Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 2

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT


TT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1

BGH

Ban Giám hiệu

2

CBQL

Cán bộ quản lí

3

CMHS

Cha mẹ học sinh

4

CNH

Công nghiệp hoá

5

GD

Giáo dục

6

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

7

GV

Giáo viên

8

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

9

HĐGD

Hội đồng giáo dục

10

HĐH

Hiện đại hoá

11

HS

Học sinh

12

HT

Hiệu trưởng

13

KN

Kĩ năng

14

KNS

Kĩ năng sống

15

KNTBVBT

Kĩ năng tự bảo vệ bản thân

16

LLGD

Lực lượng giáo dục

17

LLXH

Lực lượng xã hội

19

PH

Phụ huynh

20

PHHS

Phụ huynh học sinh

21

QL

Quản lí

22

MN

Mầm non

23

TH

Tiểu học

24

THCS

Trung học cơ sở

25

THPT

Trung học phổ thông

26

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 44

Bảng 2.2: Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp Tiểu học 44

Bảng 2.3: Chất lượng GD đại trà cấp Tiểu học (Đánh giá về NL, PC) 45

Bảng 2.4: Tình hình chung về mẫu nghiên cứu 48

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 48

Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ 49

Bảng 2.7: Kết quả các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 50

Bảng 2.8: Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 51

Bảng 2.9: Đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục 52

Bảng 2.10: Kết quả hình thành kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học 53

Bảng 2.11: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh 54

Bảng 2.12: Kết quả tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh 56

Bảng 2.13: Chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh 58

Bảng 2.14: Mức độ thực hiện các phương thức đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh 59

Bảng 2.15: Kết quả đánh giá về quản lí các nguồn lực phục vụ giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 61

Bảng 2.16: Ý kiến của CBQL, GV về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh 62

Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống

trường tiểu học 80

Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp 84

Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 85

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp Giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm lo phát triển GD&ĐT là chìa khoá để phát huy nguồn nhân lực con người, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển xã hội.

Điều 2 Luật giáo dục 2005 đã xác định, “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục [22].

Ngoài ra, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng đặt ra mục tiêu: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời [5].

Con người khi sinh ra đều không có khả năng làm được mọi thứ một cách ngẫu nhiên. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, kinh nghiệm xã hội lâu dài. Trẻ em khi sinh ra không thể tự nhiên có được kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày ý kiến, kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân... Càng có những kĩ năng này sớm bao nhiêu thì trẻ càng có nền tảng để phát triển toàn diện bấy nhiêu.

Mặt khác, khi trẻ lớn dần, nhu cầu hòa nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng cao. Thông tin ngoại cảnh không chỉ có những cái tốt đẹp mà còn bao

gồm cả những cái xấu, cái không tốt, có ảnh hưởng tiêu cực và thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em. Vì vậy, việc dạy và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh là vô cùng cần thiết. Rèn kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh giúp cho các em có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống và đặc biệt là để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn. Các em có thể tự bảo vệ mình, có kĩ năng để phòng, tránh những mối nguy hiểm có thể đến, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện, phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu của bản thân mình.

Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ ngay từ cấp học này sẽ giúp học sinh hình thành những cơ sở vững chắc cho sự phát triển nhân cách [6]. Bắt đầu từ năm học 2010 - 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở nhiều trường vẫn còn nhiều bất cập; giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân còn chưa được quan tâm đúng mức; song song với hoạt động giáo dục là công tác quản lí, tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh ở rất nhiều trường còn lúng túng, mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lí cấp trên; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động này của CBQL trường học chưa đáp ứng được những yêu cầu mà xã hội đặt ra; công tác tổ chức, quản lí còn nhiều hạn chế và chưa có các chính sách khuyến khích việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh… Chính vì vậy, kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học chưa cao.

Nhận thấy vai trò quan trọng của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh, trong những năm qua, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các trường Tiểu học chú trọng, quan tâm lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh vào từng tiết học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Công tác giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng cho học sinh tiểu học

đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Các nhà trường đã quan tâm tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa nhằm trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân. Học sinh được tự trải nghiệm, tự rút ra bài học cho bản thân và được rèn luyện những kĩ năng cần thiết để ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Đa số các em học sinh đều rất hứng thú với các hoạt động nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại một số trường Tiểu học, việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh chưa được nhận thức một cách nhất quán, mục tiêu của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân chưa được cán bộ, GV các trường nhận thức một cách đầy đủ; các nội dung giáo dục ít được đổi mới; hình thức và phương pháp tổ chức còn nghèo nàn, đặc biệt các hạn chế được thể hiện rõ trong việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân ở các trường điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học nói chung.

Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: “Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đề xuất được một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

4. Giả thuyết khoa học

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây mặc dù đã được quan tâm tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý. Do đó, nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn thì hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ có chất lượng và hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất được một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở trường tiểu học.

6.2. Về khách thể khảo sát

Khảo sát cán bộ, giáo viên tại 05 trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Cụ thể: Trường Tiểu học Bảo Sơn, Trường Tiểu học Thị trấn Đồi Ngô, trường tiểu học Lan Mẫu, Trường Tiểu học Phương Sơn, trường Tiểu học Bảo Đài.

Tổng số khách thể điều tra: Dự kiến 233 người, trong đó có 23 cán bộ quản lí, 210 giáo viên ở các trường Tiểu học.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

- Tiếp cận mục tiêu: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu để phân tích làm rõ mục tiêu của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lí. Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân phù hợp.

- Tiếp cận chức năng: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận chức năng để phân tích các chức năng quản lí hoạt động giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, từ đó xác định được nội dung của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở trường tiểu học, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lí, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân hợp lí.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích hoá, tổng hợp hoá, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản chỉ thị, các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài… nhằm xác định nội hàm của các khái niệm cơ bản, xây dựng những nguyên tắc, xác định đường lối và phương tiện nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xây dựng khung lí luận của đề tài nghiên cứu.

- Sử dụng mạng Internet trong tra cứu, tìm tài liệu.

7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi, phiếu hỏi để điều tra thực trạng quản lí và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự các buổi học (chính khóa, ngoại khóa) có liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học ở các trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nhằm trực tiếp tìm hiểu thông tin về đối tượng nghiên cứu.

7.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng bảng tính Excel để xử lí, tính toán số liệu thu được của đề tài.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Chương 3: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023