Những Nghiên Cứu Về Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Hs

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS

Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tập trung vào một số vấn đề sau: (1) Sự cần thiết phải chuyển sang day học theo hướng tiếp cận năng lực; (2) Phát triển chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực; (3) Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực; (4) Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học theo hướng tiếp cận năng lực .

Sự cần thiết phải chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

Sự cần thiết phải chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực có thể nói xuất phát từ căn cứ pháp lý, các nhà nghiên cứu với những công trình như sau:

Tác giả Đỗ Ngọc Thống (2012) nêu ra bản chất và lý do chuyển sang cách tiếp cận năng lực là “ Chủ trương giúp học sinh không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống ” [27].

Tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014) đã nêu: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức phát triển, giáo dục Việt Nam sớm tìm thấy tiếng nói chung với các nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, điều cơ bản là nhanh chóng chuyển hệ thống giáo dục Việt Nam sang phát triển tiếp cận năng lực học sinh [16].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực

Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 29 (2013), có thể kể ra đây một số nghiên cứu của các tác giả:

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 3

Các tác giả Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương, Phạm Thị Nga (2017) nghiên cứu về “ Phát triển chương trình giáo dục” cho rằng: chương trình giáo dục là kế

hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục, phương thức giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá giáo dục; Phát triển chương trình giáo dục là một nghành học [18].

Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu khả sâu sắc như sau:

Tác giả Nguyễn Thanh Ngọc Bảo (2014), đánh giá theo năng lực học sinh: Chính là đánh giá khả năng vận dung, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thực tế và phát triển tư duy bậc cao ( Phân tích, tổng hợp, đánh giá) của học sinh chứ không dừng lại ở mức độ đánh giá phân hóa riêng rẻ các phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ [7]. Do vậy, đánh giá theo năng lực học sinh chủ yếu là đánh giá dựa trên hoạt động thực hiện và áp dụng kiến thức vào thực tế của học sinh.

Vậy, những công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, thực hiện hoạt động dạy học đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống, các công trình đã có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm, là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục nhà trường. Ở những phạm vi và mức độ khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến quản lý hoạt động dạy học. Các công trình nghiên cứu tập trung về lý luận và thực tiễn vấn đề này thông qua nội dung và chức năng quản lý:

Các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích sâu sắc quan niệm tổ chức hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số tài liệu cần thiết và cách tiếp cận chuyên biệt cho quá trình thực hiện đề tài.

Đánh giá chung

Những đề tài, các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích sâu sắc quan niệm tổ chức dạy học và quan lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường Tiểu học. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số tài liệu cần thiết và cách tiếp cận chuyên biệt cho quá trình thực hiện đề tài. Đây là cơ sở tiền đề để tác giả kế thừa và phát triển hoàn thiện luận văn.

Các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh còn ít nghiên cứu, phân tích sâu và chưa đưa ra các giải pháp tập trung cho việc thực hiện mục tiêu; kế hoạch; phương thức tổ chức; chỉ đạo dạy học; phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Từ đó, việc nghiên cứu đề tài: “ Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp Tiểu học.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Dạy học và hoạt động dạy học

1.2.1.1. Khái niệm dạy học:

Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất và biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chứ điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. Trong hoạt động dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có liên hệ tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì hoạt động dạy học không thể diễn ra.

Vậy chúng ta có thể hiểu khái quát như sau: “ Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả

1.2.1.2. Khái niệm hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy học được hiểu là hoạt động trong nhà trường, một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể chứ không nói đến hàm ý dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sống. Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học tồn tại trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau và cùng hướng đên thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Trong đó, hoạt động dạy: “ là hoạt động của giáo viên nhằm tạo ra, tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của học sinh, nhờ đó mà ảnh hướng đến sự phát triển nhân cách của người học” [13,tr.112].

Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên, trong nghiên cứu này hoạt động dạy học được hiểu như sau:

Hoạt động dạy học là hoạt động hướng vào đầu ra, nhấn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một quá trình dạy và học. Hay nói cách khác, chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động dạy học.

1.2.2. Khái niệm năng lực

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (2018), năng lực được định nghĩa: “Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tiên, ý chí,…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [9, tr.37].

Như vậy, qua khái niệm trên cho thấy, năng lực là tổ hợp của các phẩm chất tâm lý của các nhân, tổ hợp các phẩm chất tâm lý này thể hiện khả năng của chủ thể trong thực hiện các hoạt động. Khi cùng giải quyết một nhiệm vụ hay cùng thực hiện một hoạt động nào đó, cá nhân có năng lực sẽ thực hiện nhiệm vụ hay hoạt động đó tốt hơn, hiệu quả hơn cá nhân không có năng lực.

1.2.2.1. Khái niệm năng lực học sinh Tiểu học:

Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú niềm tin, ý chí,…

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc.

Năng lực đặc thù môn học (của môn học nào) là năng lực mà môn học (đó) có ưu thể hình thành và phát triển (do đặc điểm của môn học đó).

Từ khái niệm năng lực có thể xác định khái niệm năng lực của học sinh như sau:

“ Là thuộc tính cá nhân của học sinh TH được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện tại trường TH, cho phép học sinh TH huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể tại trường TH”.

1.2.2.2. Khái niệm hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH:

Trong nghiên cứu này qua việc phân tích khái niệm hoạt động dạy học, năng lực học sinh TH và khái niệm hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, nghiên cứu xác định khái niệm hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH như sau:

Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là hoạt động hướng vào đầu ra, nhấn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một quá trình dạy và học. Hay nói cách khác, chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động dạy học.

Như vậy, hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học sẽ giúp học sinh có được các năng lực chung như: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo thông qua hoạt động dạy học các môn học trong chương trình tại nhà trường Tiểu học. Bên cạnh đó, học sinh Tiểu học cũng được hình thành và phát triển các năng lực đặc thù thông qua các môn học trong nhà trường.

1.3. Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học.

1.3.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT- BGĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [6]; quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường Tiểu học như sau:

1.3.1.1. Vị trí của trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trương Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân có tài khoản và con dấu riêng.

Trường Tiểu học chịu sự quản lý của phòng GD&ĐT huyện/ thành phố về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường phổ thông của Bộ GD&ĐT.

1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học. Trường Tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành.

1.3.2. Dạy học trong trường TH theo hướng tiếp cận năng lực.

1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục tiểu học

Bậc Tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền mỏng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Theo Luật Giáo dục 2020 xác định mục tiêu giáo dục TH như sau: Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. [22].

1.3.2.2. Yêu cầu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục Tiểu học

- Đặc điểm hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu

học

Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh nhằm đảm bảo

chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chú trọng tới chất lượng đầu ra, chú trọng tới sản phẩm cuối cùng của hoạt động dạy học. Do vậy, kết quả học tập của học sinh được theo dõi, đánh giá trong suốt quả trình học.

- Các thành tố quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu

học.

Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội, hoạt động dạy học theo hướng

tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học được thể hiện ở trong các thành tố của quá trình dạy học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra, đánh giá.

- Mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học.

Mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học nhằm giúp học sinh Tiểu học có kiến thức. Trong đó, giúp học sinh nhận biết, tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể, các nhiệm vụ gắn với thực tế.

- Nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học.

Nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học phải nhằm củng cố, phát triển những nội dung đã học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản.

Nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học gồm các nội dung dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cốt lõi như:

(1) Những năng lực chung gồm: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

(2) Những năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất.

- Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học.

Để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Phương pháp dạy học Tiểu học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng của môn học; đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học.

- Hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học.

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học sẽ giúp học sinh được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành phần mà ta không cần và cũng không thể tách biệt trong quá trình dạy học. Do vậy, để đạt được mục tiêu hoạt động dạy học thì việc lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

Hình thức lên lớp; Dạy học theo nhóm;Tự học; Ngoại khóa; Tham quan; Thảo luận; Phụ đạo; Tổ chức các hình thức học tập mang tính chất nghiên cứu khoa học; Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị vào dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Tiểu học.

- Kiểm tra, đánh giá dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chỉ là ra điều chưa biết về nội dung và vận dụng đối tượng đó vào thực tiễn để phục vụ thực tiễn và làm tường minh thêm một cách sâu sắc về đối tượng.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học cần phải:

Đảm bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học, trung thực, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức khác.

1.3.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học

Đối tượng của cấp Tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh Tiểu học là thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Do đó, học sinh Tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bạo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

1.3.3.1. Động cơ học tập của học sinh: Hoạt động học tập của học sinh dần dần được xem như là để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Để các em có động cơ thái độ học tập đúng đắn thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa học, súc tích, phải gắng với thực tiễn cuộc sống.

1.3.3.2. Hoạt động chú ý của học sinh: Chú ý có chủ định bền vững ở học sinh được hình thành dần. Mặt khác, chú ý dễ bị phân tán không bền vững. Những nội dung đòi hỏi phải có hoạt động nhận thức tích cực, những hoạt động học tập thôi thúc tìm tòi mới thu hút được sự chú ý.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí