Thang đo SOLO là thang đo các cấu trúc về nhận thức, những biểu hiện trong thang đo chính là biểu hiện của năng lực. Thang đo này đánh giá nhiệm vụ của học sinh về chất lượng học tập, trên cơ sở đó giáo viên đưa ra những tác động phù hợp để phát triển các mức năng lực cho học sinh. Từ 5 mức năng lực của thang SOLO giáo viên có thể xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ học tập, các tiêu chí đánh giá, đánh giá học sinh từ đó có phương án phù hợp cho việc học tập của học sinh.
Với những phân tích trên cho thấy sử dụng thang đo SOLO để đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc là phù hợp. Xác định mức độ năng lực này của học sinh đạt được từng thời điểm, để từ đó có những biện pháp tác động phù hợp trong quá trình bồi dưỡng DBĐH giúp học sinh đạt chuẩn và trên chuẩn năng lực sử dụng CNTT&TT. Có thể mô tả chi tiết năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc như sau:
Bảng 1.4: Mô tả chi tiết năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc
Mức độ | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | |
Năng lực sử dụng máy tính cơ bản | |||||
1. Hiểu về máy vi tính | Chưa mô tả được cấu tạo, tính năng sử dụng của máy vi tính, khái niệm phần cứng, phần mềm. | Mô tả chưa đầy đủ được cấu tạo, tính năng sử dụng của máy vi tính, khái niệm phần cứng, phần mềm. | Mô tả được cấu tạo, tính năng sử dụng của máy vi tính, khái niệm phần cứng, phần mềm. | Giải thích được cấu tạo, tính năng sử dụng của máy vi tính, phân biệt được phần cứng, phần mềm. | Đánh giá cấu tạo, tính năng sử dụng của máy vi tính, phân biệt được phần cứng, các loại phần mềm. |
2. Thao tác với máy vi tính | Chưa thực hiện được các thao tác khởi động, tắt máy đúng quy trình, chưa sử dụng được bàn phím, chuột. | Thực hiện được các thao tác khởi động, tắt máy đúng quy trình, sử dụng được bàn phím, chuột | Thực hiện thành thạo được các thao tác khởi động, tắt máy đúng quy trình, sử dụng bàn phím, chuột đúng cách. | Phân biệt được các thao tác khởi động, tắt máy đúng quy trình, sử dụng thành thạo bàn phím, chuột. | Phân tích được hậu quả việc tắt máy đột ngột, mất điện khi đang làm việc, linh hoạt trong sử dụng bàn phím, chuột. |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Trong Dạy Học Tin Học Cho Học Sinh Dbđh Dân Tộc.
- Những Vấn Đề Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Cơ Sở Xây Dựng Khung Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt
- So Sánh Dạy Học Tiếp Cận Nội Dung Và Tiếp Cận Năng Lực
- Một Số Con Đường Để Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt
- Quan Điểm Của Giáo Viên Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Cho Học Sinh Dbđh
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Mức độ | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | |
3. Làm việc với hệ điều hành. | Chưa thực hiện được các thao tác làm việc với hệ điều hành, mở, đóng chương trình, tạo, quản lý thư mục và tệp. | Thực hiện được các thao tác làm việc với hệ điều hành, mở, đóng chương trình, tạo thư mục và tệp. | Thực hiện thành thạo các thao tác làm việc với hệ điều hành, mở, đóng chương trình, tạo, quản lý thư mục và tệp. | Giải thích các thao tác làm việc với hệ điều hành, mở, đóng chương trình, tạo, quản lý thư mục và tệp. | Phân tích, đánh giá được các thao tác làm việc với hệ điều hành mở, đóng chương trình, tạo, quản lý thư mục và tệp. |
Năng lực sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích | |||||
4. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản | Chưa sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản | Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản | Soạn thảo, định dạng được văn bản đơn giản | Soạn thảo, định dạng được văn bản theo yêu cầu | Soạn thảo, định dạng thành thạo các văn bản theo yêu cầu và sử dụng được các tính năng nâng cao |
5. Sử dụng phần mềm bảng tính | Chưa sử dụng được phần mềm bảng tính | Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính | Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính | Sử dụng thành thạo các tính năng cơ bản của bảng tính | Kết hợp các hàm thống kế và các hàm logic giải một số bài toán thực tiễn |
6. Sử dụng phần mềm trình chiếu | Chưa sử dụng được phần mềm trình chiếu | Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu | Sử dụng được chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu | Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản phần mềm trình chiếu | Kết hợp các hiệu ứng, tích hợp âm thanh, hình ảnh, video và liên kết dữ liệu trong bài trình chiếu |
Tiêu chí
Mức độ | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | |
7. Sử dụng phần mềm học tập. | Chưa xác định được phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập | Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm học tập | Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm học tập | Sử dụng thành thạo các chức năng của một số phần mềm học tập | Sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập |
8. Sử dụng phần mềm tiện ích. | Chưa sử dụng được các phần mềm tiện ích cơ bản | Sử dụng được một số chức năng của phần mềm tiện ích | Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm tiện tích | Sử dụng thành thạo các chức năng của phần mềm tiện ích | Sử dụng hiệu quả các phần mềm tiện ích để bảo vệ máy tính, dữ liệu |
Năng lực tìm kiếm, sử dụng tài nguyên trên Internet, giao tiếp, hợp tác trong môi trường mạng | |||||
9. Tìm kiếm trên internet. | Chưa sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên internet | Sử dụng được một số các công cụ tìm kiếm trên internet | Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên internet | Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm cơ bản, nâng cao trên internet | Phân tích đánh giá, lựa chọn các công cụ tìm kiếm trên internet |
10. Lựa chọn, sử dụng tài nguyên trên internet | Chưa lựa chọn, sử dụng được tài nguyên trên internet | Lựa chọn, sử dụng được một số tài nguyên trên internet | Lựa chọn, sử dụng sử dụng được tài nguyên trên internet | Lựa chọn, sử dụng có hiệu quả tài nguyên trên internet | Giải thích, phân tích, đánh giá quá trình lựa chọn, sử dụng, tài nguyên trên internet |
11. Sử dụng dịch vụ Internet, mạng xã hội. | Chưa sử dụng được các công cụ (email, blog, wiki, youtube...) để trao đổi, chia sẻ thông tin | Sử dụng được một số chức năng cơ bản các công cụ (email, blog, wiki, youtube...) để trao đổi, chia sẻ thông tin | Sử dụng được các công cụ (email, blog, wiki, youtube...) để trao đổi, chia sẻ thông tin | Sử dụng thành thạo các công cụ (email, blog, wiki, youtube...) để trao đổi, chia sẻ thông tin | Phân tích đánh giá được các công cụ (email, blog, wiki, youtube...) để trao đổi, chia sẻ thông tin |
Tiêu chí
Mức độ | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | |
Năng lực sử dụng các phương tiện CNTT&TT | |||||
12. Sử dụng camera webcam; | Chưa sử dụng được camera, webcam để giao tiếp trực tuyến trên internet; | Sử dụng được một số chức năng cơ bản của camera, webcam để quay video, chụp ảnh, giao tiếp trực tuyến trên Internet | Sử dụng được các chức năng cơ bản của camera, webcam để quay video, chụp ảnh, giao tiếp trực tuyến trên Internet | Sử dụng thành thạo camera, webcam để quay video, chụp ảnh, giao tiếp trực tuyến trên Internet | Sử dụng sáng tạo camera, webcam để quay video, chụp ảnh, giao tiếp trực tuyến trên Internet |
13. Sử dụng máy chiếu, máy quét, máy in. | Chưa sử dụng máy chiếu, máy quét, máy in | Sử dụng một số tính năng cơ bản máy chiếu, máy quét, máy in | Sử dụng được các tính năng cơ bản của máy chiếu, máy quét, máy in | Sử dụng thành thạo máy chiếu, máy scan, máy in | Phân tích, đánh giá được tính năng máy chiếu, máy quét, máy in |
14. Sử dụng thiết bị di động. | Chưa sử dụng được các chức năng cơ bản của thiết bị di động | Sử dụng được một số tính năng cơ bản của thiết bị di động | Sử dụng được các tính năng cơ bản của thiết bị di động | Sử dụng thành thạo các thiết bị di động | Phân tích đánh giá được các tính năng của thiết bị di động |
Năng lực nhận biết tác động của CNTT&TT đối với xã hội, sử dụng CNTT&TT an toàn, đạo đức, hợp pháp. | |||||
15. Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội. | Chưa biết được những tác động của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội | Nhận ra được những tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội | Mô tả được những tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội | Giải thích được những tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội | Phân tích, đánh giá được những tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội |
Tiêu chí
Mức độ | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | |
16. Hành vi phù hợp đạo đức, khi sử dụng CNTT&TT. | Chưa thể hiện được hành vi phù hợp đạo đức, khi sử dụng CNTT&TT | Nhận biết những hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT | Mô tả được những hành phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT | Giải thích được những hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT | Phân tích, đánh giá được những hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT |
17. Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet. | Chưa giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin, đúng pháp luật | Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin, đúng pháp luật. | Giao tiếp, chia sẻ thành thạo tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin đúng pháp luật | Giải thích được cách giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin đúng pháp luật | Phân tích đánh giá được cách giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin đúng pháp luật |
18. Tham gia các hoạt động CNTT&TT. | Không tham gia các hoạt động CNTT&TT | Chưa tự tin khi tham gia các hoạt động CNTT&TT | Tham gia các hoạt động CNTT&TT | Tích cực tham gia các hoạt động CNTT&TT. | Chủ động tham gia các hoạt động CNTT&TT tự tin, năng động, sáng tạo. |
Tiêu chí
1.3.5. Vai trò của khung lực sử dụng CNTT&TT
Khung năng lực sử dụng CNTT&TT có vai trò quan trọng đối với học sinh DBĐH dân tộc và giáo viên môn Tin học tại các trường DBĐH dân tộc:
- Đối với học sinh DBĐH dân tộc: Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc. Thông qua khung năng lực này học sinh biết được những yêu cầu cụ thể, chi tiết cần phải đạt được đối với năng lực sử dụng CNTT&TT. Tạo động cơ phấn đấu rõ ràng trong quá trình học tập môn Tin học, bản thân
học sinh thấy ưu nhược điểm của bản thân khi đối chiếu với các mức độ của tiêu chí trong khung năng lực ở từng thời điểm khác nhau trong quá trình học tập, từ đó phải nỗ lực hơn trong học tập, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để nhanh chóng đạt yêu cầu theo tiêu chí khung năng lực.
- Đối với giáo viên môn Tin học tại các trường DBĐH dân tộc: Khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc giúp giáo viên môn Tin học nhanh chóng đánh giá được năng lực sử dụng CNTT&TT hiện tại của học sinh, từ đó xác định được mục tiêu đặt ra cho từng bài học, để xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp. Đồng thời chủ động có những biện pháp phù hợp để học sinh học tập hiệu quả, nhanh chóng đạt mức độ cao các tiêu chí của năng lực thành phần trong khung năng lực.
1.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
1.4.1 Định hướng nâng cao chất lượng dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc
Để phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc thì cần phải có một số định hướng để nâng cao chất lượng dạy học Tin học như sau:
- Về nội dung dạy học tin học tại trường DBĐH dân tộc: Phải đảm bảo hệ thống hoá kiến thức Tin học theo chương trình phổ thông hiện hành có chọn lọc, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng, thời gian học tập, đồng thời tiếp cận với kiến thức Tin học đại cương tại các trường đại học. Nội dung dạy học Tin học phải đảm bảo trang bị cho học sinh các kỹ năng cơ bản về CNTT&TT để học tập và sử dụng trong thực tiễn cuộc sống. Đây là nền tảng quan trọng cho việc tạo nguồn cán bộ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia học tập: Tính tích cực của học sinh được thể hiện thông qua sự hứng thú, tự giác học tập, nỗ lực chiếm lĩnh tri thức. Trong dạy học Tin học giáo viên phát huy tính tích cực
trong học tập của học sinh thông qua hệ thống các hoạt động từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp, vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống, nhằm lôi cuốn, tạo động cơ học tập cho học sinh. Cần chú trọng đến tâm sinh lý, điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh DBĐH dân tộc để lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp, kích thích tư duy, sự sáng tạo, tính hợp tác của học sinh DBĐH dân tộc.
- Tăng cường hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cho học sinh DBĐH dân tộc: Với đặc điểm, đặc thù sinh hoạt, học tập trong môi trường nội trú của học sinh DBĐH dân tộc thì việc thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cần được chú trọng hơn. Tạo môi trường để học sinh áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Định hướng để khi tham gia các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm, học sinh DBĐH dân tộc phải huy động kiến thức, kỹ năng môn Tin học để giải quyết các tình huống có thực trong cuộc sống, qua đó sẽ hình thành, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT.
- Tăng cường dạy học Tin học theo quan điểm tích hợp: Dạy học tích hợp là việc liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên cứu, học tập của một vài nội dung của các môn học khác nhau thành nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết [22], [50]. Tăng cường dạy học Tin học theo quan điểm tích hợp tại các trường DBĐH là việc triển khai các nhiệm vụ học tập môn Tin học mà học sinh phải huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Tạo ra mối liên hệ giữa môn Tin học với các môn học khác trong chương trình bồi DBĐH, thông qua việc sử dụng một số ngữ cảnh của các môn học khác vào dạy học môn Tin học.
- Kiểm tra đánh giá theo năng lực: Các thông tin về năng lực của học sinh được giáo viên thu thập trong suốt quá trình học tập bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể trong dạy học môn Tin học ở trường DBĐH dân tộc,
trên cơ sở khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng, giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với nội dung của từng bài học, chủ đề để kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Đây chính là cơ sở để giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động học tập của học sinh để nâng chất lượng dạy học môn Tin học, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT.
1.4.2 Dạy học phát triển năng lực
1.4.2.1 Năng lực và sự phát triển năng lực
Định nghĩa năng lực theo Chương trình GDPT 2018, CTTT [10] đây là một trong những định nghĩa đầy đủ, toàn diện và phản ánh rõ ràng nhất bản chất của khái niệm năng lực. Từ định nghĩa này, có thể rút ra ba dấu hiệu của năng lực gồm (1). Sự kết hợp giữa tố chất sẵn có với quá trình học tập, rèn luyện; (2). Sự huy động kiến thức, kĩ năng và hứng thú, niềm tin,…thực hiện thành công hoạt động; (3). Hình thành và phát triển qua hoạt động, thể hiện ở hiệu quả của hoạt động.
Để hình thành và phát triển năng lực, cần phải hiểu rõ loại hoạt động của năng lực; có được những kiến thức, kĩ năng, hứng thú và niềm tin liên quan tới loại hoạt động làm cơ sở để phát triển năng lực; và luyện tập, thực hành, tham gia vào hoạt động trên cơ sở hiểu biết về hoạt động, huy động tối đa kiến thức, kĩ năng, hứng thú và niềm tin có liên quan, với sự nỗ lực và kiên trì, hướng mục tiêu của người học.
Như vậy, việc hình thành và phát triển năng lực có thể diễn ra qua ba bước (1). Nhận thức về hoạt động; (2). Thực hành hoạt động; (3). Đánh giá và điều chỉnh hoạt động. Trong đó, bước 2 và 3 được tiến hành thường xuyên và liên tục, đảm bảo sự phát triển của năng lực từ cấp độ thấp lên cấp độ cao. Có thể mô tả quá trình hình thành và phát triển năng lực như Hình 1.2