KẾT LUẬN
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã cố gắng giải quyết một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, từ đó làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa thống nhất về mặt lý luận, khoa học.
Bảo vệ quyền tự do tình dục của trẻ em được pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của các nước trên thế giới thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau đều có quy định các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các mức độ khác nhau như Bộ luật Hình sự Thụy Điển, Canada hoặc gọi chung là tội hiếp dâm (Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) hoặc tội lạm dụng tình dục trẻ em (Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức). Việc nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự các nước trên thế giới sẽ là cơ sở để chúng ta hoàn thiện pháp luật nước ta. Tuy nhiên, việc học hỏi pháp luật nước ngoài phải trên nguyên tắc kế thừa, phát huy và có chọn lọc để phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
Ở Việt Nam, bảo vệ quyền này của trẻ em và trừng trị hành vi xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong luật hình sự phong kiến và phát triển cho đến ngày nay. Có thể nói, dấu hiệu pháp lý của các tội phạm này được các cơ quan tố tụng giành một sự quan tâm đặc biệt và thể hiện khá đầy đủ trong các văn bản hướng dẫn công tác xét xử của Tòa àn nhân dân trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước và dần hoàn thiện trong các quy định của các Bộ luật Hình sự. Có thể dễ dàng nhận thấy, các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhiều hình thức, thủ đoạn phạm tội mới, dẫn đến một số quy định bộc lộ những bất cập, cần nghiên cứu, hoàn thiện (như chúng tôi phân tích ở trên).
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch của cả nước, nơi thể hiện đầy đủ các đặc tính cũng như các đặc điểm tội phạm xâm hại tình dục. Do vậy, nghiên cứu những đặc trưng của tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Hà Nội cho phép chúng ta có những đề xuất phù hợp hơn đối với loại tội phạm này trong tương lai (trên địa bàn toàn quốc).
Qua phân tích thực tế, có thể thấy một thực trạng cho thấy công tác cán bộ của cơ quan tư pháp của Hà Nội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm, chú ý. Do đó vừa không phát huy được ý nghĩa, mục đích của các chính sách hình sự mặt khác làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua.
Để tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp hình sự thực hiện tốt chức năng của mình, theo chúng tôi, các nhà làm luật nước ta cần kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật một số nội dung còn chưa rõ ràng, đầy đủ, qua đó, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện Bộ luật Hình sự và các giải pháp khác bên cạnh giải pháp sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự.
Trong bản luận văn này, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp nên một số nội dung liên quan không tránh khỏi những quan điểm khác nhau. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ để những luận văn được hoàn thiện hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Lại Độ Tuổi Trẻ Em Là Nạn Nhân Của Tội Phạm
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Đối Với Các Tội Phạm Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em
- Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Bình (2001), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
2. Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Chính phủ (2011), Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
10. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1976), Sắc luật số 03/SL ngày 15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt.
11. Đào Xuân Dũng (2006), Tình dục học đại cương, Nxb Y học, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
15. Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu) (2007), Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
16. Lê Thị Hoa (2006), Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
17. Học viện Cảnh sát nhân dân, Văn phòng Dự án Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon) (2015), Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam - Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống, Tài liệu Hội thảo khoa học, Tổ chức tại Hà Nội ngày 17/4/2015, Hà Nội.
18. Hoàng Văn Hùng (2006), "Một số bất cập về tội hiếp dâm trẻ em và kiến nghị hoàn thiện", Luật học, (3), tr. 36-39.
19. Liên hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em.
20. Cao Thị Oanh (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, (Dùng trong các trường Đại học chuyên ngành Luật, An ninh, Công an), Hà Nội.
21. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
22. Trương Hồng Quang (2011), "Bảo vệ quyền của LGBT dưới góc độ luật hình sự", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 42-45.
23. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 - Phần các tội phạm - Chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
25. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
27. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (1991), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
30. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
31. Quốc hội (1997), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
32. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
33. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
34. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
35. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
36. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy - Hà Nội (2012), Bản án hình sự sơ thẩm số 23/HSST ngày 28/6/2012, Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng - Hà Nội (2012), Bản án hình sự sơ thẩm số 4/HSST ngày 23/2/2012, Hà Nội.
39. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Bản án hình sự sơ thẩm số 34/HSST ngày 15/6/2011, Hà Nội.
40. Tòa án nhân dân tối cao (1967), Bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11/5/1967 hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm trẻ em và các tội phạm khác xâm phạm về mặt tình dục, Hà Nội.
41. Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
42. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Công văn số 73/TK ngày 2/3/1995 hướng dẫn về đường lối xét xử loại tội phạm tình dục trẻ em, Hà Nội
43. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, Hà Nội.
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam,
Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Liên bang Nga, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Canada, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Thụy Điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Đào Trí Úc (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam (1996), Một số văn kiện Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1979), Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
53. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 12/7/2011 (2011), Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Hà Nội.
54. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
55. Trịnh Tiến Việt (2003) Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội.
56. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2010), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.