Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

Bảng 2.17. So sánh thực trạng quản lý qua các biến số như giới tính, thâm niên công tác, vị trí công tác và trình độ học vấn

Bảng 2.18. So sánh thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông qua biến số trình độ học vấn Bảng 2.19: Ảnh hưởng của yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay

Bảng 2.20. Ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học

Bảng 2.21. Vai trò của cha mẹ học sinh đến quản lý hoạt động dạy học

Bảng 2.22. Ảnh hưởng năng lực quản lý của Hiệu trưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học

Bảng 2.23. Ảnh hưởng năng lực dạy học của giáo viên đến quản lý hoạt động dạy học

Bảng 2.24. Ảnh hưởng của yếu tố tinh thần, thái độ học tập của học sinh đến quản lý hoạt động dạy học

Bảng 2.25. Đánh giá chung ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động dạy học Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp được đề xuất

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tri thức phát triển, giáo dục Việt Nam sớm tìm tiếng nói chung với các nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, điều cơ bản là nhanh chóng chuyển hệ thống giáo dục Việt Nam sang phát triển tiếp cận năng lực học sinh. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi hoạt động dạy học trong nhà trường. Giáo viên và học sinh trong nhà trường đang chịu nhiều sức ép và thách thức lớn. Do vậy hoạt động dạy học trong nhà trường theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực, giúp học sinh có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp, đa dạng và thay đổi có thể thích ứng với những biến động của sự biến đổi đời sống xã hội.

Huyện Đắk Glong có vị thế địa lí chính trị và an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng ở tỉnh Đắk Nông. Đây là một vùng đất có nhiều ưu thế để phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên những năm gần đây Đắk Glong, Đắk Nông có xu hướng phát triển chậm lại về mọi mặt. Điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề về phát triển giáo dục. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, khi chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai và thực hiện áp dụng trên phạm vi cả nước; việc định hướng công tác quản lý hoạt động dạy học các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là một tất yếu và là giải pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường Tiểu học trong toàn huyện. Trong những năm qua, GD&ĐT huyện Đắk Glong rất chú trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đề ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở các trường Tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo dục ở một số trường Tiểu học có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quản lý hoạt động dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Năng lực điều hành, chỉ đạo việc quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của một số cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ thực trạng đó, dẫn đến hệ quả một số học sinh trong

học tập còn thụ động hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ những cơ sở nói trên, đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” được xem là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cần nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Các nghiên cứu về dạy học và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học.

Hoạt động dạy học là hoạt động chủ đạo trong các nhà trường nói và trường Tiểu học nói riêng. Do vậy, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề này. Dưới đây sẽ phân tích cụ thể các nghiên cứu được thực hiện theo hướng này.

R. E. Boyatzid (1982) cho rằng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cần xử lý một cách có hệ thống 3 khía cạnh: (1) Xác định các năng lực; (2) Phát triển chúng; (3) Đánh giá chúng một cách khách quan [21]. Như vậy để xác định được các năng lực, điểm bắt đầu thường là các kết quả đầu ra. Từ đó, đi đến xác định vai trò của những người có trách nhiệm phải tạo ra các kết quả đầu ra này. Trên cơ sở của từng vai trò, xác định các năng lực cần thiết để có thể thực hiện tốt vai trò đó.

Tác giả Đỗ Ngọc Thống (2012) nêu ra bản chất và lí do chuyển sang cách tiếp cận năng lực là “Chủ trương giúp học sinh không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống” [25].

2.2. Các nghiên cứu về quản lý dạy học và quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học.

Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010), chú trọng phân tích quản lý dạy học là quản lý các thành tố mục tiêu, nội dung – chương trình, phương pháp – hình thức, cơ sở vật chất, lực lượng, đánh giá kết quả và môi trường dạy học. Nội dung quản lý dạy học phải bao gồm: (1) Quản lý quy chế chuyên môn; (2) Quản lý tổ chức nhân lực dạy học; (3) Quản lý việc huy động và sử dụng tài lực, vật lực; (4) Quản lý môi trường dạy học; (5) Quản lý việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học [11].

Các nghiên cứu đã đề cập đến cơ sở khoa học của quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm luận, cách tiếp cận này có thể áp dụng trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường Tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Mục đích và nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông góp phần nâng cao kết quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học.

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý này.

Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và thử nghiệm một giải pháp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý hoạt động theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường Tiểu học.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

4.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học và tiếp cận chức năng quản lý, đề tài xác định các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học gồm: lập kế hoạch, tổ

chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học ở các trường Tiểu học.

4.3.2. Giới hạn về chủ thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học như có rất nhiều chủ thể tham gia: Lãnh đạo phòng GD&ĐT; Quản lý các trường Tiểu học; Tổ trưởng chuyên môn. Tuy nhiên trong đề tài này chủ thể chính được xác định là Quản lý trường Tiểu học.

4.3.3. Giới hạn về địa bàn và khách thể khảo sát thực tiễn

Luận văn tiến hành khảo sát thực tiễn với các nhóm khách thể như: Lãnh đạo phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường Tiểu học ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận (Cách tiếp cận nghiên cứu)

Để tiến hành nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, luận văn xác định các cách tiếp cận nghiên cứu sau:

Tiếp cận hệ thống: Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, yếu tổ chủ quan và khách quan. Vì vậy, trong luận văn này, quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các tường Tiểu học được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố.

Tiếp cận phát triển: Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường Tiểu học phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong qúa trình quản lý và quá trình dạy học tại các trường Tiểu học. Thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học ở thời gian hiện tại, quá khứ và dự báo tương lai phát triển.

Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và hoạt động dạy học của giáo viên và học tập của học sinh ở các

trường Tiểu học để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học.

Tiếp cận năng lực: Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là hoạt động hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản của học sinh. Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn đề lý luận cơ bản như: khía niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tại trường Tiểu học. Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh gía hoạt động dạy học. Các chức năng này càn phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt động dạy học của chủ thể.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

5.2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài huyện Đắk Glong về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường Tiểu học. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài huyện luận văn xác định phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận văn. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận văn.

5.2.1.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quản lý giáo dục (Bộ GD &ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT).

Nghiên cứu các số liệu qua báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục, các trường TH. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy học của trường Tiểu học huyện Đắk

Glong, tỉnh Đắk Nông.

5.2.1.3. Cách thực hiện phương pháp

Thu thập tài liệu trong và ngoài huyện liên quan tới đề tài luận văn; phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu.

Từ phân tích các tài liệu xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận văn, các khái niệm công cụ của luận văn, nội dung lý luận về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS Tiểu học và quản lý hoạt động này cũng như các yếu tố ảnh hướng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của luận văn.

5.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi;

5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu;

5.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;

5.2.5. Phương pháp thử nghiệm sư phạm.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 và chương 3 của luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề về lý luận quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Luận văn đã xây dựng được các tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường Tiểu học.

6.2. Về mặt thực tiễn

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có các tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học được luận văn đề xuất tác động vào các mặt: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông sẽ có tác động quyết định đến kết quả hoạt động hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo quản lý, giáo viên các trường Tiểu học.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học;

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;

Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí