Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An - 13


tích cực, khen ngợi từ phía người dân, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh, sự đồng tình, ghi nhận của các cơ quan chức năng.

2.3.2. Những kết quả đạt được

Trải qua gần 26 năm thành lập và phát triển, BHXH tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi mặt, trong đó có tổ chức quản lý công tác chi trả BHXH. Có thể nêu lên một số kết quả sau:

a. Về công tác lập dự toán và kế hoạch chi BHXH

- Quy chế một cửa đã phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý, một trong những kết quả đó là đã cải tiến được quy trình xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH: Trước đây, BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ, thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH hàng tháng, tổng hợp danh sách và hồ sơ trình BHXH Việt Nam xét duyệt sau đó mới được tổ chức chi trả. Nay quy trình đó được rút ngắn: BHXH tỉnh nhận hồ sơ, thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH hàng tháng và tổ chức chi trả ngay cho người được thụ hưởng, cuối mỗi tháng mới tổng hợp danh sách và chuyển hồ sơ về BHXH Việt Nam để tổ chức lưu trữ, những hồ sơ giải quyết chế độ chưa đúng thì BHXH Việt Nam có thông báo và gửi trả hồ sơ chưa thực hiện đúng chế độ BHXH cho BHXH tỉnh.- Xây dựng kế hoạch thông tin truyền thông ngay từ đầu năm; tăng cường công tác tham mưu, phối hợp trong công tác tuyên truyền đưa chính sách BHXH, BHYT đến với đông đảo tầng lớp nhân dân; không ngừng đổi mới, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, chú trọng công tác tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực tiếp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại các cơ quan, đơn vị, DN; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH, BHTN. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn được BHXH Tỉnh quan tâm, chú trọng cả nội dung chương trình lẫn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; hướng trọng tâm vào các kiến thức cơ bản chuyên ngành BHXH, nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý ngành trong cơ chế mới, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng hành chính nghiệp vụ khác.


b. Về hoạt động tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chi BHXH

Trước yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và thực tế đòi hỏi của quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT - trụ cột cơ bản của hệ thống ASXH. Mục tiêu hiện đại hóa để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách BHXH đã trở thành quyết tâm chính trị của toàn ngành BHXH Việt Nam với mong muốn đổi mới, phát triển toàn diện, công khai minh bạch và đem lại sự hài lòng của người dân. Với yêu cầu và mục tiêu đề ra, BHXH Nghệ An đã tập trung triển khai mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu: giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giám định điện tử chi phí KCB bằng BHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lưu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán, quản lý văn bản… Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT được trang bị đầy đủ và vận hành hiệu quả.Hệ thống phần mềm nghiệp vụ quan trọng được thiết lập theo mô hình tập trung dữ liệu tại Trung ương để quản lý các mảng nghiệp vụ quan trọng của ngành; Đầu tư đồng bộ hạ tầng, phần mềm và cơ sở dữ liệu để cấp duy nhất một số định danh cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong Hệ thống cấp số định danh và Quản lý BHYT hộ gia đình và Thuê dịch vụ CNTT, CSDL hộ gia đình tham gia BHYT.

- BHXH tỉnh đã quyết định đưa việc lập danh sách chi trả từ cấp huyện về tỉnh để thống nhất quản lý, có cơ chế quản lý liên thông trong mạng lưới BHXH toàn tỉnh, mạng lưới các cơ quan ban ngành liên quan. Nhờ đó mà công tác quản lý đối tượng, quản lý chi trả các chế độ cho NLĐ được diễn ra liên hoàn, thuận tiện, đáp ứng kịp thời quyền lợi cho đối tượng được thụ hưởng chế độ BHXH trong toàn tỉnh, từ đó tạo được sự tin cậy, yên tâm từ đông đảo nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Việc ứng dụng CNTT, sử dụng những phần mềm chuyên ngành thay thế cách quản lý thủ công trước đây đã góp phần không nhỏ trong việc thực thi kế hoạch chi BHXH, quản lý hồ sơ đối tượng và phục vụ kịp thời cho nhóm đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH khi có những biến động về số lượng, điều chỉnh tiền lương tối thiểu hay có các quy định mới về đối tượng cũng như chế độ chính sách của Chính phủ ban hành.


Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An - 13

c. Về công tác quyết toán chi các chế độ BHXH

- Trong những năm qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Nghệ An với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính gắn với thực hiện công tác dân vận chính quyền.

- Lắng nghe ý kiến của nhân dân, tôn trọng nhân dân, BHXH tỉnh Nghệ An đã đề ra các giải pháp có lợi cho người dân trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời quyền lợi chính đáng của nhân dân cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến làm việc, nhận được sự đồng tình cao từ phía người dân và từ phía các cơ quan chức năng, nổi bật và rõ nét nhất là trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

- Công tác cải cách hành chính toàn ngành BHXH đạt được nhiều kết quả đột phá, đã tăng cường sửa đổi, nâng cấp các phần mềm hỗ trợ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân, DN tiếp cận, giảm thời gian kê khai, giải quyết thủ tục BHXH. Nổi bật nhất là việc phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam triển khai ứng dụng CNTT trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH được người dân đánh giá cao. Tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam tiếp tục đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng năm 2018 của 7 cơ quan thuộc Chính phủ. Ngoài việc thực hiện cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC) từ 115 bộ TTHC xuống còn 28 bộ TTHC, BHXH Tỉnh Nghệ An đã tiến hành rà soát, lựa chọn cắt giảm thời gian giải quyết theo quy định của một số TTHC như: giảm thời gian điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ 20 ngày xuống còn 16 ngày; giảm thời gian thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trực tiếp nội tỉnh từ 30 ngày xuống còn 20 ngày.

- Quỹ BHXH tỉnh được phân bổ từ BHXH Việt Nam về luôn cân đối và hạch toán rõ ràng theo đúng quy định, đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng, nhanh chóng, kịp thời, tránh sai sót đến mức tối đa.

d. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi BHXH

- Công tác kiểm tra được BHXH Tỉnh Nghệ An xác định là công tác quan trọng. Khi thực hiện hoạt động kiểm tra, cán bộ phải xác định được nội dung trọng


tâm kiểm tra, kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá được tồn tại của công tác kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra giám sát tại BHXH Tỉnh Nghệ An là hoạt động mà cán bộ BHXH thực hiện giám sát đối với cơ quan Bưu điện, đơn vị SDLĐ và đối tượng hưởng trong việc thực hiện chi trả đến tay người hưởng như thế nào, giám sát tình hình biến động của đối tượng hưởng, giám sát các yêu cầu, thắc mắc của đối tượng được giải quyết thế nào... trên cơ sở đó phối hợp với cơ quan Bưu điện thực hiện phục tốt nhất, kịp thời nhất cho đối tượng hưởng và phát hiện kịp thời những sơ suất của cán bộ thực hiện hoặc những trường hợp đối tượng giảm do chết, di chuyển khỏi địa phương, hoặc số tiền hưởng có được chi đúng, chi đủ cho đối tượng hay không để kịp thời giải quyết.

- Công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ quan BHXH Tỉnh Nghệ An, được thực hiện thường xuyên hàng tháng vào kỳ chi trả từ ngày 06 đến ngày 09 (lịch cố định). Ban lãnh đạo lập danh sách cán bộ thực hiện đi đến Bưu điện và điểm chi trả tại UBND huyện, thành phố để nắm bắt tình hình nhân viên chi trả thực hiện chi tiền mặt cho đối tượng tại điểm chi, tình hình đối tượng hưởng tại điểm chi và phối hợp với nhân viên chi trả giải đáp kịp thời những thắc mắc, tiếp nhận những hồ sơ, đề nghị của đối tượng... Sau đó, đoàn kiểm tra Bưu điện để giám sát thực hiện các quy trình kiểm đếm tiền chi trả, quy trình bảo quản tiền mặt, công tác chuẩn bị phương tiện.... để phục vụ tốt nhất, an toàn nhất trong kỳ chi trả.Đối với các đơn vị SDLĐ, BHXH Tỉnh Nghệ An thực hiện giám sát theo định kỳ 02 lần trong một năm vào tháng 5 và tháng 12. Trên cơ sở phối hợp với các đơn vị, tổ chức do UBND Tỉnh ra Quyết định, BHXH Nghệ An cùng với Liên đoàn Lao động, phòng LĐ -TB&XH, Phòng thanh tra thực hiện đến các đơn vị để kiểm tra việc chấp hành chính sách đối với NLĐ và công tác giải quyết, chi trả cho NLĐ của đơn vị SDLĐ có đúng quy định hay không.

2.3.3. Những hạn chế

Từ thực tiễn công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH và quản lý người hưởng các chế độ BHXH tại Tỉnh Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, hạn chế phát sinh từ thực tiễn như:


a. Về công tác lập dự toán và kế hoạch chi BHXH

- Cán bộ làm chi tại BHXH các huyện, thành, thị phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ BHXH và quản lý tài chính, mặt khác, lại đang hoạt động trong một cơ chế bao cấp, cơ chế mà trong đó nhiệm vụ chi trả được thực hiện độc lập với các hoạt động BHXH khác, nay chuyển sang hoạt động trong một cơ chế mới trong đó có quyền lợi về BHXH luôn gắn với nghĩa vụ đóng BHXH của NLĐ và đơn vị SDLĐ. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ làm chi ngoài việc phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phục vụ đối tượng, còn phải có nghiệp vụ về BHXH, về quản lý tài chính để phân tich và đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH. Đây thực sự là một chuyển biến tương đối khó khăn cả về nhận thức và trình độ chuyên môn mà không phải cán bộ nào cũng có khả năng thích ứng ngay được.

- Chính sách về BHXH do Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, còn nhiều điều chưa hợp lý, đồng thời trong quá trình thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ còn nhiều bất cập gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện xét duyệt và chi trả BHXH cho NLĐ. Do điều kiện thanh toán BHXH cho các chế độ BHXH chưa chặt chẽ nên có kẽ hở cho NLĐ và chủ SDLĐ vận dụng gây thiệt hại đến quỹ BHXH. Trong khi đó việc thanh toán trợ cấp BHXH nhất là các chế độ ngắn hạn chưa gắn được trách nhiệm của chủ SDLĐ với việc thực hiện đúng chính sách BHXH. Đặc biệt có những chủ SDLĐ còn tạo điều kiện khuyến khích cho công nhân viên chức của mình làm đủ thủ tục để thanh toán hết quyền lợi của NLĐ theo cách hiểu là được hưởng bình quân 1 năm theo chế độ Nhà nước đã qui định.

- Khâu lập kế hoạch, dự toán chi hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, việc dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH như trợ cấp BHXH một lần…khó lường trước được phát sinh do tình hình kinh tế ảnh hưởng và tác động lớn nên có những năm phát sinh vượt dự toán.

b. Về hoạt động tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chi BHXH

- Do đặc thù của đối tượng hưởng BHXH và yêu cầu quản lý quỹ BHXH nên cùng một lúc cơ quan BHXH phải sử dụng 2 nguồn kinh phí để chi trả. Nguồn từ NSNN chi trả cho các đối tượng về nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01/01/1995 và


nguồn từ quỹ BHXH chi trả cho đối tượng nghỉ BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi. Với cơ chế sử dụng nguồn kinh phí chi trả như trên, cơ quan BHXH chỉ có thể chủ động được nguồn kinh phí chi trả từ quỹ BHXH. Nguồn do NSNN cấp đôi khi còn bị chậm và chưa được cấp bổ sung kịp thời mỗi khi có những chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của người được hưởng các chế độ BHXH. Ngoài ra, hai nguồn kinh phí này, hàng năm, phải được hạch toán riêng biệt, do vậy cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho công tác quản lý chi trả của ngành.

- Phương tiện đi lại và đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình đi thực hiện chi trả chưa được trang bị, do đó BHXH các huyện, thành, thị mà trước hết là các cán bộ làm chi đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhất là các huyện ở xa trung tâm.

- Lệ phí chi trả thấp, chưa khuyến khích được cán bộ làm chi ở các đại lý chi trả, nhất là ở các xã có ít đối tượng và các xã vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, trên thực tế ở nhiều xã thuộc thuộc địa bàn tỉnh không thành lập được các đại lý chi trả.

- Công tác chi BHXH bằng tiền mặt, tuy ký hợp đồng chi chế độ BHXH với Bưu điện nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn trong quá trình vận chuyển tiền mặt với số lượng lớn, đặc biệt là đến những địa phương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù trách nhiệm thuộc bên nhận chi hộ nhưng đây là một vấn đề cần quan tâm đảm bảo an toàn trong thời gian tới.

c. Về công tác quyết toán chi các chế độ BHXH

Thứ nhất, phần mềm cũng như cơ sở dữ liệu người hưởng BHXH, BHTN cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Cơ sở dữ liệu người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng đã hình thành quản lý tập trung toàn quốc nhưng thông tin cá nhân người hưởng trên danh sách chi trả (tức trong cơ sở dữ liệu) với hồ sơ hưởng BHXH đang lưu trữ tại BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, thành phố chưa trùng khớp. Một bộ phận người hưởng BHXH có thông tin cá nhân trên các giấy tờ tùy thân như: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… không khớp với sổ BHXH, hồ sơ hưởng BHXH đang lưu trữ tại cơ quan BHXH. Việc cấp mã số BHXH đối với người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng chưa đồng bộ, còn sai


sót chưa đảm bảo tính định danh duy nhất nên chưa phát hiện việc chi trả trùng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tại 02 nơi. Cơ sở dữ liệu chưa được “khóa” chặt nên tính bảo mật, bảo toàn dữ liệu chưa cao rất khó khăn trong quản lý, phụ thuộc mức độ trung thực của con người được phân công sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, theo dõi tăng, giảm người hưởng BHXH hằng tháng, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát quỹ BHXH, BHTN do người sử dụng có thể tự tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi điều kiện hưởng…đã xảy ra ở một số địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng có tên trong danh sách chi trả nhưng thiếu hoặc không có hồ sơ lưu trữ chỉ đến khi chuyển đi nơi khác mới phát hiện không đủ hoặc không có hồ sơ hưởng BHXH vẫn còn xảy ra. Phần mềm còn thiếu một số tính năng hỗ trợ quản lý tăng, giảm như: Báo tăng, báo giảm phải có lý do và phải kiểm soát được, không để xảy ra việc chủ động báo tăng, báo giảm khi phát hiện thì tự xử lý để xóa dấu vết như: Bắt buộc báo giảm nơi chuyển đi, phải báo tăng nơi chuyển đến để kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển không để xảy ra việc lạm dụng (có thể lợi dụng sơ hở này để trục lợi, nếu phát hiện có vấn đề thì báo giảm bằng cách cho “chuyển đi” hay là chủ động báo tăng để lạm dụng nếu phát hiện thì báo giảm “chết”..). Chưa hỗ trợ kiểm soát, đối chiếu việc giảm chết với việc giải quyết chế độ tử tuất để giúp cho công tác quản lý và giải quyết chế độ chặt chẽ, đúng quy định nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng. Tình trạng báo giảm chậm khi người hưởng bị chết còn xảy ra, gây khó khăn trong công tác quản lý chi trả BHXH. Khi người hưởng chết nhưng thông tin cá nhân trên các giấy tờ như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng tử… không trùng khớp với thông tin cá nhân trên hồ sơ hưởng BHXH hằng tháng đang lưu trữ tại cơ quan BHXH gây rất nhiều khó khăn trong quản lý chi trả cũng như khi giải quyết chế độ tử tuất cũng như khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện sẽ rất khó xử lý.

Thứ hai, một số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng nhận lương hưu qua thẻ ATM nhưng không có đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết hoặc chưa cung cấp thông tin cá nhân cần thiết cho cơ quan chi trả BHXH. Cơ quan chi trả BHXH gặp khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình người hưởng, đặc biệt


người hưởng ở nước ngoài hay là người ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH trong khi thời hạn ủy quyền không có thời hạn.

Thứ ba, tình trạng người có quyết định hưởng lương hưu nhưng không nhận lương hưu vẫn còn xảy ra. Cá biệt, có trường hợp 25 năm chưa nhận lương hưu; cùng với đó rất nhiều trường hợp chậm lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng hoặc chưa đến nhận khoản trợ cấp BHXH một lần sau điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm; Khó quản lý và gây khó khăn trong công tác chi trả và quản lý người hưởng.

Thứ tư, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng lên, NLĐ lại thuộc nhiều trường hợp khác nhau nên không tránh khỏi sai sót, chậm trễ trong khâu giải quyết, chi trả chế độ.

Thứ năm, từ ngày 01/01/1995 hoạt động chi trả chế độ BHXH được thực hiện theo cơ chế mới, nhưng việc chuẩn bị hồ sơ và chứng từ khi xét duyệt, thanh toán các chế độ BHXH của nhiều đơn vị SDLĐ vẫn còn nặng nề về TTHC, giấy tờ nhiều, thời gian còn kéo dài, nhất là trong việc xét duyệt và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - BNN. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho cơ quan BHXH và cũng là một trong những nguyên nhân chính để có những ý kiến cho rằng cơ quan BHXH gây phiền hà cho NLĐ.

d. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi BHXH

- Một số BHXH huyện trong tỉnh thực hiện chưa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng, buông lỏng công tác quản lý, không thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác chi BHXH tại các đại lý bưu điện huyện, thực hiện quyết toán còn sơ sài, mang tính hình thức, chưa có biện pháp cụ thể để nắm chắc các trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp chết, hết tuổi hưởng.

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Về công tác lập dự toán và kế hoạch chi BHXH

- Mức chi trả BHXH phụ thuộc lớn vào sự biến động của nền kinh tế và các chính sách của Nhà nước. Các chính sách tiền lương, mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023