Giải Pháp 2: Chỉ Đạo Giáo Viên Gắn Kết Nội Dung Dạy Học Với Đời Sống Thực Tiễn Sinh Động Của Địa Phương.

Chỉ đạo thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH thông qua các môn học chính khóa trên lớp.

Chỉ đạo thực hiện hoạt đông dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH thông qua nhóm, tự học, thảo luận.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH thông qua ngoại khóa, tham quan.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH thông qua ôn tập, phụ đạo.

Tiêu chí 3: Chỉ đạo thực hiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH

Chỉ đạo nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Ban hành các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Chỉ đạo tổ chức các cuộc thi sáng tạo các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Chỉ đạo phân công trách nhiệm cán bộ thiết kế phối hợp với tổ chuyên môn, giáo viên dạy các môn học lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất phục vụ học tập một cách tốt nhất (Phòng học, ánh sáng, âm thanh trong lớp học…)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nội dung 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH

Tiêu chí 1: Nắm mục đích của kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 9

Tiêu chí 2: Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Tiêu chí 4: Chuẩn bị kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH hàng năm.

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH sau đánh giá.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng trường TH chỉ đạo các tổ chuyên môn quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Điều này thể hiện các khía cạnh sau: Xây dựng kế hoạch dạy cho giáo viên trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; Tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên trường TH theo hướng tiếp cận năng lục học sinh; Kiểm tra, đánh giá giáo viên trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn quản lý hoạt động dạy học cho học sinh trường TH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường TH. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: Chỉ đạo học sinh xác định mục tiêu học tập theo hướng tiếp cận năng lực; Chỉ đạo và tổ chức cho học sinh học tập theo hướng tiếp canjc năng lực; Chỉ đạo và tổ chức cho học sinh sử dụng phương pháp và phương tiện học tập theo hướng tiếp cận năng lực; Chỉ đạo, tổ chức các hình thức học cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực; Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn sinh động của địa phương.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này nhằm chỉ đạo giáo viên gắn nội dung chương trình học với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh. Việc gắn kết này sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, hình thành kĩ năng thích ứng với môi trường sống.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy nội dung dạy học đưa vào chương trình gắn với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh được đánh giá thấp hơn các khía cạnh khác của việc xác định nội dung dạy học, ở mức trên trung bình và mức thấp so với các nội dung khác. Do vậy, việc gắn nội dung chương trình học với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh là rất cần thiết đối việc hình thành năng lực cho học sinh TH.

Tổ chức hoạt động dạy học cần gắn nội dung của các bài học, môn học với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngay của học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nhà trường cần gắn nội dung chương trình học của bậc TH với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh.

Giáo viên trong giảng dạy cần gắn nội dung chương trình học của bậc TH với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh. Việc gắn kết này sẽ giúp học sinh quý trọng các giá trị lịch sử, hình thành tình yêu lao động, yêu quê hương hơn.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Các tổ bộ môn gắn nội dung từng bài học, môn học với thực tiễn của địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông với những lợi thế và điều kiện địa lý tự nhiên – vùng đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, trồng các cây ăn trái, chăn nuôi gia súc,…

Hiệu trưởng của nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn gắn nội dung chương trình học của bậc TH với thực tiễn sinh động tại địa phương. Đó là, truyền thống lao động sản xuất nông nghiệp…

3.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này nhằm tổ chức cho giáo viên tăng cường đổi mới việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Ngoài việc sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cho học sinh cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác như nghiên cứu khoa học; bàn tay nặn bột, thảo luận, bài tập tình huống, khám phá, thực hành, thí nghiệm…Việc sử dụng các phương pháp này sẽ là cơ sở quan trọng để hình thành năng lực của học sinh TH.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó, một số phương pháp dạy học rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh lại chưa được sử dụng tốt. Trong đó có các phương pháp như: thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Do vậy, giải pháp này sẽ tập trung vào các nội dung sau:

Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động, tự phát triển năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quan và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau để rèn năng lực khác nhau của học sinh.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng trường TH chỉ đạo các tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh. Trong đó, các phương pháp cần được sử dụng gồm: nghiên cứu khao học; bàn tay nặn bột, thảo luận, bài tập tình huống, khám phá, thực hành, thí nghiệm.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Quan tâm chỉ đạo giáo viên chọn lựa và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc: Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập ( Tăng cường trao đổi, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh).

Chỉ đạo giáo viên cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Trước hết người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài trên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.

Chỉ đạo giáo viên chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn. Phương pháp dạy học có mỗi quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trong trong dạy học các bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn.

3.2.4. Giải pháp 4:Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Việc tổ chức đa dạng các hình thức dạy học sẽ giúp học sinh hứng thú trong học tập, giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập, qua đó nâng cao nhận thức và năng lực của học sinh. Vì vậy, giải pháp này nhằm tăng cường sự quan tâm của Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn đến việc tổ chức đa dạng các hình thức học cho học sinh nhằm hình thành năng lực cho học sinh TH.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sẽ giúp học sinh tổ chức đa dạng các hình thức học tập, tạo động lực cho học sinh học tốt, giúp học sinh TH hình thành năng lực.

Đối với các hoạt động học tập trên lớp, nhà trường càn tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo cho học sinh như các giờ học lý thuyết, các giờ thực hành. Cần tăng cường các giờ thực hành cho học sinh để qua đó hình thành các kỹ năng cho học sinh, cũng như củng cố các kiến thức đã học.

Tổ chức các hoạt động xã hội như: Tham quan, thăm di tích lịch sử, hoạt động trải nghiệm,…Hàng quý, giáo viên chủ nhiệm các lớp có thể tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử để qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần uống nước, nhớ nguồn cho học sinh, đồng thời nâng cao năng lực học các môn xã hội cho học sinh, trước hết là môn lịch sử.

Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: Vui chơi, giải trí. Cắm trại, tổ chức dã ngoại. Qua cac hoạt động ngoại khóa này giúp cho học sinh có tâm trạng tích cực. Tâm trạng này sẽ giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. Các hoạt động ngoại khóa này còn tăng cường tính hợp tác, tinh thần chia sẻ, vị tha và cộng đồng của học sinh trong học tập và cuộc sống.

Tổ chức nhiều hoạt động học tập văn hóa như: Câu lạc bộ Cồng chiêng, Diễn đàn Điều em muốn nói, Đêm giao lưu văn nghệ, Biểu diễn thời trang…để phát triển năng lực năng khiếu, âm nhạc và giúp học sinh trải nghiệm học tập một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đầy bản sắc và dấu ấn riêng của người dân tộc Tây Nguyên. Tổ chức trải nghiệm học tập gắn với di sản văn hóa với các địa phương để giáo dục hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng trường TH chỉ đạo các tổ bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo cho học sinh như các giờ học lý thuyết, các giờ thực hành. Cần tăng cường các giờ thực hành cho học sinh để qua đó hình thành các kỹ năng cho học sinh, cũng như củng cố các kiến thức đã học.

Chỉ đạo các tổ bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động xa hội cho học sinh như: Tham quan, thăm di tích lịch sử, tổ chức các hoạt động về nguồn,…để qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần uống nước, nhớ nguồn cho học sinh.

Chỉ đạo các tổ bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: Vui chơi, giải trí, cắm trại, tổ chức dã ngoại. Qua các hoạt động ngoại khóa này giúp cho học sinh có tâm trạng tihcs cực cho học sinh.

3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giũa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hướng của các yếu tố đến quán lý hoạt động dạy học theo hướn tiếp cận năng lực học sinh TH cho thấy yếu tố phối hợp giữa nhà trường và gia đình có ảnh hướng ở mức độ ảnh hướng nhiều. Do vậy, đây được xem là một trong những yếu tố có ảnh hướng mạnh tới hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH. Chính vì vậy, luận văn đề xuất giải pháp chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH nhằm mục đích sau đây:

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH đóng vai trò quan trong trong việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH. Để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH cần hoàn thiện và xây dựng cở chế phối hợp cũng như nâng cao năng lực bộ máy quản lý phối hợp gia đình nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh có vai trò vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học

theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Bởi lẽ, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, linh hoạt, đầy trách nhiệm của nhà trường và gia đình học sinh đối với hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường TH sẽ tạo ra được mối quan hệ bền chặt, tốt đẹp giũa các bộ phận trong nhà trường ( Lãnh đạo nhà trường, thành viên trong Tổ phối hợp, các giáo viên) và Hội cha mẹ học sinh cũng sẽ tạo ra được sự thống nhất chặt chẽ, liên tục trong hoạt động dạy học về các mặt không gian và thời gian. Do vậy, giải pháp này có những nội dung sau:

Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Thành lập tổ quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH dủ về cơ cấu, số lượng, thành phần, đúng với quyền hạn, chức trách được giao.

Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ( Lãnh đạo nhà trường; giáo viên; Hội cha mẹ học sinh).

Quy định rõ nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp giữa gia đình nhà trường trong quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, các thành viên trong nhà trường và tổ quản lý phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và gia đình học sinh tham gia.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH. Dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT huyện Đăk Glong về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực tại trường phổ thông, các nhà trường TH, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông dựa vào đặc thù riêng của tỉnh, của huyện, của nhà trường Ban hành Quy định về quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Ngoài các nội dung cơ bản theo theo thể thức văn bản hành chính quy định về quản lý phối hợp giữa giữa gia đình nhà trường trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh phải có các nội dung sau:

1). Thành lập tổ quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tại các trường TH. Trong tổ quản lý phải có thành phần Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên; Đại diện cha mẹ học sinh. Nhiệm vụ cụ thể của tổ quản lý này gồm:

Phối hợp với Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên; Hội cha mẹ học sinh lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tại nhà trường và gia đình.

Phối hợp với Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên; Hội cha mẹ học sinh triển khai các hoạt động cụ thể để giám sát giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tại nhà trường và gia đình.

Ngay sau khi Ban hành quyết định tổ quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường trong quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, quyết định này được phổ biến tới từng thành viên của tổ và cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh.

2). Quy định rõ nội dung phối hợp giữa gia đình nhà trường trong quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3). Xác định phân công trách nhiệm cụ thể, hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong Tổ phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực lực học sinh.

4). Xác định quy trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

5). Đánh giá tổ chức việc phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và gia đình học sinh tham gia.

3.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Năng lực quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển năng lực của học sinh. Khi giáo viên có năng lực quản lý hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023