Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Của Hiệu Trưởng Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm

Quá trình thực hiện các phương pháp đánh giá có thể theo các hình thức đánh giá trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (kiểm tra, đánh giá kĩ năng nghe, nói) hoặc đánh giá trên máy tính với ngân hàng câu hỏi được thiết kế sẵn (kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc, viết, nghe).

Xuất phát từ đặc trưng của môn Tiếng Anh trong chương trình đào tạo, việc sử dụng các phương pháp đánh giá cần đảm bảo phối hợp nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả cao.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của hiệu trưởng ở trường cao đẳng sư phạm

1.4.1. Vị trí, vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh

Trong nhà trường, hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường; là người thay mặt nhà nước điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD&ĐT nhà trường trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường.

Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên, là người trực tiếp lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Hiệu trưởng chủ động tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học môn Tiếng Anh cho SV. Hiệu quả quản lý nhà trường nói chung, hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV phụ thuộc trực tiếp vào phẩm chất và năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

Quản lí hoạt động DH môn Tiếng Anh bao gồm quản lí toàn bộ HĐD của GV và hoạt động học tập, rèn luyện của SV. Trong quá trình dạy học, bản

chất tác động sư phạm của GV đối với SV là sự điều khiển. Bởi thế, hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào quản lí HĐD của GV để quản lí HĐH của SV, quản lí chất lượng dạy học của Tổ bộ môn, của Khoa.

Quản lí hoạt động DH tiếng Anh chính là quá trình nhà quản lí hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động DH của GV nhằm đạt được mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục của đơn vị.

Quản lí hoạt động DH Tiếng Anh là quá trình quản lí nhằm đảm bảo việc dạy và học môn Tiếng Anh của GV và SV được tiến hành theo phương pháp giao tiếp, thể hiện qua những kỹ thuật hiện đại một cách có hiệu quả. SV là trung tâm hoạt động trên lớp, GV và các phương tiện kỹ thuật có vai trò hỗ trợ. Xu hướng giao tiếp dành sự ưu tiên cho hoạt động ngôn ngữ của SV, trang bị cho SV các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kiến thức về đất nước, con người, văn hóa, văn minh, phong tục, tập quán… của ngôn ngữ Anh. Kết quả cuối cùng là SV phải thể hiện được kiến thức ngữ pháp, cấu trúc, vốn từ vựng, phát âm…Bên cạnh đó, SV còn hiểu biết và vận dụng có chọn lọc những nét văn hóa, văn minh của ngôn ngữ, mục tiêu kết hợp với phát huy bản sắc văn hóa Lào thông qua các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Mục tiêu của quản lý dạy học môn Tiếng Anh cho SV có ý nghĩa quan trọng vì mục tiêu quy định các nhiệm vụ, chi phối việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, các con đường và hình thức tổ chức hoạt động quản lý của hiệu trưởng.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 5

Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV, hiệu trưởng chỉ đạo các đối tượng quản lý sao cho đảm bảo thông qua tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục sinh viên ở trường CĐSP là xây dựng nhân cách người giáo viên Lào trong giai đoạn cách mạng mới có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của người giáo viên ở trường phổ thông và có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh

trong hoạt động giao tiếp, trong hoạt động chuyên môn để thực hiện hiệu quả lao động nghề nghiệp khi tham gia vào hệ thống giáo dục phổ thông sau tốt nghiệp.

1.4.3. Nội dung quản lý

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có thể tiếp cận theo hai hướng:

- Theo cách tiếp cận chức năng, nội dung quản lý gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.

- Theo cách tiếp cận nội dung, nội dung quản lý gồm: Quản lý mục tiêu dạy học; quản lý nội dung dạy học; quản lý giảng viên; quản lý sinh viên; quản lý phương pháp dạy học; quản lý hình thức tổ chức dạy học; quản lý điều kiện cơ sở vật chất dạy học; quản lý đánh giá kết quả dạy học.

Tác giả luận văn chọn nghiên cứu vấn đề theo tiếp cận nội dung. Cụ thể nội dung quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tập trung vào các vấn đề sau:

1.4.2.1. Quản lý mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh

Mục tiêu dạy học là cơ sở để chỉ đạo xây dựng và triển khai nội dung chương trình dạy học, đồng thời là chuẩn mực để đánh giá kết quả hoạt động dạy học. Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Anh là quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trường CĐSP. Hiệu trưởng cần phải nắm vững chương trình, mục tiêu đào tạo, quán triệt và chỉ đạo tổ chuyên môn, các giảng viên tuân thủ một cách nghiêm túc; Chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh đảm bảo đạt được mục tiêu môn học đề ra trên cơ sở kiểm soát việc xây dựng mục tiêu theo đề cương môn học, triển khai cụ thể hoá mục tiêu trong đề cương bài giảng, trong các hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp của GV và SV, trong giám sát, rút kinh nghiệm việc đánh giá kết quả học tập của SV theo mục tiêu của môn học đã công bố để điều chỉnh, nâng cao chất lượng dạy học.

1.4.2.2. Quản lý nội dung, kế hoạch dạy học

Quản lý việc thực hiện nội dung, kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh là một khâu quan trọng, đó là quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo cụ thể theo tiến trình dạy học.

Với tư cách là người QL chịu cao nhất về chuyên môn, để QL việc thực hiện nội dung chương trình dạy học, người hiệu trưởng cần phải tập trung vào việc thực hiện các chức năng QL, đó là:

Kế hoạch hóa:

- Chỉ rõ những căn cứ để lập kế hoạch và phân tích đặc điểm tình hình dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường, tình hình học tập của SV...

- Xác định mục tiêu của môn học trong chương trình đào tạo;

- Nắm chắc phân phối chương trình, các nguồn lực về giảng viên, đặc điểm sinh viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, nguồn kinh phí cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh...

- Sử dụng cán bộ, giảng viên đúng khả năng và yêu cầu công việc; quan tâm đúng mức nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân của giảng viên...

- Hướng dẫn giảng viên lập kế hoạch dạy học chi tiết đối với các lớp môn học, thể hiện kế hoạch trên thời khoá biểu của học kì;

Tổ chức thực hiện:

- Tạo điều kiện và yêu cầu giảng viên nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của người học ở chương trình.

- Hướng dẫn, động viên khuyến khích GV xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung từng tiết giảng, từng bài, từng chương phù hợ p với nhu cầu nhận thức của sinh viên.

- Thiết lập các quy định của nhà trường về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Anh và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định đó.

- Chỉ đạo giảng viên soạn giáo án, phân phối thời lượng dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên; Kiểm tra thông qua việc QL thời khóa biểu, QL kế hoạch cá nhân... dự giờ thăm lớp để điều khiển, kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học mà GV đã đề ra.

Trong quản lý nội dung chương trình, hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựng phong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu

hiệu: Dân chủ trong quản lý; Tôn trọng nhân cách, quyền tự chủ của GV trong hoạt động dạy học; Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường; Tôn trọng tính sáng tạo của GV, đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

1.4.2.3. Quản lý phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

Để đảm bảo được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng dạy học hướng vào người học, người hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:

+ Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tăng dần việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; từng bước tổ chức các phòng học luyện kĩ năng chuyên biệt trong dạy học bộ môn.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Thực chất của việc đổi mới PPDH là sự phối hợp linh hoạt và ăn khớp các PPDH sao cho phù hợp với nội dung dạy học, đặc điểm của người học và điều kiện thực hiện.…

+ Chỉ đạo thực hiện các hình thức dạy học trên lớp phối hợp với hình thức dạy học ngoại khoá, các cuộc thi gắn liền với thực hiện mục tiêu môn Tiếng Anh như: Tìm hiểu văn hóa Anh qua mạng Internet; Hùng biện bằng ngôn ngữ Anh (Đại sứ truyền thông)....;

1.4.2.4. Quản lý giảng viên và hoạt động dạy

Hoạt động dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Đây là hoạt động chuyên môn do giảng viên thực hiện, có vai trò quan trọng quyết định chất lượng đào tạo môn Tiếng Anh. Giảng viên trong trường CĐSP có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục sinh viên, đồng thời phải không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt động này, giảng viên vừa là chủ thể, vừa là khách thể quản lý.

Quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của giảng viên bao gồm:

Quản lý việc phân công giảng dạy cho giảng viên: Việc phân công giảng dạy cho giảng viên cần phù hợp với các yêu cầu của công việc và nguyện vọng của cá nhân nên đòi hỏi sự phân công phải hợp lý, đúng khả năng, trình độ của từng giảng viên với các vị trí công việc tương ứng; cần hài hòa giữa việc cân đối số giờ thực giảng và số giờ thực hiện các công tác kiêm nhiệm, đảm bảo tương đối công bằng về khối lượng công việc cho giảng viên.

Quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giảng viên: Để một giờ lên lớp hiệu quả, người giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, đề cương bài giảng và các đồ dùng dạy học cần thiết. Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giảng viên, thể hiện những suy nghĩ, sự lựa chọn, quyết định của giảng viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp, phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng sinh viên và đúng với yêu cầu của chương trình. Để quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên có hiệu quả, Hiệu trưởng cần quán triệt nhận thức trong toàn thể giảng viên, chỉ đạo đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nề nếp nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và là một trong những tiêu chí để xét thi đua cuối năm đối với giảng viên. Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cụ thể đến các cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn, quy định rõ nhiệm vụ của từng người và có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời, chống việc soạn bài để đối phó.

Quản lý giờ lên lớp của giảng viên. Để quản lý giờ lên lớp của giảng viên, Hiệu trưởng cần: Xác định tiêu chí chuẩn giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của giảng viên; Xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong mọi hoạt động và yêu cầu từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy định của nhà trường; Tổ chức dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng chất lượng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm sư phạm; Thông qua báo cáo của tổ chuyên môn và hoạt động thanh tra để nắm thông tin về việc giảng dạy của giảng viên; sử dụng các biện pháp tác động cụ thể, tích cực, trực tiếp và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của giảng viên;

Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học Tiếng Anh của giảng viên. Đây là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà trường của Hiệu trưởng. Cần tiến hành việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên tiếng Anh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bao gồm việc bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên.

1.4.2.5. Quản lý sinh viên và hoạt động học

Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động tồn tại song song với hoạt động dạy của người thày. Do vậy, quản lý hoạt động học tiếng Anh của sinh viên có vai trò quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng dạy học, đó là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo. Cũng như hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên là hoạt động trọng tâm của nhà trường giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Quản lý hoạt động học tiếng Anh của sinh viên ở trường CĐSP bao gồm:

- Quản lý nề nếp, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tính tự giác tích cực trong học tiếng Anh của sinh viên. Hiệu trưởng cần chỉ đạo đội ngũ cố vấn học tập, Phòng công tác học sinh - sinh viên, Đoàn thanh niên, giảng viên để hình thành ở sinh viên động cơ, thái độ học tập đúng đắn; những thói quen, nề nếp trong các hoạt động ở nhà trường; có ý thức tự phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện mình. Đồng thời, tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập môn học.

Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho sinh viên: Phương pháp học tập ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập. Việc quản lý, bồi dưỡng phương pháp học tập cho sinh viên phải đảm bảo giúp sinh viên nắm vững phương pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng học tập phù hợp

với bộ môn tiếng Anh; Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp học tập ở trên lớp; phương pháp tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

1.4.2.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của hoạt động dạy học, giúp thầy và trò xác định được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là chức năng và nhiệm vụ của cán bộ quản lý. Thông qua việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhà quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng dạy học của giảng viên. Để hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của sinh viên có chất lượng, hiệu quả, hiệu trưởng cần tập trung quản lý các nội dung sau:

Chỉ đạo giảng viên bộ môn đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học để tổ chức dạy học thích ứng với năng lực sinh viên; thông báo cho sinh viên thường xuyên các kết quả đánh giá để giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học là tập trung vào quản lý mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện ở các khâu lập kế hoạch kiểm tra đánh giá; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để giúp sinh viên tiến bộ trong quá trình học tập môn học.

1.4.3. Phương pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường CĐSP

1.4.3.1. Phương pháp tổ chức hành chính

Là phương pháp tác động trực tiếp của hệ quản lý (chủ thể quản lý) đến hệ bị quản lý (đối tượng quản lý) bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý.

Vận dụng phương pháp tổ chức hành chính trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường CĐSP thể hiện qua các nghị quyết của hội đồng sư phạm, hội đồng giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường và khoa chuyên môn về chỉ đạo thực hiện hoạt

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí