Quản Lý, Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học

1.3.3.3. Hoạt động ghi nhớ của học sinh: Ghi nhớ máy móc của học sinh ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ có ý nghĩa, dựa trên sự so sánh, phân loại, hệ thống hóa. Giáo viên cần dạy học sinh kỹ năng biết tìm điểm tựa để nhớ, lập dàn ý, lập bảng hệ thống hóa, rèn luyện cho các em trình bày các vấn đề đã học bằng lời nói của mình.

1.3.3.4. Hoạt động dạy học tư duy của học sinh: Tư duy trừu tượng khái quát ngày càng phát triển, tuy rằng tư duy hình tượng, cụ thể vẫn giữ vai trò quan trọng. Trong nhiều trường hợp, tác động của những ấn tượng cảm tính mạnh mẽ hơn tác động của từ ngữ nhưng nếu không quan tâm đến sự phát triển của tư duy trừu tượng cho các em thì sẽ cản trở sự lĩnh hội bản chất của các khái niệm khoa học trong chương trình.

1.3.3.5. Hoạt động giao tiếp của học sinh: Học sinh Tiểu học có cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được thừa nhận đã là người lớn. Các em muốn được người lớn tôn trọng nhân cách, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của mình.

1.4. Quản lý, quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học

sinh.


1.4.1. Khái niệm quản lý

Từ điển giáo dục của tác nhóm tác giả Vũ Văn Táo, Bùi Hiền, Nguyễn Văn

Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh ( 2001): “ Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chú đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.”[7,tr.326].

Dưới gốc độ quản lý giáo dục, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) cho rằng: “ Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chú thể quản lý đến người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [23,tr.18].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Từ những các khái niệm trên có thể xác định khái niệm quản lý như sau:

Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể đến khách thể của nó [21,tr.46].

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 4

1.4.2. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

Từ phân tích các khái niệm trên có thể xác định khái niệm quản lý hoạt động dạy học theo cách tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH như sau:

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH là một cách tiếp cận trong quản lý dạy học, trong đó chủ thể quản lý lấy các năng lực chung và năng lực đặc thù cần hình thành cho học sinh làm chuẩn đầu ra để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/đánh giá quá trình dạy học của người dạy và người học, nhằm thực hiện mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực học sinh.

Từ định nghĩa nêu trên ta thấy:

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học là quá trình tác động có mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học của chú thể quản lý.

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH

1.4.3.1. Lập kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS ở các trường

TH

Lập kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường

TH là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý của chủ thể quản lý hoạt động này.

Lập kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH gồm các giai đoạn sau:

Thiết lập các mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS ở các trường

TH;

Nhận diện các nguồn lực thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học

sinh ở các trường TH;

Quyết định cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt được mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH;

Quyết định về chí tiêu, cách thức đánh giá kết quả đạt được của bản kế

hoạch.

1.4.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH

Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH là sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực tham gia hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH một cách khoa học và hợp lý, đạt được mục tiêu quản lý.

Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường

TH.

Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH

gồm có hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau.

Tổ chức hoạt động dạy của giáo viên

Tổ chức thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh TH. Sao cho bài dạy của giáo viên phải giúp học sinh hình thành được các năng lực chung và đặc biệt là năng lực chuyên môn.

Tổ chức hoạt động học của học sinh:

Tổ chức đổi mới phương pháp học tập; Tổ chức đổi mới hình thức học tập;

Hoạt động học phải hướng tới hình thành và phát huy được khả năng tự chủ và tự lập của học sinh trong học tập ở trên lớp và tự học ở nhà.

1.4.3.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học

* Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH có mục tiêu là nhằm giúp học sinh TH có kiến thức. Trong đó, giúp học sinh nhận biết, tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể, các nhiệm vụ gắn với thực tế.

* Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH thông qua các nội dung các môn học chính khóa trên lớp nhằm hình thành năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh.

Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH thông qua học nhóm, tự học, thảo luận ngoại khóa, tham quan, phụ đạo, qua các hình thức học tập mang tính chất nghiên cứu khoa học, tự học.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT theo mục tiêu hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn của học sinh. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm theo mục tiêu hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn của học sinh.

* Chỉ đạo thực hiện các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

Xây dựng hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học đường, các trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Trang bị đầy đủ máy chiếu, các phòng chức năng, phòng thí nghiệm, câu lạc bộ, thư viện, phòng học thực hành, phòng giáo dục thể chất, phòng học tiếng anh, phòng học tin học, phòng học âm nhạc. Các trang thiết bị này phải đáp ứng được mục tiêu dạy học các môn học nhằm giúp cho học sinh có được các năng lực chung và năng lực chuyên môn. Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khảo, tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Trang bị được hệ thống thông tin phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH nhằm tìm ra những ưu điểm, thành tích và những hạn chế, khuyết điểm của các khâu quản lý để tổ chức hoạt động dạy học, nhằm kịp thời điều chỉnh

hoạt động dạy học đi đúng định hướng phát triển năng lực của học sinh. Quá trình kiểm tra, đánh giá là tiến trình diễn ra như sau:

Thiết lập các tiêu chuẩn của hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH. Để hoạt động kiểm tra, đánh giá có kết quả tốt, Hiệu trưởng nhà trường tham khảo các quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT địa phương để xây dựng các tiêu chuẩn làm việc của các chủ thể. Đo lường mức độ hoàn thành công việc so với các tiêu chuẩn đề ra. Sau xây dựng được các chuẩn kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường cần đo lường hoạt động dạy học của giáo viên so với các chuẩn đã xác định. Khi phát hiện các sai sót, Hiệu trưởng cần điều chỉnh các biểu hiện lệch chuẩn của các tổ chuyên môn và giáo viên.

1.5. Các yếu tổ ảnh hướng đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

1.5.1. Ảnh hướng của các yếu tổ khách quan

* Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng: Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa [22]; đã và đang có tác động to lớn đến quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường, của đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là dổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”[24,tr.2]. Theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông mới có nêu: “Chương trình giáo dục TH giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục

học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”[9,tr.6]. Chính vì vậy, năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường, của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn phải được cập nhật, bổ sung để đáp ứng được yêu cầu đó trước tiên.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện quan trong cho các trường TH hình thành và đi vào hoạt động, là yếu tổ không thể thiếu được trong quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có ảnh hướng lớn đến hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng tiếp nhận năng lực học sinh ở các trường TH.

* Gia đình học sinh

Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa học sinh và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội. Trong gia đình, học sinh nhận được những kinh nghiệm và kĩ năng sống đầu tiên, những định hướng đầu tiên về phẩm chất và năng lực của mình. Cha mẹ học sinh là người am hiểu về những mặt mạnh, những mặt hạn chế về năng lực học sinh và cách khắc phục nó.

1.5.2. Ảnh hướng của các yếu tố chủ quan

* Năng lực quản lý của chủ thể quản lý hoạt động dạy học

Cán bộ quản lý (Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng bộ môn) là chủ thể của quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH. Năng lực quản lý của chủ thể quản lý hoạt động dạy học là yếu tố quyết định trong việc kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động dạy học của nhà trường.

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng giúp việc tổ chức hoạt động dạy học tại nhà trường một cách hiệu quả. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng giúp việc kiểm tra, đánh giá giáo viên một cách phù hợp.

* Năng lực dạy học của giáo viên

Đội ngũ giáo viên là chủ thể của quá trình dạy học, là người trực tiếp giảng dạy, nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh để

phát triển phẩm chất và năng lực. Vì vậy, năng lực dạy học của giáo viên là yếu tổ quan trọng không thể thiếu, ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH.

* Tinh thần và thái độ học tập của học sinh

Tinh thần và thái độ học tập của học sinh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH không chỉ làm thay đổi hoạt động của giáo viên, mà còn làm thay đổi hoạt động học của học sinh. Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH có thành công hay không thành công phụ thuộc rất lớn vào học sinh.

Tiểu kết chương 1

Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận học sinh ở trường Tiểu học, có thể thấy các công trình nghiên cứu đã đạt những thành tựu nhất định trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Những đề tài, các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung phân tích sâu sắc khẳng định vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học; trên cơ sở khảo sát đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học, phân tích rõ quan niệm tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Kết quả của những nghiên cứu trên là cơ sở và tiền đề để tác giả kế thừa và phát triển hoàn thiện luận văn. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh còn ít nghiên cứu, phân tích sâu và chưa đưa ra các giải pháp tập trung cho việc thực hiện mục tiêu; kế hoạch; phương thức tổ chức; chỉ đạo dạy học; phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Như vậy, nghiên cứu đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tập trung trọng tâm chuyển từ hoạt động dạy học chủ yếu từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là một vấn đề chưa được nghiên cứu sâu sắc và toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp Tiểu học.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


2.1. Khái quát về tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Đắk Glong là huyện có diện tích lớn nhất trong các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Nông với 144.825 km² diện tích tự nhiên. Dân số toàn huyện năm 2021 gần 73 nghìn người. Toàn huyện có 6/7 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; kinh tế - xã hội phát triển chậm, nhân dân sinh sống chủ yếu là phát nương làm rẫy, trình độ dân trí thấp. Sự nghiệp giáo dục tuy có chuyển biến cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ sở vật chất trường, lớp ngày càng được cải thiện nhưng thực chất vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong giai đoạn hiện nay.

Toàn huyện có 37 cơ sở giáo dục. Tổng số có 19328 học sinh (nhà trẻ là 139 trẻ), trong đó học sinh nữ 9191 em, học sinh là người dân tộc thiểu số 12331 em (chiếm tỷ lệ 63,8%), số học sinh nữ dân tộc thiểu số là 5775 em (chiếm tỷ lệ 29,9%).

Về giáo dục TH: Giáo dục tiểu học có 14 trường với 9691 học sinh; dân tộc thiểu số 6503 em (chiếm tỷ lệ 67,1%), số trường đạt chuẩn quốc gia là 02 trường (Trường tiểu học Nơ Trang Lơng, Trường tiểu học Kim Đồng).

Qua những phân tích thực trạng GD&ĐT ở các trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong cho thấy, tiềm năng và nhu cầu phát triển GD&ĐT có nhiều lợi thế, nhưng cũng còn nhiều bất cập, theo đó việc quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS nhằm đáp ứng giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay là hết sức cần thiết.

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023