Người Mẹ Tảo Tần, Nhân Hậu Và Giầu Đức Hy Sinh


riêng của tác giả đến người mẹ của các chiến sĩ đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung: người mẹ nhân dân, người mẹ đất nước.

2.2.1. Người Mẹ tảo tần, nhân hậu và giầu đức hy sinh

Trong chiến tranh, hình ảnh người mẹ luôn là cảm hứng lớn cho thơ ca, các nhà thơ chống Mỹ đã dành nhiều cảm xúc cho những người mẹ vừa cao cả vừa bình dị. Hóa thân vào người mẹ, nhà thơ dường như thấu hiểu hết những nỗi đắng cay, hy sinh vất vả trong cuộc đời người mẹ. Đọc trường ca Hữu Thỉnh và những bài thơ của ông ta bắt gặp hình ảnh những người mẹ chân chất, bình dị dành trọn cuộc đời cho chồng con, cho đất nước, một mình gánh chịu bao khổ đau. Quên sao được hình ảnh của người mẹ ngày đêm tảo tần một nắng hai sương nuôi chồng, nuôi con. Có đôi lúc hình ảnh người mẹ lam lũ lại hiện lên trong tâm trí người lính để tiếp thêm sức mạnh cho họ chiến thắng kẻ thù:

Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng

Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh người mẹ gánh rạ giữa đồng bị gió thổi mạnh, mẹ phải gắng hết sức để khỏi ngã sẽ không quên được đối với những ai khi đọc câu thơ trên. Tôi cứ thấy hình ảnh người mẹ vừa tội nghiệp lại vừa đáng khâm phục.

Tôi rất mê những câu thơ của Hữu Thỉnh trong trường ca Đường tới thành phố khi anh đặc tả tâm trạng một người lính khi đối diện với cái chết:

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng Xin mùa đông đừng dài

Và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 8

Chẳng có chữ “yêu, thương” nào sao yêu thương nhiều đến thế. Tôi đã hình dung ra một bà mẹ gầy gò, luôn run rẩy khổ sở trước mùa đông miền


Bắc. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm, và mẹ choáng váng, loạng quạng. Nhà thơ đã hóa thân vào chiếc cột nhà để cho mẹ dựa, để đỡ lấy tấm lưng gầy mảnh khảnh của mẹ.

Dù vất vả, nhưng mẹ luôn là những người sống hết mình vì cách mạng, vì lẽ phải, giàu đức hy sinh. Mẹ âm thầm hy sinh để có ngày đoàn tụ. Bao nhiêu cuộc tiễn đưa những đứa con thân yêu ra mặt trận, lòng mẹ nào chẳng quặn thắt, đớn đau:

Ba đứa con có mặt ở trong này

Mấy cuộc chiến tranh mẹ gánh cùng một lúc Mẹ thường ít ngủ, mẹ thường thức khuya

Đêm nào cũng dài

(Đường tới thành phố)

“Mấy cuộc chiến tranh” hóa ra khi tiễn những người con vào chiến trường mẹ lại phải đối mặt giống như một cuộc chiến tranh – một cuộc chiến tranh chỉ riêng những bà mẹ mới thấu hiểu. Trong cuộc chiến tranh trường kì của dân tộc, chính những người mẹ phải gánh chịu nhiều hy sinh, đau đớn nhất. Đất nước gửi những người con ra chiến trường, mẹ là người hết tiễn chồng, lại tiễn con, tiễn cháu ra trận. Hình ảnh những người mẹ gánh cùng một lúc mấy cuộc chiến tranh làm trào dâng trong lòng người đọc lòng thương cảm. Vị đắng của cuộc đời như chỉ có mẹ mới là người gánh chịu hết. Hơn ai hết, chính những người lính là người thấu hiểu hết nỗi lòng của mẹ:

Xe pháo ì ầm vô tận nối nhau đi Áo tân binh xanh thẫm bến phà

Những bà mẹ gặp nhau trong lo toan tầm tã Tiếng gọi nào nghe rò

Suốt chiều sâu Mẹ nén đau


Dấu tờ báo tử

Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ

Bốn nghìn năm đất nước mấy khi yên

(Đường tới thành phố)

Khi nghe tin đứa con thân yêu của mẹ không về, mẹ lại gạt nước mắt, nén nỗi đau, tiếp tục động viên những đứa con còn lại vào chiến trường. Ta chợt liên tưởng đến buổi chia tay giữa hai mẹ con trong trường ca của Thanh Thảo mà nỗi bịn rịn tỏa lan đến cả bờ tre mái rạ:

Khi con thưa với mẹ Mưa bay mờ đồng ta Ngày mai con đi

Khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ

(Thanh Thảo) Và những nỗi đau chồng chất đã làm mẹ mất ngủ:

Mẹ ít ngủ mẹ thường thức khuya Đêm nào cũng dài

Căn nhà có mười mấy mét vuông

Làm lụng đến già còn bao nhiêu tất bật

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh mẹ già cô đơn cảm nhận đêm dài khiến ta thấm thía hơn sự trầm luân của dân tộc mình. Đó cũng chính là nỗi đau tột cùng của người mẹ trong thơ Lê Anh Dũng:

Trên thế giới xưa nay Bao cuộc chiến tranh Có người nào như mẹ Chín con đẻ

Một con rể


Một cháu ngoại

Lần lượt lên đường cầm súng

Lần lượt hóa thành mây trắng trời xanh

(Thưa mẹ)

Gánh trên vai cả năm tháng chiến tranh dài, các mẹ đã mất đi những người thân yêu cho cuộc chiến giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Gia tài của những người mẹ khi đất nước có chiến tranh thật quá phũ phàng: “Những đứa con ra đi không về/Gia tài của mẹ dần thêm những bát hương” ( Lương Ngọc An).

Hình ảnh người mẹ nhân hậu, tảo tần và giàu đức hy sinh đã đi vào trang thơ của Hữu Thỉnh bằng tình cảm chân thành, nồng ấm và tha thiết. Đó là tiếng lòng tri ân của một người lính dành cho những người mẹ đã đi qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

2.2.2. Người Mẹ - điểm tựa vững vàng nơi hậu phương

Trong tấm lòng người chiến sĩ, có một khoảng rộng nhất, sâu nhất dành cho quê hương – hậu phương lớn. Hậu phương gắn bó máu thịt với chiến trường, hậu phương là động lực, là sức mạnh vô tận. Và người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, tập trung nhất của quê hương, của hậu phương. Ở đây người mẹ là biểu trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là điểm tựu vững vàng nơi hậu phương. Có thể khẳng định hình tượng người mẹ là một trong những hình tượng nổi bật trong kho tàng văn học Việt Nam, cũng như trong thơ ca kháng chiến. Với Hữu Thỉnh người mẹ luôn là người dòi theo bước chân người lính, đó là miền nhớ và cũng là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần giúp người lính vượt qua mọi trở ngại, gian nan. Có thể thấy bất cứ lúc nào, cả lúc vui lẫn lúc buồn, khi thảnh thơi cũng như khi lo nghĩ, người lính đều nhớ đến mẹ ở nhà. Anh nói thật thà như trẻ thơ: Mẹ là người chúng con thương nhớ nhất (Sức bền của đất).

Hình ảnh người mẹ tiễn con ra trận với miếng trầu luôn thắm đỏ trên môi đã làm ấm lòng người lính, là vùng tin cậy phía sau mỗi khi họ nhớ về. Vào chiến trận với bao gian khổ, buồn vui, nhưng có lẽ nỗi nhớ mẹ luôn dâng


ngập còi lòng người lính. Nó trở thành vật báu, là bến nghỉ chân thanh bình mỗi khi họ nhớ về. Khi khoác ba lô lên đường mỗi người lính quên sao được những lời mẹ dặn:

Con không dám nhìn mẹ lâu Mái chèo khua sóng đánh

Nước ngấn lưng đê sẫm lời mẹ dặn Mùi trầu cay ấm hoài trên vai

(Sức bền của đất)

Hình ảnh Nước ngấn lưng đê sẫm lời mẹ dặn đã cho ta thấy được cái bịn rịn và tình thương của mẹ dành cho những người lính khi ra trận. Kể làm sao hết, đếm làm sao xuể những lời dặn dò, thương nhớ của mẹ dành cho các anh. Chỉ biết nó đầy ắp như nước ngấn lưng đê, nó ăm ắp và bao la như biển cả. Chính những vất vả, lo toan đã tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến thắng được kẻ thù:

Những cánh đồng in dấu chân của mẹ Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi

(Đường tới thành phố)

Tác giả đã khắc họa một hình tượng bà mẹ khổ đau gắn liền với đức hy sinh vô bờ bến, một đức hy sinh thầm lặng, cao cả, thủy chung và thiêng liêng. Hình ảnh bà mẹ gánh rạ giữa đồng ám ảnh tâm trí người đọc không chỉ bởi sức nặng của gió, cao cả hơn, chính những điều bình dị ấy đã tạo nên chất thép trong tâm hồn mỗi người lính.

Hữu Thỉnh không cố ý tìm những cách nói độc đáo, mới lạ khi nói về mẹ, anh chỉ kể những hình ảnh bình dị, những hình ảnh, những sự việc bình thường, song cũng chính vì vậy mà gần gũi thân thiết biết bao:

Mẹ đang xếp cho anh bộn bề giá sách Nhưng nhớ thương thì biết xếp vào đâu

Những điểm 9, điểm 10 không còn an ủi mẹ

(Đường tới thành phố)


Ta còn tìm thấy hình ảnh người mẹ kiên trung trong trang thơ của Tố Hữu với niềm tự hào sâu sắc. Họ - những người mẹ Việt Nam sống muôn đời với đất nước, núi sông của nhân dân Việt Nam:

Một dòng máu đỏ lên trời.

Má ơi, con đã nghe lời má kêu Nước non muôn quý ngàn yêu

Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang

(Bà má Hậu Giang – Tố Hữu)

Người lính trong thơ Hữu Thỉnh mềm yếu mà cũng vô cùng vĩ đại. Cái mềm yếu rất người ấy đã cho ta thấy được cái dũng mãnh, cái vô biên trong tâm trí họ. Thì ra khi ở chiến trận, người lính luôn nhớ về mẹ, luôn hướng về mẹ và coi đó là bệ đỡ cao nhất, là điểm tựa vững vàng giúp họ vượt qua bao gian khó, hiểm nguy. Với họ, mẹ là ngọn đuốc sáng soi đường cho mỗi bước đi của người lính.

Như vậy, hóa thân vào chân dung người mẹ, Hữu Thỉnh đã cho ta thấy cái lam lũ, tảo tần và giàu đức hy sinh của người lính. Hữu Thỉnh đã khắc họa một hình tượng bà mẹ khổ đau gắn liền với đức hy sinh vô bờ bến, một đức hy sinh thầm lặng, cao cả, thủy chung và thiêng liêng. Không ai khác chính mẹ là điểm tựa vững vàng nơi hậu phương, là mặt trời ấm áp sưởi ấm trái tim người lính mỗi khi gặp khốn khó, nguy cùng. Nụ cười thầm lặng, nước mắt thầm lặng, cái chết thầm lặng của bà mẹ trong thơ Hữu Thỉnh là nét phẩm chất chung của các bà mẹ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam. Đối với Hữu Thỉnh, mẹ là ngọn nguồn của tất cả, là vui sướng tột cùng, là tự hào cao độ, là thương nhớ không nguôi, là tình yêu vô biên, là ánh sáng dòi theo suốt cuộc đời người lính trẻ.

2.2.3. Người phụ nữ - biểu tượng của sự chịu đựng

Trong trường ca Đường tới thành phố hình tượng người phụ nữ đã trở thành một biểu tượng của sự chịu đựng. Đây là tâm sự, là số phận của một người vợ khi chị viết thư cho chồng:


Chúng em chẳng sợ địch lùng

Đêm nằm sợ tiếng ru con trên đài

Chị đi hoạt động bị địch bắt:

Tù về mắc bệnh động kinh

Mình nghe nói chớ bả làm thinh hoài hoài

Hình ảnh người chị, người vợ luôn hiện lên với đức hy sinh và lòng dũng cảm. Hoạt động trong lòng địch, đối diện với bao hiểm nguy để đánh lừa bọn địch, nhập vai vào nhân vật, tác giả nhận ra cảnh ngộ đầy trớ trêu của chị:

Chị góa bụa trong hồ sơ tự khai Chị cười cợt với thằng chỉ điểm

Người nó thắt y chiếc còng số tám Cứ hau háu rình chộp chị mang đi Chị cố làm cho thật lẳng lơ

Thắt vạt áo trước bao lời dị nghị

Tác giả như thấu hiểu nỗi lòng của nhân vật khi nói về sự nhẫn nhịn của chị trước bao lời dị nghị, bao cám dỗ, sự đè nén của biết bao khổ đau chồng chất về đời sống tinh thần. Anh còn sống mà tưởng như đã chết, ngay cả khi tưởng như khoảng cách xa nhau không còn nữa nhưng trong chiến tranh giây phút vợ chồng bên nhau bỗng trở nên xa vời:

Chị nuôi anh dưới đất

Năm năm trời anh nhìn chị trong đêm Chị gặp anh mà không hay ốm mập

Gặp anh mà không hay anh đen trắng ra sao Chị nghe giọng anh mỗi ngày lặng xuống

Còn gì đau buồn hơn khi thời gian không phải được tính bằng ngày, tháng mà phải tính bằng “năm năm” thật là dằng dặc, ở bên chồng mà cũng như không. Chị chỉ có thể gặp anh qua giọng nói, đến nỗi chị gặp anh thường


xuyên mà không hay ốm mập, không hay anh đen trắng ra sao. Anh phải chấp nhận bí mật hy sinh: mỗi năm một lần cúng kị, khấn anh xong mang xôi trái xuống hầm. Thiết nghĩ đó là những hy sinh không gì bù đắp nổi mà các chị phải gánh chịu. Đó có thể chỉ là nỗi đau âm ỉ, là cuộc sống cô quạnh, là tình cảnh trớ trêu....tất cả làm họ hóa đá trong còi lòng, chỉ còn lại tình yêu cho nhân dân, cho Tổ quốc.

Trường ca biển ta còn gặp những người vợ rất đỗi thông minh, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn:

Những đứa con sinh ra trong chiến tranh Sống tản mát dưới hầm bí ẩn

Chị để con mỗi đứa ở riêng hầm

Bom có trúng cũng không thành tay trắng

(Trường ca biển)

Có thể nói hình ảnh những người vợ, người chị trong chiến tranh đi vào trang thơ của Hữu Thỉnh thật đẹp và vô cùng gần gũi. Ta khâm phục họ bởi sự chịu đựng và sự bền bỉ sắt đá. Chỉ có những người chị, người vợ, yêu chồng, thương con và sống hết mình vì độc lập tự do cho tổ quốc mới làm được điều đó. Ấn tượng sâu sắc về hình tượng người vợ, người phụ nữ trong thơ Hữu Thỉnh là biểu tượng của sự chịu đựng, kiên cường. Đó là người vợ dũng cảm nuôi chồng dưới căn hầm bí mật, là người vợ chờ chồng trở thành góa phụ như hóa đá vọng phu….

2.2.4. Người phụ nữ với những góc khuất trong cuộc chiến tranh

Người phụ nữ, những người chị, người vợ trong thơ nói chung và trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng không chỉ là những người giàu sức chịu đựng, hy sinh gian khổ mà còn là những người phụ nữ có những khát khao rất đỗi đời thường. Đó là khát khao được làm vợ, làm mẹ luôn cháy âm ỉ trong lòng họ. Hữu Thỉnh như đã đi sâu vào trong tâm can của họ, thấy được những

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí