩm có sẵn) mà còn cần có tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành cho họ thái độ, năng lực, phương pháp và ý chí học tập để họ tự "khám phá" tri thức, kỹ năng hay nói cách khác là phải hình thành cho học sinh cách học.

Trong khi lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, tuyệt nhiên không phải là hạ thấp vai trò chủ đạo của người thầy với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra quá trình nhận thức của học sinh. Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học của trò dưới sự điều khiển sư phạm của thầy.

Trong quá trình dạy - học, người dạy và người học phải cộng tác chặt chẽ với nhau. Người thầy vừa phải truyền đạt thông tin học tập vừa phải điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học và kỹ năng tương ứng. Học sinh vừa phải lĩnh hội thông tin học tập, vừa phải tự điều khiển quá trình lĩnh hội của mình.

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc

nh dạy - học

Quá trình dạy - học là một hệ thống toàn vẹn gồm ba thành tố cơ bản: thầy, trò, tri thức. Ba thành tố này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau theo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt chẽ quá trình dạy của thầy với quá trình học của trò làm cho dạy học cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng và hiệu quả trong giáo dục.

của quá trì

Tri thức

Truyền đạt

Điều khiển

Dạy

Lĩnh hội

Tự điều khiển

Học


Chuẩn bị

Kế hoạch bài dạy (giáo án)

THỰC THI

Đánh giá cải tiến

Quy trình dạy - học xét trên quan điểm hệ thống bao gồm 3 giai đoạn với các thành tố liên kết với nhau thành một chu trình và tác động qua lại với nhau. Có thể biểu diễn quy trình dạy - học bằng sơ đồ sau:

Phân tích nhu cầu

Mục tiêu bài dạy

Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá tổng kết

Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kì

Xác định mục tiêu môn học, bài học, lập kế hoạch dạy - học , chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra - đánh giá

Kế hoạch đánh giá cải tiến

Sơ đồ 1.2. Quy trình dạy - học

Giai đoạn chuẩn bị được thể hiện qua hai khâu cơ bản là: Phân tích nhu cầu và xác định mục tiêu dạy học môn học, bài học, lập kế hoạch dạy - học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra - đánh giá.

- Phân tích nhu cầu: Đây là khâu tiên phong trong quy trình dạy học. Để thực hiện khâu này, người giáo viên cần thực hiện các công việc sau:

+ Xác định vị trí môn học (đang dạy) trong chương trình của bậc học giúp giáo viên biết vị trí, vai trò của môn học trong việc đạt mục tiêu chung của cả bậc học/cấp học, qua đó có quan điểm đầy đủ về giáo dục toàn diện. Hơn nữa, giáo viên sẽ biết tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà học sinh đã tích luỹ được từ các môn học

khác, tạo sự liên kết, vận dụng tổng hoà các kiến thức đó vào học tập cũng như cuộc sống sau này.

+ Điều tra đối tượng dạy học (học sinh) gồm kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi bắt đầu môn học; Điều tra phong cách học của người họ là những đặc trưng sinh học của cá nhân, là thói quen học tập riêng của từng người học; Điều tra hứng thú của người học với môn học giúp giáo viên nắm được động cơ, sự ham thích học tập môn học để có chiến lược dạy - học phù hợp.

- Xác định mục tiêu dạy học môn học, bài học, lập kế hoạch dạy - học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra - đánh giá.

+ Mục tiêu dạy học môn học, bài học

Mục tiêu của môn học là những gì học sinh hoàn thành được sau khi học xong môn học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Những mục tiêu này được xác định dưới dạng hành vi, có thể quan sát được, chỉ rõ những hành vi mà học sinh phải thực hiện để chứng tỏ mục tiêu học tập đã hoàn thành.

Mục tiêu bài học là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy - học, hình thức kiểm tra đánh giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của kế hoạch bài dạy (giáo án). Mục tiêu bài học là sự miêu tả đầu ra mong đợi của giáo viên và học sinh sau 1 bài học, là cơ sở cho các hoạt động khác trong giờ học và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả giờ học.

+ Lập kế hoạch dạy - học

Kế hoạch dạy - học là lịch trình cho 1 học kì/năm học, chi tiết tới từng bài học với dự kiến về hình thức tổ chức dạy - học (ở nhà, trên lớp, làm việc nhóm, thí nghiệm v.v.), các phương pháp, phương tiện, công cụ cần chuẩn bị (máy chiếu, đồ thí nghiệm, phiếu học tập, câu hỏi v.v.), các hình thức kiểm tra - đánh giá có thể (trắc nghiệm khách quan, câu đố v.v.) ứng với từng bài học.

Phần cuối của kế hoạch dạy - học là kế hoạch kiểm tra đánh giá với các hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau.

+ Chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra - đánh giá

Giai đoạn thực thi - Làm kế hoạch bài học (giáo án):

Giai đoạn thực thi kế hoạch dạy - học bắt đầu bằng khâu chuẩn bị “kế hoạch bài học ” và môi trường dạy học.

Kế hoạch bài học bắt đầu từ mục tiêu chi tiết của bài học đã được xây dựng từ đầu. Đây là điểm trung tâm, quyết định toàn bộ các khâu còn lại của qui trình dạy - học: nội dung dạy - học, hình thức tổ chức dạy - học (trong đó có phần tự học của học sinh, có sự hướng dẫn và KTĐG của thầy), phương pháp dạy - học, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy - học.

Giai đoạn đánh giá cải tiến:

Sau mỗi bài giảng, giáo viên ghi chép lại cảm tưởng của mình, một nhận xét ngắn gọn, một đánh giá v.v. đều có giá trị như những tư liệu để giáo viên có kế hoạch đánh giá cải tiến kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Sau 1 giai đoạn (học kì, năm học), giáo viên tổng kết tư liệu thu được và lập kế hoạch cải tiến cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân cho giai đoạn sau.

Có thể nói mỗi giai đoạn của quá trình dạy học do người giáo viên đảm nhiệm, hoạt động tự học của học sinh không thể tách rời, có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy của người giáo viên. Chính việc lĩnh hội tri thức, tự điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong vai trò chủ thể học tập đã thể hiện rất rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tự học.

1.4.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ đổi mới chương trình giáo, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất năng lực, hài hòa về đức, trí, thể, mỹ và phát triển tốt tiềm năng của mỗi học sinh, tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022