Quan Hê ̣giữa Người Nhận Nuôi Và Người Được Nhận Nuôi

quy định như vậy nhằm xác định những người hội tụ đủ yếu tố kinh tế, đạo đức, nhân phẩm để có thể đảm bảo cho việc nuôi dưỡng con nuôi.

Việc quy định trên áp dụng chung cho các trường hợp đăng ký nuôi con nuôi kể từ ngày 01/01/2011. Tuy nhiên sẽ không áp dụng đối với việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế, bởi nuôi con nuôi thực tế là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con đã được thực hiện trước khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành, và theo quy định việc nuôi con nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện về nuôi con nuôi của pháp luật tại thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi. Vì vậy, nếu áp dụng quy định về hồ sơ nuôi con nuôi như trên sẽ không phù hợp với tính đặc thù của con nuôi thực tế nên không đảm bảo tính khả thi và sẽ không đem lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động người dân đi đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Ngoài ra sự kiện nuôi con nuôi thực tế chịu sự chi phối của phong tục tập quán địa phương và phát sinh chủ yếu tại miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số nên việc nhận thức của người dân còn hạn chế nên hồ sơ nuôi con nuôi thực tế đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều tạo thuận lợi cho người dân được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế như sau: “1. Người nhận nuôi con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong tờ khai ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi thực tế, có ít nhất của hai người làm chứng.

2. Kèm theo tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;

b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;

c) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;

d) Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có”[8, Điều 24].

Hồ sơ phải có tờ khai theo mẫu và phải có ít nhất hai người làm chứng để xác nhận sự kiện nuôi con nuôi thực tế là có thật, tránh trường hợp các bên lạm dụng việc đăng ký nuôi con nuôi để thực hiện hành vi bất chính như thừa kế, chia di sản…các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, sổ hộ khẩu… để xác nhận sự kiện nhân thân của bên như họ, tên, quốc tịch của các bên đảm bảo việc đăng ký được thực hiện đúng quy định của pháp luật vì theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế chỉ được công nhận khi các bên đều là công dân Việt Nam hoặc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng làm con nuôi. Việc quy định bản sao giấy chứng nhận kết hôn là cần thiết vì Luật chỉ giải quyết làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai vợ chồng cùng nhận con nuôi. Đối với trường hợp là hai vợ chồng thì phải có giấy đăng ký kết hôn để chứng minh hai người cùng nhận con nuôi vì có những trường hợp các bên chung sống như vợ chồng ( hôn nhân thực tế), nếu được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp thì khi giải quyết nuôi con nuôi sẽ được xem xét, giải quyết vợ chồng cùng nhận con nuôi, nếu không được công nhận là hôn nhân hợp pháp thì khi vợ chồng đăng ký nuôi con nuôi pháp luật chỉ xem xét, giải quyết người độc thân nhận con nuôi vì họ không phải là vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các bên có thể nộp văn bản, giấy tờ khác để chứng minh việc nuôi con nuôi là có thật, thể hiện tính tự nguyện đảm bảo mối quan hệ nuôi con nuôi không trái quy định của pháp luật.

Từ quy định trên cho thấy pháp luật đã đơn giản hóa hồ sơ nuôi con nuôi thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn đáp ứng đủ điều kiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

cần thiết cho việc đăng ký nuôi con nuôi đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi và con nuôi.

Ngoài ra, để khuyến khích người dân đăng ký nuôi con nuôi thực tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn Luật định. Khoản 3 Điều 43 Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã quy định miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế tạo thuận lợi cho mọi công dân đăng ký nuôi con nuôi.

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 8

2.3.3. Tiến hành đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha, mẹ và con thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi. Vậy sau khi công dân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã thì đến giai đoạn này để có cơ sở giải quyết, xem xét yêu cầu của công dân có đủ cơ sở, điều kiện để đăng ký hay không thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là cán bộ, công chức tư pháp, công an xã được pháp luật quy định có trách nhiệm xác minh cụ thể. Việc quy định như trên là cần thiết để kiểm tra tính đúng đắn từ yêu cầu của công dân, nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ mà tiến hành đăng ký sẽ xảy ra tình trạng nhiều người giả mạo, hồ sơ giấy tờ, lợi dụng việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế để thực hiện các hành vi phạm pháp, trục lợi. Vì vậy mà công chức tư pháp, công an xã có trách nhiệm xác minh kiểm tra xem các bên có đáp ứng đủ điều kiện con nuôi thực tế hay không? Nếu đủ điều kiện thì tiến hành đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

Đăng ký nuôi con nuôi đươc

thưc

hiên

như sau : Sau khi có kết quả xác

minh cụ thể, đủ điều kiện công nhận nuôi con nuôi thực tế, Ủy ban nhân dân

cấp xã tiến hành đăng ký. Tại thời điểm đăng ký cả người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức Tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên (khoản 2 Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP). Đây là thủ tục quan trọng

nhất để xác nhận sự kiện nuôi con nuôi thực tế đã đươc

pháp luâṭ công nhân ,

là cơ sở để giải quyết các sự kiện phát sinh từ nuôi con nuôi.

2.4. Hê ̣quả củ a viêc

nuôi con nuôi thưc tê

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm2010 thì sau khi đăng ký taị cơ

quan nhà nước có thẩm quyê,̀nquan hê ̣nuôi con nuôi thưc tế có giá tri ̣pháp lý kể tư

thời điểm phát sinh quan hê ̣nuôi con nuôi chứ không phu ̣thuôc vào thời điêm̉ đăng

ký. Nghĩa là hệ quả của việc nuôi con nuôi thực tế, các quan hệ giữa người nuôi và người được nhận nuôi, giữa người được nhận nuôi với các thành viên khác trong gia đình của người nhận nuôi và giữa người được nhận nuôi với gia đình gốc được xác định tại thời điểm phát sinh sự kiện nuôi con nuôi thực tế. Vì vậy, về nguyên tắc việc phân tích hệ quả của việc nuôi con nuôi thực tế phải áp dụng theo pháp luật tại thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi thực tế, tuy nhiên do Luật HN&GĐ trong các trước đây chưa quy định cụ thể, rõ ràng về hệ quả của việc nuôi con nuôi. Ngoài ra, trong quá trình đăng ký nuôi con nuôi thực tế thì Luật HN&GĐ năm 2014 đã có hiệu lực thi hành, chế định nuôi con nuôi đã được bổ sung và hoàn thiện trong các quy định trước đây; các quan hệ nuôi con nuôi đang phát sinh trong thực tiễn cũng phải thực hiện theo Luật HN&GĐ năm 2014. Vì vậy người viết sẽ phân tích quan hệ nuôi con nuôi theo tình thần của Luật HN&GĐ năm 2014

2.4.1. Quan hê ̣giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi

Giữa người nuôi và người được nhận nuôi phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con [21, Điều 68]. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được sửa đổi, bổ sung theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta. Kế thừa và phát huy Luật HN&GĐ năm 2000,

Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những quy định mới, bổ sung về quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi tại.

a) Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi

Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi được chia thành 2 trường hợp:

+ Nếu cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ có thỏa thuận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ để thực hiện theo sự thỏa thuận đó.

+ Nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận gì thì có nghĩa là cha mẹ nuôi có toàn quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi quy định tại mục I Chương V Luật HN&GĐ năm 2014. Cụ thể:

- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu con, tôn tron

g ý kiến của con;

chăm lo cho con về thể chất, trí tuệ, đao

đứ c; có nghĩa vụ và quyền trông nom,

nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lơi

ích hơp

pháp của con chưa thành niên,

con đã thành niên mất năng lưc

hành vi dân sự hoăc

không có khả năng lao đnôg

và không có tài sản để tự nuôi mình; có nghĩa vụ giám hộ hoặc đại diện theo quy

điṇ h của BLDS cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lưc hành

vi dân sư;̣ cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 69 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

- Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác

làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật; cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện các giao dịch nhằm thực hiện các nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; đối với các giao dịch tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha, mẹ; cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện các giao dịch trên và theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 73 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

- Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên , con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của BLDS (Điều 74 Luâṭ HN &GĐ năm 2014). Tại Điều 606 BLDS 2005 quy định nghĩa vụ bồi thường của cha, mẹ nuôi đối với thiệt hại do con nuôi gây ra như sau:

+ Cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra. Nếu cha, mẹ không đủ tài sản để bồi thường mà người con gây ra thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của con để bồi thường phần còn thiếu, trừ những trường hợp sau:

“1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường”.[17, Điều 621]

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ

phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

+ Con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại mà cha, mẹ là người giám hộ thì cha mẹ được lấy tài sản của người con đó để bồi thường. Nếu người con đó không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ là người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.

- Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với tài sản riêng của con:

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Cha, mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ , trừ trường hợp cha , mẹ và con có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 76 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

+ Cha, mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của BLDS; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trong trường hợp khác theo quy định của pháp luật; trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của BLDS (khoản 2, 3 Điều 76 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

+ Trường hợp cha, mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con , nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (khoản 1 Điều 77 Luâṭ HN&GĐ 2014).

- Về nghĩa vụ cấp dưỡng:

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên , con đã

thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luâṭ HN&GĐ 2014).

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, BLDS và các văn bản pháp luật khác (khoản 1 Điều 81 Luâṭ HN &GĐ năm 2014); sau khi ly hôn cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, người không trực tiếp nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở ( Điều 82 HN&GĐ năm 2014). Như vậy, sau khi ly hôn quan hệ cha, mẹ con vẫn tồn tại không bị chấm dứt và việc nuôi con nuôi cũng vậy.

- Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ, tên cho con nuôi. Việc thay đổi họ, tên con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó (khoản 2 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010). Việc quy định có ý nghĩa đối với cả cha, mẹ nuôi và con nuôi, đảm bảo có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình đối với họ, tên.

b) Quyền và nghĩa vụ của con nuôi đối với cha, mẹ nuôi

- Con có quyền được cha, mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật, được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; con có bổn phận kính trọng, yêu quý, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; con chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha, mẹ được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc; con chưa thành niên được tham gia công việc phù hợp với lứa tuổi,

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí