Khảo Sát Đánh Giá Về Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất

tính đa dạng về nội dung. Hệ thống hoạt động có nội dung thực tiễn trong dạy học Tiếng Anh ở trường THCS phải giúp học sinh làm quen dần với việc nói Tiếng Anh một cách tự nhiên ở các lớp học ngôn ngữ. Hệ thống hoạt động phải được chọn lựa một cách thận trọng, vừa mức về số lượng và đảm bảo tính khả thi trong khâu sử dụng.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Việc xây dựng và sử dụng hệ thống các hoạt động của câu lạc bộ có nội dung thực tiễn không phải ở chủ đề nào cũng có thể thực hiện được một cách khả thi và có hiệu quả. Nó phụ thuộc vào ngay chính bản thân của chủ đề, kiến thức có trong chủ đề đó (có những chủ đề có thể khai thác được nhiều bài tập ở nhiều tình huống khác nhau, ứng dụng được nhiều lĩnh vực trong đời sống thực tiễn).

Sự đa dạng về nội dung của hệ thống các hoạt động có nội dung thực tiễn được thể hiện ở sự đa dạng về các tình huống, phạm vi các lĩnh vực điều đó làm cho học sinh thấy được ứng dụng rộng rãi và sâu sắc của các đơn vị kiến thức có nội dung thực tiễn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm nổi bật ý nghĩa ứng dụng của việc học Tiếng Anh.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện xây dựng các hoạt động của câu lạc bộ nói Tiếng Anh có nội dung thực tiễn cần có điều kiện: Cán bộ quản lý cùng toàn thể giáo viên Tiếng Anh nhà trường có nhận thức đầy đủ sâu sắc về tính cấp thiết phải đưa nội dung dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh vào giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới CT GDPT theo SGK mới từ năm học 2021 - 2022.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất ở trên có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tại các trường THCS thành phố Hạ Long.

Biện pháp 1: Biện pháp này là biện pháp bắt buộc các cấp quản lý phải quan tâm. Biện pháp này có tác dụng lâu dài cho sự phát triển của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp 2: Biện pháp này thể hiện xu thế tất yếu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, tạo sự biến đổi về chất của hoạt động dạy học trong các nhà trường THCS.

Biện pháp 3: Biện pháp này là nền tảng để nâng cao kỷ cương, nề nếp của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh nói riêng và chất lượng dạy học trong nhà trường.

Biện pháp 4: Biện pháp này là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng CT GDPT mới theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của các trường THCS Thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực, thì các nhà trường cần thực hiện các biện pháp nêu trên đầy đủ, hài hoà, đồng bộ. Vì các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia và ngược lại, tạo nên sự đồng bộ thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ theo những hoàn cảnh cụ thể, đối tượng cụ thể mà có thể ưu tiên biện pháp này hay biện pháp kia.

3.4. Khảo sát đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

- Mục đích khảo sát:Để tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

- Mục đích khảo sát:Để tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

- Mẫu và đối tượng khảo sát: Đề tài đã tiến hành làm các phiếu hỏi (phần phụ lục) để khảo sát đối với 27 người (trong đó có: 01 Phó giám đốc, 01 chuyên viên phụ trách tiếng Anh của Sở GD&ĐT; 02 chuyên viên Phòng GD&ĐT; 03 Ban giám hiệu; 05 Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh, 15 giáo viên dạy Tiếng Anh có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở lên).

- Quy trình khảo sát:

+ Lập phiếu điều tra

+ Chọn đối tượng điều tra

+ Phát và thu phiếu điều tra

+ Xử lý số liệu:

- Công cụ khảo sát: Phiếu điều tra số 5.

- Phương pháp khảo sát: Dùng phiếu khảo sát viết; Phương pháp thống kê toán học;

- Tiêu chí và thang đánh giá: Sử dụng thang đánh giá 3 mức độ theo mức độ tán thành:

+ Rất cấp thiết/Rất khả thi (RCT/RKT): 3 điểm

+ Cấp thiết/Khả thi (CT/KT): 2 điểm

+ Không cấp thiết/Không khả thi (KCT/KKT): 1 điểm Thang xếp hạng: ĐTB xếp hạng như sau

ĐTB ( X ) từ 1,5 đến 2: Mức cao - Rất cấp thiết/Rất khả thi ĐTB ( X )từ 0,5 trở đến dưới 1,5: Mức TB - Cấp thiết/Khả thi

ĐTB ( X ) từ 0 đến dưới 0,5: Mức thấp - Không cấp thiết/Không khả thi.

- Thời gian khảo sát: Tháng 3 năm 2019

3.4.2. Kết quả khảo sát

Kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất


TT


Nội dung

Tính cấp thiết


ĐTB

X


Thứ bậc

Tính khả thi


ĐTB

Y


Thứ bậc

RCT

CT

KCT

RKT

KT

KKT


1

Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh và khả

năng tự học của học sinh


20


5


2


2,67


4


19


8


0


2,70


4


2

Chỉ đạo đổi mới hoạt động tổ chuyên môn chất lượng, hiệu quả, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng

nghiên cứu bài học.


25


2


0


2,93


1


22


5


0


2,81


2


3

Chỉ đạo xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy và học môn tiếng Anh theo tiếp cận

phát triển năng lực


23


2


0


2,80


3


21


6


0


2,78


3

4

Chỉ đạo xây dựng câu lạc bộ

nói tiếng Anh

24

3

0

2,89

2

21

8

0

2,85

1

ĐTB chung




2,87





2,79


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Kết quả khảo sát 3.1 cho thấy các biện pháp quản lý đượcđề xuất đều được đánh giá là cấp thiết. Điểm trung bình của các biện pháp tương đối cao, từ 2,81 đến 2,93. Trong đó biện pháp Chỉ đạo đổi mới hoạt động tổ chuyên môn chất lượng, hiệu quả, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được đánh giá

cao nhất ( X = 2,93). Về tính khả thi, tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đều có tính khả thi và rất khả thi. Đặc biệt biện pháp chỉ đạo xây dựng câu lạc bộ nói tiếng là có tính khả thi cao nhất (Y = 2,85).

Kết quả khảo nghiệm được thể hiện khái quát ở biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3 1 So sánh kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của 1

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất‌

Sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất:

= 0,8

N(N2 – 1)

1- 6∑D2

r = 1-


Hệ số tương quan r = 0,8 cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên là tương quan thuận chặt chẽ.

Kết luận chương 3


Từ cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long dựa trên các nguyên tắc: nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, có thể đề xuất 4 biện pháp chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực ở trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long, bao gồm:

Biện pháp 1: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh và khả năng tự học của học sinh;

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới hoạt động tổ chuyên môn chất lượng, hiệu quả, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy và học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực;

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng câu lạc bộ nói tiếng Anh.

Những biện pháp này vừa kế thừa, vừa có điểm mới trong nội dung từng biện pháp với mục đích khắc phục những hạn chế trong chỉ đạo dạy học hoạt động dạy học môn Tiếng Anh để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của Nhà trường.

Qua khảo sát có thể khẳng định các biện pháp quản lý được đề xuất đều cấp thiết và khả thi với điều kiện quản lý của trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long và các trường có điều kiện tương tự.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực là quá trình tác động của Hiệu trưởng để định hướng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trên cơ sở phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, phát huy được những tiềm năng, kiến thức, tạo động lực cho cả giáo viên và học sinh nhằm hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh.

2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực gồm: Quản lý phát triển chương trình và xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh; Quản lý kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn tiếng Anh; Quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn tiếng Anh; Quản lý hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh; Quản lý đổi mới phương pháp dạy học; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy; Quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

Có những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực.

3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long nhìn chung được thực hiện ở mức trung bình và dưới trung bình. Trong đó, nội dung quản lí kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực; quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực được thực hiện tốt hơn cả. Còn nội dung quản lí các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh còn nhiều hạn chế.

Các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực là năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, CBQL và sự đầu tư của cha mẹ cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ Anh của học sinh.

4. Đề xuất 4 biện pháp chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực ở trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long, gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh;

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới hoạt động tổ chuyên môn;

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy và học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực;

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng câu lạc bộ nói tiếng Anh.

Kết quả thăm dò ý kiến cán bộ quản lý cấp tổ và cấp trường cho thấy các biện pháp đều được đánh giá là có tính cấp thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý các trường THCS, được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, được học tập các mô hình quản lý có hiệu quả trong quản lý dạy học môn học cụ thể ở trường THCS.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại cho môn Tiếng Anh.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề đổi mới về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh.

- Tham mưu và đề nghị với các cấp có thẩm quyền để điều chỉnh kịp thời những chế độ chính sách với giáo viên để tạo động lực cho các giáo viên dạy giỏi. Đặc biệt là những giáo viên có học sinh dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia, trong đó có giáo viên Tiếng Anh.

2.3. Đối với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn trường THCS Hồng Hải

2.3.1. Đối với Ban giám hiệu

- Khuyến khích các phong trào hội thảo chuyên đề, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình câu lạc bộ Tiếng Anh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023