Đối Với Các Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng có thể nêu ra một số kết luận như sau:

Về kết quả nghiên cứu lý luận

Hoạt động dạy học là hoạt động hướng vào đầu ra, đòi hỏi người học cần đạt được mức năng lượng cần thiết sau khi kết thúc một quá trình dạy và học. Mặt khác, chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học là một cách tiếp cận trong quản lý dạy học, trong đó chủ thể quản lý lấy các năng lực chung và năng lực đặc thù cần hình thành cho học sinh làm chuẩn đầu ra để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/đánh giá quá trình dạy học của người dạy và người học, nhằm thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Về kết quả nghiên cứu thực trạng

Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong ở mức độ trung bình. Hoạt động dạy học tại các trường Tiểu học được khảo sát đã áp dụng được những yêu cầu đặt ra nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trong đó, mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học được đánh giá cao nhất và mức độ thực hiện hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học được đánh giá yếu nhất.

Trong 4 nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học được nghiên cứu thì nội dung được đánh giá cao nhất đó là “kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh” và “Chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”. Nội dung “Lập kế hoạch hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh” được đánh giá có mức độ thực hiện thấp nhất.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan lẫn các yếu tố khách quan. Các yếu tố này đều được đánh giá có mức độ mức ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động này. Trong các yếu tố khách quan thì yếu tố cơ sở vật chất và vai trò của cha mẹ học sinh ảnh hưởng rất nhiều. Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố năng lực dạy học của giáo viên là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng đề tài luận văn đề xuất 6 giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong, Đắk Nông.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp cho thấy các giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi ở mức khá. Điều này cho thấy giá trị thực tiễn của các giải pháp đối với quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đắk Glong hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk

Nông

Phòng GD&ĐT của huyện Đắk Glong cần chỉ đạo cho các trường Tiểu học

quản triệt về các chí tiêu quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Tiểu học để các nhà quản ký, các giáo viên của các trường nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của các tiêu chí này trong hoạt động dạy học tại nhà trường, hướng tới phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh Tiểu học.

Phòng GD&ĐT huyện cần chỉ đạo các trường tổ cức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giảng dạy cho giáo viên; tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, hướng dẫn các mô hình trường học gắn với thực tiễn giảng dạy nhằm phát huy năng lực học sinh Tiểu học.

Phòng GD&ĐT của huyện chỉ đạo các trường học thực hiện tốt đối mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện

phương pháp tự học học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Chỉ đạo chuyên môn cho cán bộ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học phát triển năng lực cho học sinh.

Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn đối với việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực tại các trường học theo kế hoạch, chương trình cụ thể và đảm bảo hiệu quả, thường xuyên, liên tục.

2.2. Đối với các trường Tiểu học huyện Đắk Glong

Các trường Tiểu học là chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh do vậy, các trường cần chú ý một số vấn đề sau:

Hiệu trưởng các trường Tiểu học trực tiếp triển khai các tiêu chí quản lý hoạt dộng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đến các tổ chuyên môn và các giáo viên của nhà trường để hiện thực hoá các chỉ tiêu này trong hoạt động dạy học của nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với mô hình trường học gắn với thực tiễn theo phát triển năng lực học sinh.

Hiệu trưởng các trường Tiểu học chỉ đạo cho các giáo viên có thái độ và hành vi tích cực trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể từng năm học về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Tăng cường tổ chức các chuyên đề chuyên môn về dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, về đổi mới phương pháp dạy học, về đánh giá học sinh học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, dạy học theo hướng phát triển năng lực nói riêng trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo.

Đối với giáo viên giảng dạy cần vận dụng những phương pháp và hình thức dạy học tích cực, nhằm khơi dậy tính năng động, sáng tạo của học sinh, dẫn dắt các em tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên cần chủ động bồi dưỡng, nghiên cứu các văn bản, tài liệu, tư liệu chuyên môn đáp ứng phương pháp đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá mới; giáo dục phát triển bền vững, nhằm thực hiện hiệu quả trong giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Tăng cương đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh Tiểu học.

Tăng cường sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.3. Đối với các gia đình học sinh

Các gia đình học sinh tăng cường phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục và việc kiểm soát học sinh. Gia đình thông báo kịp thời cho nhà trường, trước hết là giáo viên chủ nhiệm lớp về những mặt mạnh, những mặt hạn chế về năng lực học sinh.

Gia đình cùng với nhà trường tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, qua đó nâng cao năng lực học tập cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Lại Phương Liên (2017), Cơ sở để xác định các chủ đề nội dung môn học trong chương trình giáo dục phổ thông định hướng phát triển năng lực học sinh, Tạp chí Khoa học giáo dục, tháng 11.

2. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thành Vinh (2011), “Quản lý nhà trường”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thư (2014), Tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 347, tháng 12.

4. Dương Trần Bình (2016), “Quản lý hoạt động dạy ở trường Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư: 32/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020),Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về việc Ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

7. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Vũ Lan Hương, Phạm Thị Nga (2017),

Phát triển chương trình giáo dục, Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Vũ Dũng. (Chủ biên), (2008). Từ điển Tâm lý học. Nxb Từ điển Bách

khoa.

11. Vũ Dũng. (2009), Giáo trình Tâm lý học quản lý. Nxb Đại học sư

phạm (in lần thứ tư). Hà Nội.

12. Hồ Ngọc Đại (2010), Tâm lý học dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

Hà Nội.

14. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.

15. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 2012), Từ điển bách khoa Tâm lý học Giáo dục học Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

16. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên, 2016), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

17. Bùi Minh Hiền (chủ biên, 2017), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Trần Kiểm. (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

19. Nguyễn Công Khanh (2013), Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 95, tháng 08.

20. Nguyễn Lộc (chủ biên) Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp. (2009), Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục. Nxb Đại học Sư Phạm. Hà Nội, tr. 145 -168

21. Nguyễn Lộc, Bùi Việt Phú (2014), Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 100, Tháng 01.

22. Luật Giáo dục (2019), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Đức Minh (2014), Đề xuất mô hình đánh giá chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Tạp chí Khoa học giáo dục số 101, tháng 02.

24. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và các phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm.

25. Phan Trọng Ngọ, Lê Minh Nguyệt (2017), Kinh nghiệm và học trải nghiệm trong dạy học, Tạp chí Khoa học giáo dục, tháng 11.

26. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình Quản lý Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà

Nội

27. Đỗ Ngọc Thống (2011), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 76, tháng 5

PHỤ LỤC


Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho Cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học)

I. Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh tiểu học

Câu 1: Xin Thầy, Cô vui lòng cho biết nhà trường nơi thầy cô công tác đã thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đạt mức độ như thế nào? Xin thầy cô khoanh tròn vào số đúng với ý kiến của mình.


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

1

Giúp học sinh củng cố, phát triển kiến thức đã đạt được của bậc tiểu học để hình thành được năng lực chung, năng lực đặc thù


5


4


3


2


1

2

Giúp học sinh nhận biết, tái hiện kiến thức đã học

5

4

3

2

1

3

Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể, các nhiệm vụ gắn với thực tế


5


4


3


2


1

4

Giúp học sinh có các kỹ năng thực hiện hoạt động đa dạng

5

4

3

2

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 11

Câu 2: Xin Thầy, Cô vui lòng cho biết nhà trường nơi thầy cô công tác đã thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đạt mức độ như thế nào? Xin thầy cô khoanh tròn vào số đúng với ý kiến của mình.


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


1

Nội dung dạy học hướng đến việc xây dựng năng chung cho học sinh TH (năng

lực tự chủ và tự học)


5


4


3


2


1


2

Nội dung dạy học hướng đến việc xây dựng năng lực giao tiếp và hợp tác; năng

lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh TH


5


4


3


2


1


3

Nội dung dạy học hướng đến việc xây dựng năng lực đặc thù cho học sinh TH (năng lực Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực

công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất)


5


4


3


2


1

Câu 3: Xin Thầy, Cô vui lòng cho biết đánh giá của mình về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đạt mức độ như thế nào? Xin thầy cô khoanh tròn vào số đúng với ý kiến của mình.


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

1

Phương pháp dạy học theo dự án

5

4

3

2

1

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

5

4

3

2

1

3

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

5

4

3

2

1

4

Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột

5

4

3

2

1

5

Phương pháp dạy học tìm tòi

5

4

3

2

1

6

Phương pháp dạy học khám phá

5

4

3

2

1

7

Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống

5

4

3

2

1

8

Phương pháp thực hành, thí nghiệm

5

4

3

2

1

9

Phương pháp hỏi – đáp

5

4

3

2

1

10

Phương pháp hoạt động nhóm

5

4

3

2

1


Câu 4: Xin Thầy, Cô vui lòng cho biết đánh giá của mình về mức độ sử dụng các hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đạt mức độ như thế nào? Xin thầy cô khoanh tròn vào số đúng với ý kiến của mình.


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

1

Hình thức lên lớp

5

4

3

2

1

2

Dạy học theo nhóm

5

4

3

2

1

3

Tự học

5

4

3

2

1

4

Ngoại khoá

5

4

3

2

1

5

Tham quan

5

4

3

2

1

6

Thảo luận

5

4

3

2

1

7

Phụ đạo

5

4

3

2

1

8

Tổ chức các hình thức học tập mang tính

chất nghiên cứu khoa học

5

4

3

2

1

Câu 5: Xin Thầy, Cô vui lòng cho biết đánh giá của mình về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị vào dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của giáo viên đạt mức độ như thế nào? Xin thầy cô khoanh tròn vào số đúng với ý kiến của mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023