Bảng 2.17. Thực trạng quản lí các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Nội dung | Mức độ thường xuyên | ĐTB X | Thứ bậc | Kết quả thực hiện | ĐTB Y | Thứ bậc | |||||
TX | ĐK | KBG | T | TB | K | ||||||
1 | Xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ sung mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học. | 28 | 7 | 0 | 2,80 | 1 | 25 | 10 | 0 | 2,71 | 1 |
2 | Xây dựng qui định sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học | 27 | 8 | 0 | 2,77 | 2 | 15 | 20 | 0 | 2,43 | 3 |
3 | Tổ chức hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học | 15 | 16 | 4 | 2,31 | 5 | 10 | 15 | 10 | 2,00 | 5 |
4 | Theo dõi, đánh giá việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học | 20 | 10 | 5 | 2,43 | 4 | 15 | 10 | 10 | 2,14 | 4 |
5 | Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho từng nội dung, từng bài của các tổ, nhóm CM | 18 | 17 | 0 | 2,51 | 3 | 17 | 18 | 0 | 2,49 | 2 |
6 | Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong giáo viên và học sinh. | 0 | 18 | 17 | 1,51 | 7 | 0 | 15 | 20 | 1,43 | 8 |
7 | Tổ chức các kỳ thi sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên. | 0 | 17 | 18 | 1,49 | 8 | 0 | 17 | 18 | 1,49 | 7 |
8 | Sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học để đánh giá giáo viên | 2 | 19 | 14 | 1,66 | 6 | 2 | 15 | 18 | 1,54 | 6 |
ĐTB chung | 2,19 | 2,03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Xếp Loại Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Các Năm Học 2015 - 2016 Đến Năm Học 2017-2018
- Thực Trạng Sử Dụng Các Hình Thức Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Tiếng Anh
- Biện Pháp 1: Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Tiếng Anh
- Biện Pháp 3: Xây Dựng Nền Nếp Dạy Và Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Phát Triển Năng Lực
- Khảo Sát Đánh Giá Về Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát bảng 2.17 cho thấy hoạt động xây dựng kế hoạch trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện DH; xây dựng nội quy sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị đồ dùng dạy học được tiến hành tốt ( X = 2,8 và Y = 2,71) - xếp thứ 1 như vậy BGH các trường rất chú trọng về điều này.
- Về phòng học: các nhà trường đã có đủ phòng học cho học sinh học một ca, có đủ bàn, ghế, ánh sáng, quạt mát. Đầu năm học các nhà trường bàn giao cơ sở vật chất cho các lớp để tự quản lý với chất lượng tốt. Cuối năm học
các nhà trường lại tổ chức kiểm tra và tiếp nhận cơ sở vật chất đã bàn giao từ đầu năm, nếu hư hỏng do lỗi học sinh thì lớp phải chịu trách nhiệm. Bàn ghế, bóng đèn, quạt điện, cửa kính, máy chiếu ở các lớp bị hỏng, các nhà trường đều có kế hoạch và thực hiện kế hoạch thay mới cho năm học tiếp theo.
- Về đồ dùng, thiết bị dạy học: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện DH cụ thể đến từng bài dạy, nhất là đối với các giờ dạy máy chiếu, … Tất cả các trường hợp sử dụng đều phải theo dõi qua sổ đăng ký sử dụng đồ dùng, phương tiện DH, cuối năm hồ sơ đó phải được lưu lại làm minh chứng đánh giá chuyên môn của GV và minh chứng cho kiểm định chất lượng.
- Về sân chơi, bãi tập: Các nhà trường giao cho Đoàn thanh niên và tổ thể dục quản lý để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động thể dục thể thao cho học sinh.
- Về thư viện: Số lượng đầu sách còn ít, đa số là sách cũ, không có sự bổ sung nên ít thu hút được cán bộ, giáo viên và học sinh đến mượn và đọc.
- Về các phòng thực hành tiếng: Trường THCS Hồng Hải có phòng thực hành cho các bộ môn, cùng với kế hoạch mua sắm hàng năm, trường cần yêu cầu các tổ xây dựng kế hoạch sử dụng và bảo quản. Có sổ theo dõi sử dụng và quản lý thiết bị, có thời khóa biểu phòng thực hành riêng. Hàng tháng BGH kiểm tra hoạt động của các phòng thực hành.
Như vậy các nhà trường đã quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Căn cứ vào kết quả khảo sát bảng 2.17 cho thấy: Các nhà trường chưa chú trọng việc tổ chức thường xuyên hướng dẫn các giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, thi giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá giáo viên, dẫn đến nhiều giáo viên không sử dụng đồ dùng dạy học theo kế hoạch mà vẫn dạy chay, vì vậy ảnh hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
Kết quả khảo sát các nội dung quản lý được tổng hợp và trình bày trực quan ở biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả khảo sát các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Ghi chú:
ND 1: Quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực
ND 2: Quản lí kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực
ND 3a: Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên: Quản lí việc soạn giáo án của giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực
ND 3b: Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên: Quản lí việc lên lớp của giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực
ND 3c: Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên: Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực
ND 4: Quản lí hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực ND 5: Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực
ND 6: Quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động dạytheo tiếp cận năng lực
ND 7: Quản lí các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.1 cho thấy nội dung quản lí kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực được thực hiện thường xuyên ở mức trên trung bình ( X = 2,78), tuy nhiên kết quả thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức dưới trung bình (Y = 2,46).
Nội dung chỉ đạo phổ biến hướng dẫn thực đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực cũng được thực hiện tốt nhất, tuy cũng chỉ ở mức trên trung bình ( X = 2,70 và Y = 2,51). Để làm tốt hơn trong thời gian tới, Nhà trường cần thường xuyên cử cán bộ và giáo viên Tiếng Anh tham gia các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức.
Kết quả khảo sát cho thấy, việc quản lí các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực trong trường THCS Hồng Hải còn nhiều hạn chế ( X = 2,19 và Y = 2,03), do đó trong thời gian tới, Nhà trường cần tập trung quan tâm và đầu tư đúng mức cho các phương tiện hiện đại phục vụ cho giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THCS theo tiếp cận phát triển năng lực
2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Điểm TB X | Thứ bậc | |||
Rất nhiều | Nhiều | Ít | ||||
1 | Năng lực, trình độ của CBQL | 20 | 14 | 1 | 2,54 | 2 |
2 | Năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên dạy học môn Tiếng Anh | 22 | 13 | 2 | 2,62 | 1 |
3 | Nhận thức của GV về yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới PPDH | 18 | 15 | 2 | 2,46 | 5 |
4 | Kỹ năng học tập tiếng Anh của học sinh | 16 | 14 | 5 | 2,30 | 7 |
5 | Ý thức, động cơ học tập tiếng Anh của học sinh | 17 | 15 | 2 | 2,40 | 6 |
6 | Hoạt động của tổ chuyên môn tiếng Anh | 22 | 9 | 4 | 2,51 | 3 |
7 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của Nhà trường | 20 | 12 | 3 | 2,48 | 4 |
8 | Kế hoạch triển khai Đề án NN 2020 của Nhà trường | 10 | 23 | 2 | 2,23 | 8 |
ĐTB chung | 2,44 |
Căn cứ vào kết quả khảo sát bảng 2.18 cho thấy, năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ( X = 2,62 - xếp thứ 1). Như vậy trong HĐDH môn Tiếng Anh rất cần những GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tốt để phục vụ cho việc dạy học Tiếng Anh. Tiếp đến là Năng lực, trình độ của CBQL và Hoạt động của tổ chuyên môn tiếng Anh ( X = 2,54. = 2,51 - xếp thứ 2, thứ 3). Như vậy, để quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh, hình thành được năng lực sử dụng ngôn ngữ Anh cho học sinh, cần có nguồn nhân lực quản lý và giảng dạy tiếng Anh có chất lượng và hoạt động của tổ chuyên môn cần có hiệu quả.
2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan
Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Điểm TB X | Thứ bậc | |||
Rất nhiều | Nhiều | Ít | ||||
1 | Chính sách, quy định về trình độ được đào tạo của GV tiếng Anh theo Chuẩn | 15 | 17 | 3 | 2,34 | 2 |
2 | Tài liệu học tập bằng tiếng Anh | 12 | 20 | 3 | 2,26 | 3 |
3 | CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy học | 10 | 15 | 10 | 2,00 | 5 |
4 | Sản phẩm giải trí sử dụng ngôn ngữ Anh | 14 | 10 | 11 | 2,09 | 4 |
5 | Đầu tư của cha mẹ cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ Anh của học sinh | 20 | 12 | 3 | 2,49 | 1 |
6 | Tác động của điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm của gia đình | 2 | 8 | 25 | 1,34 | 6 |
ĐTB chung | 2,09 |
Căn cứ vào kết quả khảo sát bảng 2.19 cho thấy:
+ Sự Đầu tư của cha mẹ cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ Anh của học sinh và Chính sách, quy định về trình độ được đào tạo của GV tiếng Anh theo Chuẩn có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ( X = 2,49 và 2.34 - xếp thứ 1, thứ 2).
+ Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến quản lý HĐDH môn Tiếng Anh là Tác động của điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm của gia đình ( X = 1,34 - xếp thứ 6).
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
2.6.1. Điểm mạnh
Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo một cách sâu sát đến việc lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch của tổ Tiếng Anh tương đối tốt, chú trọng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Việc quản lý thực hiện chương trình đã được quan tâm đặc biệt là chỉ đạo tự chủ xây dựng nội dung chương trình dạy môn Tiếng Anh tại nhà trường phù hợp với năng lực học sinh theo khung kế hoạch chương trình của Bộ GD. Ban giám hiệu các nhà trường đã có các biện pháp để quản lý hoạt động dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường, được minh chứng bằng các kết quả thi học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh đỗ THPT cao.
Trình độ giáo viên đảm bảo chuẩn hóa 100%. Đội ngũ giáo viên thực hiện tương đối tốt quy chế chuyên môn như dạy đúng đủ nội dung, chương trình, thực hiện kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc. CBQL và GV đã bước đầu quan tâm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đảm bảo tốt cho hoạt động dạy học hiện nay của các nhà trường; đồng thời Ban giám hiệu các nhà trường cũng làm tốt công tác quản lý, sử dụng và bảo quản chúng.
Phần lớn học sinh của các trường có ý thức học tốt, luôn chăm chỉ và phấn đấu vươn lên trong học tập. Nhiều học sinh có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có thành tích cao trong học tập.
Đề tài tiến hành phỏng vấn cô Hoàng H. - PHT trường THCS HH (chuyên môn Tiếng Anh) về việc nhà trường đã chuẩn bị những điều kiện như thế nào để phù hợp với định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tính từ năm học 2014-2015 sau khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 44/NQ-CP, Nghị quyết số 88/2014/QH13. Kết quả phỏng vấn cho thấy:
- Về chuẩn bị đội ngũ giáo viên: Nhà trường chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho giáo viên về đổi mới CT, SGK GDPT theo các Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; tiến hành rà soát thực trạng thừa, thiếu và tính toán nhu cầu số lượng giáo viên phù hợp với quy hoạch phát triển số lớp của nhà trường. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới như năng lực dạy học tích hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm...
- Về chuẩn bị cơ sở vật chất: xem xét nhu cầu về phòng học, phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị phòng học bộ môn để đảm bảo việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
- Về công tác truyền thông: Tổ chức truyền thông về việc điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học và thời gian thực hiện SGK mới cho từng cấp học, từ đó tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên khi chuyển sang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
Còn cô Đoàn Thị N. - TTCM trường THCS HH (chuyên môn Tiếng Anh) cho biết: “Năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT đã có văn bản 4612/BGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, vì vậy, việc chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có thay đổi so với những năm học trước. Cụ thể, Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về việc đổi mới, tập huấn, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho các giáo viên dạy Tiếng Anh. Chỉ đạo Tổ Tiếng Anh đổi mới sinh hoạt Tổ theo hướng nghiên cứu bài học được thực hiện hàng tháng, tập trung đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá để phù hợp với định hướng đổi mới GD. Kỷ cương, nền nếp dạy và học môn được quan tâm”.
2.6.2. Điểm yếu
Năng lực CBQL và giáo viên còn hạn chế, nhất là đối với các giáo viên có tuổi cao. CBQL chủ yếu làm việc theo cảm tính, theo sự chỉ đạo của cấp trên nên tính chủ động chưa cao.
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mới dừng lại ở hình thức, chưa thực sự có chất lượng.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh mới dừng lại ở một số khâu như quản lý chương trình, bồi dưỡng học sinh giỏi bên cạnh đó hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh chưa làm thường xuyên, chưa có chiều sâu.
Nhà trường chưa thực sự quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại nên còn đầu tư dàn trải, không đồng bộ.
Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học chỉ cần tập trung ở một số chuyên đề nhất định, chưa áp dụng ở tất cả các lĩnh vực trong nhà trường.
Một số giáo viên còn thực hiện chưa đúng quy trình dạy học hoặc thực hiện không triệt để, coi nhẹ một số bước dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao.
Học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, không thực hiện đúng quy trình học tập, không có khả năng tự quản lý quá trình học tập của mình.
2.6.3. Những vấn đề cần giải quyết
Về phía nhà trường: kế hoạch chỉ đạo một số nội dung trong quản lý hoạt động dạy học chưa đồng bộ, chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học chưa liên tục, kết quả chưa công khai cho giáo viên và học sinh còn nặng về thành tích. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.
Về phía giáo viên: một bộ phận giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau, chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi. Một số giáo viên chưa khắc sâu kiến thức cơ bản, chưa rèn các kỹ năng cho học sinh. Đặc biệt còn có giáo viên yêu cầu quá cao, đánh đố học sinh và chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh.
Về phía học sinh: Nhiều học sinh còn “hổng”, “rỗng” kiến thức ở lớp dưới nên có tâm lý “sợ” môn Tiếng Anh. Một số học sinh chưa chuẩn bị kiến thức cũ trước khi đến lớp. Một bộ phận HS thiếu ý thức tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, còn có thái độ ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn và thầy cô.