Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề

động dạy học tốt thì sẽ giúp học sinh phát triển năng lực chung và năng lực chuyên môn. Trái lại, khi giáo viên không có năng lực quản lý hoạt động dạy học hoặc năng lực quản lý hạn chế thì học sinh phát triển năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Do vậy, giải pháp này nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học của giáo viên TH trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hướng cho thấy hoạt động chuyên môn ảnh hướng lớn đến quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động chuyên môn của giáo viên đối với quản lý hoạt động dạy hoc.

Nhà trường tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn của giáo viên về vai trò hoạt động chuyên môn đối với quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đó là vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của hoạt độn chuyên môn đối với quản lý hoạt động dạy học. Đó là nhận thức về nội dung, hình thức và phương pháp của hoạt động chuyên môn đối với quản lý hoạt động dạy học.

Tập trung chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm của giáo viên. Khi kỹ năng sư phạm được nâng cao thì chất lượng bài giảng của giáo viên, cũng như khả năng quản lý lớp học của giáo viên cũng được nâng cao. Khi giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt thì bài giảng sẽ hấp dẫn với học sinh, giáo viên tạo ra được uy tín tốt đối với học sinh, qua đó học sinh có thái độ học tập tốt.

Cần tăng cường động viên, giáo dục để các giáo viên có ý thức phấn đấu vươn lên về chuyên môn, thực hiện tốt những yêu cầu trong xây dựng kế hoạch dạy học tích cực, tiếp cận yêu cầu đối mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu nội dung bài học, xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề dạy học, các bước xây dựng chủ đề dạy học gồm: Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề sẽ xây dựng; Lựa chọn nội dung từ các bài học một môn học hoặc các môn có liên quan để xây dựng bài học; Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) của câu hỏi và bài tập có thể sử dụng kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong dạy học; Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo yêu cầu mức độ cần đạt; Thiết kế tiến trình dạy học

theo theo các hoạt động học sinh trên lớp và ở nhà, hướng tới mục tiêu hình thành năng lực chung và năng lự chuyên môn cho học sinh.

Tổ chức các hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học để giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học như: Phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học phân hóa, dạy học thông qua các hoạt động tích cực của người học, khăn trải bàn, ổ bi…nhằm hình thành năng lực chung và hình thành năng lực chuyên môn cho học sinh.

Nhà trường tâp trung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học như: Tăng cường các hoạt động dự giờ, hình thức tổ chức dạy học; hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả theo phát triển năng lực của học sinh.

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục mamg lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng giáo dục phổ thông, cụ thể là: Đảm bảo giáo dục toàn diện học sinh, nâng cao hứng thú các môn học, hình thành và phát triển năng lực học sinh, kết nối trường học với cộng đồng. Do đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo quy trình xây dựng bài học hiện nay như: Lựa chọn chủ đề bài học; Xác định vấn đề cần giải quyết, Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề; Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học. Đây là một phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn của giáo viên về vai trò hoạt động chuyên môn đối với quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đó là nhận thức về nội dung, hình thức và phương pháp của hoạt động chuyên môn đối với quản lý hoạt động dạy học.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên như: Hoạt động thiết kế bài giảng, hoạt động tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, hoạt động tổ chức thực hành, hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường động viên giáo viên, giáo dục để các giáo viên có ý thức phấn đấu vươn lên về chuyên môn. Đó là tự ý thức về học tập và

nghiên cứu để nâng cao chất lượng bài giảng; ý thức nâng cao các kỹ năng sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Điều kiện quan trọng hàng đầu là nhà trường phải triển khai một cách nghiêm túc các văn bản, luật pháp của nhà nước về giáo dục, các quyết định và thông tư của Bộ GD&ĐT về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, các quy định của các Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT ở các địa phương. Đây là các cơ sở pháp lý để các trường TH triển khai thực hiện các giải pháp trên.

Sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ở các địa phương về chuyên môn và cơ sở vật chất đối với các trường TH là một trong những điều kiện quan trọng để quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Sự lãnh đạo của Chi ủy, Ban lãnh đạo nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng nhà trường đối với quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các trường TH là điều kiện quyết định trực tiếp quản lý hoạt động này. Hiệu trưởng là người đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các trường TH.

Các tổ bộ môn trong nhà trường là người chỉ đạo trực tiếp hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các trường TH. Các tổ bộ môn chỉ đạo giáo viên thực hiện các mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lục học sinh TH.

Giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác là chủ thể, là người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các trường Tiểu học.

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Sau giải pháp đề tài đề xuất có mỗi liên hệ qua lại với nhau, ảnh hướng và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trương TH trên địa bàn huyện ĐGL, tỉnh Đắk Nông. Mối liên hệ này thể hiện như sau:

Giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH. Đây là giải pháp làm nền tảng để thực hiện các giải pháp còn lại. Bởi vì các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp

cận năng lực học sinh ở các trường TH trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông hiện nay cần dựa trên các tiêu chí quản lý hoạt động dạy học này.

Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn sinh độngcủa địa phương là cụ thể hóa của giải pháp 1, cũng như giải pháp 6.

Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh TH là cụ thể giải pháp 1 và nâng cao hiệu quả thực hiện giải pháp 6 và liên quan chặt chẽ với giải pháp 2.

Giải pháp 4: Cũng là cụ thể hóa trong thực hiện các tiêu chí quản lý hoạt động học trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh (giải pháp 2), liên quan đến giải pháp 3, giải pháp 4.

Giải pháp 5: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lục học sinh nhằm nâng cao năng lực học tập cho học sinh thực hiện giải pháp 2, giải pháp 3, giải pháp 4.

Giải pháp 6: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp 2; giải pháp 3; giải pháp 4 và giải pháp 5.

3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề

xuất


3.5.1. Mục đích của khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm:

Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất đối với quản lý

hoạt động dạy học ở trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất đối với quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm

Cán bộ quản lý nhà trường, các tổ bộ môn: 50 người; Giáo viên các trường: 50 người; Tổng số khách thể khảo nghiệm: 100 người.

3.5.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Phiếu khảo sát được trình bày trong phụ lục

a. Mức độ đánh giá cần thiết của các giải pháp được đề xuất gồm:

Mức 1: Không cần thiết; Mức độ 2: Ít cần thiết; Mức độ 3: Cần thiết bình thường; Mức độ 4: Cần thiết tương đối; Mức độ 5: cần thiết khá nhiều.

ĐTB Từ 1,0 – 1,80 – Mức không cần thiết; ĐTB Từ 1,81 – 2,60 – Mức ít cần thiết; ĐTBTừ2,61 – 3,50 – Mức cần thiết bình thường; ĐTB Từ 3,51 – 4,40 – Mức cần thiết tương đối; ĐTB Từ 4,41 – 5,0 – Mức cần thiết khả nhiều.

b. Mức độ đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất gồm:

Mức 1: Không khả thi; Mức độ 2: Ít khả thi; Mức độ 3: Khả thi bình thường; Mức độ 4: Khả thi tương đối; Mức độ 5: Khả thi khả nhiều.

ĐTB Từ 1,0 – 1,80 – Mức không khả thi;ĐTB Từ 1,81 – 2,60 – Mức ít khả thi;ĐTB Từ 2,61 – 3,50 – Mức khả thi bình thường;ĐTB Từ 3,51 – 4,40 – Mức khả thi tương đối;ĐTB Từ 4,41 – 5,0 – Mức khả thi khả nhiều.

3.5.4. Kết quả khảo nghiệm

3.5.4.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp

Kết quả đánh giá tình cần thiết của các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp được đề xuất


Các giải pháp

ĐTB

Mức độ cần thiết (%)

Không

Ít

Cần

Cần

Cần

cần

cần

thiết

thiết

thiết

thiết

thiế

bình

tương

khả


t

thường

đối

nhiều

Giải pháp 1:Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH


4,03


1,30


2,50


4,50


16,5


75,2

Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học

với đời sống thực tiễn sinh động của địa phương

4,01

1,50

3,70

6,70

16,2

71,5

Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy

học theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

4,01

2,60

2,60

5,70

17,4

71,7

Giải pháp 4: Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa

dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh

3,99

4,40

7,10

9,20

20,7

58,6

Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà

3,96

2,30

5,70

4,70

15,2

72,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 10


trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng

lực học sinh TH







Giải pháp 6: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên

cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên

4,02

1,40

3,00

4,10

16,8

74,7

Trung bình chung

4,00

2,25

4,10

5,81

17,13

70,71

Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát các cán bộ quản lý và giáo viên- thuộc GD&ĐT

Kết quả khảo sát tại bảng 3.1 cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH được khảo sát đánh giá cao sự cần thiết của các giải pháp đề xuất với ĐTB = 4,00 ở mức khả cần thiết. Có 70,71% những người được hỏi đánh giá các giải pháp này ở mức cần thiết cao và 17,13% đánh giá cần thiết ở mức tương đối cao.

Trong 6 giải pháp được khảo sát thì giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH được đánh giá về sự cần thiết cao nhất với ĐTB = 4,03%; Tiếp đến là giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên với ĐTB = 4,02.

Giải pháp được đánh giá thấp hơn các giải pháp còn lại là giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH với ĐTB = 3,96. Tuy vậy, sự khác biệt về mức độ đánh giá của các giải pháp không đáng kể. Điều này cho thấy các giải pháp đều được đánh giá về sự cần thiết ở mức tương đối cần thiết.

3.5.4.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp

Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động dạy học cho học sinh trường TH trên địa bàn huyện ĐGL, tỉnh ĐN theo hướng tiếp cận năng lực được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất



Các giải pháp


ĐTB

Mức độ khả thi (%)

Không

khả thi

Ít

khả thi

Khả thi

bình thường

Khả thi

tương đối

Khá thi

khá nhiều

Giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy

học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH

4,03

1,3

4,1

4,5

15,5

75,5

Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy

học với đời sống thực tiễn sinh động của địa phương

4,02

2,4

4,4

16,8

73,5


Giải pháp 3: Chỉ đọa giáo viên đổi mới phương pháp

dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

3,99

5,4

4,1

5,2

14,7

70,6

Giải pháp 4: Tổ chức dạy học các hình thức dạy học

phong phú, đa dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

3,98

4,1

3,1

4,4

17,2

71,2

Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp

cận năng lực học sinh TH

4,03

2,1

1,3

2,5

18,5

75,6

Giải pháp 6: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo

nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên

4,01

1,6

3,6

4,7

18,4

71,7

Trung bình cộng

4,01

1,6

3,6

4,7

18,4

71,7

Kết quả khảo sát tại bẳng 3.2 cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên các trương TH được khảo sát đánh giá cao tính khả thi của các giải pháp đề xuất với ĐTB = 4,01 ở mức khả thi khá. Có 73,43% những người được hỏi đánh giá các giải pháp này ở mức khả thi cao và 16,85% đánh giá khả thi ở mức tương đối cao.

Trong 6 giải pháp được khảo sát thì giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH được đánh giá về sự khả thi cao nhất với ĐTB = 4,03, mức khá khả thi; Tiếp đến là giải pháp 5 “ Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH” cũng với ĐTB = 4,03.

Giải pháp được đánh giá thấp hơn các giải pháp còn lại là Giải pháp 4: Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh TH với ĐTB = 3,99.

Tuy vậy, sự khác biệt về mức độ đánh giá của các giải pháp không đáng kể.

Điều này cho thấy các giải pháp đều được đánh giá về tính khả thi ở mức cao.

Biểu đồ 3.1. cho so sánh mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất. Các cán bộ quản lý và giáo viên của các trường được khảo sát đánh giá mức khả thi của các giải pháp 2 giải pháp 3, giải pháp 4 cao hơn tính cần thiết. Tính cần thiết và khả thi của giải pháp 1 tương đương nhau. Tính cần thiết của giải pháp 4 và giải pháp 6 cao hơn tính khả thi.

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp


4.04


4.02


4


kết chương 3

đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng c sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông dựa sau: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; Nguyên tắc đảm bảo

tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển; Nguyên tắc đảm bảo

Tiểu

3.98


3.96




4.01







4.03 4.03


4.02


4.01


4.03


3.99



3.96

3.98


3.99


4.02


4.01

Việc


3.94

tiếp cận

năng lực họ

3.92

trên các

GP1

GP2


GP3


GP4

GP5

GP6

















nguyên tắc tính khả

Mức độ cần thiết Tính khả thi

thi; Nguyên tính thực

tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng đề tài luận văn đề xuất 6 giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông như sau:

Giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH; Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn sinh động của địa phương; Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh TH; Giải pháp 4: Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh TH; Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên.Giải pháp 6: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí