Kết Quả Xếp Loại Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Các Năm Học 2015 - 2016 Đến Năm Học 2017-2018

yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.1.2. Chất lượng giáo dục

Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Long và HĐND, UBND phường Hồng Hải, bằng sự nỗ lực của chính mình, trường THCS Hồng Hải đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, quy mô giáo dục được mở rộng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của phường Hồng Hải.

Trường THCS Hồng Hải được đặt trên khu vực trung tâm của thành phố Hạ Long, có trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế xã hội phát triển, học sinh phần đông là con em cán bộ công chức, viên chức, gia đình có điều kiện kinh tế, thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên kết quả chất lượng học sinh thường cao hơn.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh các năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017-2018‌

Trường

Năm học

Học lực (%)

Hạnh kiểm(%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

THCS

Hồng Hải

2015-2016

7,1

51,43

30,4

1,07

0

73,7

21,7

4

0,6

2016-2017

7,5

46,62

43,4

2,4

0,08

70,8

24,85

4,17

0,18

2017-2018

8

52,51

38,8

0,69

0

78,7

18,73

2,57

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 8

(Nguồn thống kê của trường THCS Hồng Hải, 2018)

Có thể thấy kết quả học tập của học sinh có sự thay đổi nhất định. Năm học 2015-2016, tỉ lệ xếp loại học lực yếu là 1,07 %, học lực giỏi là 7,1% nhưng đến năm học 2016-2017, tỉ lệ học lực giỏi đã tăng 04% và đến năm học 2017- 2018 thì tỉ lệ học lực giỏi đã đạt 8%, hạnh kiểm yếu là 0%. Như vậy, qua kết quả xếp loại hai mặt giáo dục này cho thấy chất lượng học tập của nhà trường ngày càng được nâng cao.

Chất lượng GD đại trà và GD mũi nhọn ở các trường trong những năm học qua đều được nâng lên, những năm gần đây chất lượng thi vào THPT cao; tham dự kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh, có nhiều HS đoạt giải cao. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường học đạt "Chuẩn quốc gia" đang được

quan tâm chỉ đạo. Công tác xã hội hoá GD được toàn xã hội hưởng ứng, đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập.

Bảng 2.2. Số giải học sinh giỏi các cấp môn Tiếng Anh từ 2015 đến 2017


Năm học

Cấp thành phố

Cấp Tỉnh

Cấp quốc gia

2015-2016

15

5

0

2016-2017

18

7

0

2017-2018

19

8

1

(Nguồn thống kê của trường THCS Hồng Hải, 2018)

Kết quả số liệu bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy: Chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi môn Tiếng Anh của trường khá ổn định.

2.1.3. Hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy học

Trong những năm gần đây, trường THCS Hồng Hải đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, phòng học được trang bị tương đối đầy đủ hệ thống quạt điện và ánh sáng, máy chiếu bước đầu đã có phòng học bộ môn nhưng chủ yếu là phòng dành cho các môn như Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tuy nhiên chưa đầy đủ thiết bị bên trong.

Bảng 2.3. Thực trạng CSVC phục vụ dạy và học năm học 2017 - 2018



Phòng

kiên cố

Phòng

cấp 4

Phòng

bộ môn

Thư

viện

Phòng thí

nghiệm

Phòng

máy

THCS Hồng Hải

30

0

03

1

0

1

(Nguồn thống kê của trường THCS Hồng Hải, 2018)

Nhìn bảng 2.3 thấy điều đáng mừng là số lượng phòng học kiên cố, đủ tiêu chuẩn đáp ứng đủ số lớp học một ca, số phòng học cấp bốn ít, có được điều này là do được đầu tư xây phòng học mới từ nguồn kinh phí của nhà nước. Tuy nhiên phòng học bộ môn còn ít, trường chưa có phòng học bộ môn dành cho môn Tiếng Anh, đây là điều khó khăn trong việc sinh hoạt tổ chuyên môn và xây dựng những câu lạc bộ Tiếng Anh. Phòng thư viện hầu hết được cải tạo từ phòng học, không gian để sử dụng làm phòng đọc còn hạn hẹp, số lượng đầu sách tham khảo dành cho môn Tiếng Anh chưa nhiều, phòng học hiện đại gồm

máy chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ. Phòng máy tính vẫn còn ít, bước đầu được nối mạng Internet nhưng số lượng máy tính còn thiếu, cấu hình chưa cao, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy môn Tiếng Anh còn rất sơ sài, phần mềm máy tính hỗ trợ giảng dạy như soạn giáo án, vẽ hình thiếu tính cập nhật. Tuy nhiên so với khoảng 10 năm về trước thì có thể thấy rằng các trường đã thay đổi hơn rất nhiều, đang từng bước hoàn thiện và mang tầm hiện đại, dần phù hợp với công cuộc đổi mới trong giáo dục.

Qua thống kê cơ sở vật chất lớp học ở trên ta thấy trường có đủ số phòng học cho học một buổi, đây là điều kiện rất thuận lợi cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý. Học sinh chỉ phải học một buổi, vì vậy giáo viên có nhiều điều kiện thời gian dành cho tự bồi dưỡng, soạn bài và phụ đạo cho các học sinh yếu. Những em học sinh có lực học yếu có điều kiện học phụ đạo để nâng cao trình độ, các hoạt động ngoại khóa được tiến hành một cách thuận lợi.

Nhìn chung, chất lượng giáo dục của các trường THCS Hồng Hải đạt được mục tiêu mà nhà trường đề ra. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí ở trường THCS Hồng Hải nhìn chung đều có năng lực giảng dạy và quản lí, luôn bám trường, bám lớp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhà trường đã vận dụng linh hoạt, khéo léo công tác dân vận, đã thu hút được các lực lượng xã hội cùng chung tay đóng góp tham gia xây dựng phát triển nhà trường. Cơ sở vật chất trường học đang được đầu tư đáng kể, cơ bản xóa được phòng học tạm, xây dựng được những phòng học mới, kiên cố. Nhà trường có phòng đọc sách của thư viện, phòng máy tính có nối mạng, các thiết bị dạy học mới, đồ dùng dạy học được trang bị khá đầy đủ.

Những điều kiện trên đã giúp trường THCS Hồng Hải đạt được những thành tích nhất định, tuy nhiên, vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục như:

- Hiện tượng vừa thừa vừa thiếu giáo viên, trong cùng một trường vẫn có những giáo viên dạy nhiều giờ, nhưng cũng có những giáo viên dạy rất ít.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa theo kịp đà phát triển và còn rất nhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới hiện nay.

- Chất lượng giáo dục toàn diện nhất là giáo dục đạo đức vẫn còn một số yếu kém nhất định, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.

- Xã hội hóa giáo dục chưa mạnh, chưa rộng khắp, kể cả những nơi có điều kiện kinh tế khá trong huyện. Giáo dục chưa thực sự được coi là trách nhiệm của cả cộng đồng dân cư, của từng gia đình và các tổ chức xã hội.

- Đời sống của hầu hết cán bộ giáo viên vẫn còn khó khăn thu nhập chính chỉ dựa vào đồng lương trong khi giá cả thị trường thường tăng lên.

- Trình độ giáo viên không đồng đều là do trong một giai đoạn thiếu giáo viên mà quy mô về số lượng học sinh theo học tăng cao, dẫn đến việc đào tạo và tuyển dụng ồ ạt, thiếu tính chọn lọc, con số này tập trung nhiều nhất ở bộ môn Ngoại Ngữ.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích của khảo sát: Để đánh giá khách quan thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS Hồng Hải theo tiếp cận phát triển năng lực.

2.2.2. Đối tượng khảo sát: Đề tài đã tiến hành làm các phiếu hỏi (phần phụ lục) để khảo sát đối với 35 người, bao gồm:

01 Phó giám đốc, 01 chuyên viên phụ trách tiếng Anh của Sở GD&ĐT; 02 chuyên viên Phòng GD&ĐT;

03 Ban giám hiệu;

07 giáo viên dạy Tiếng Anh của trường THCS Hồng Hải; 21 giáo viên dạy Tiếng Anh trọng cụm chuyên môn số 3.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long;

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với CBQL và GV.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp CBQL và một số giáo viên cốt cán.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp thống kê toán học.

2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá: Sử dụng thang đánh giá 3 mức độ

- Thứ nhất: Đánh giá về mức độ thực hiện thường xuyên: Thường xuyên (TX): 3 điểm

Đôi khi (ĐK): 2 điểm Không bao giờ (KBG): 1 điểm

- Thứ hai: Đánh giá về kết quả thực hiện Tốt (T): 3 điểm

Trung bình (Tb): 2 điểm Kém (K): 1 điểm

- Thứ ba: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng rất nhiều: 3 điểm Ảnh hưởng nhiều: 2 điểm

Ảnh hưởng ít: 1 điểm

- Công thức tính điểm trung bình và quy ước mức điểm trung bình: Trong đó, X là điểm trung bình, Xi là điểm ở mức độ i.;

Yi là số người cho điểm ở mức độ i, n là số người tham gia đánh giá.

- Thang xếp hạng : ĐTB được xếp hạng như sau: ĐTB ( X ) từ 1,5 đến 2: mức cao

ĐTB ( X )từ 0,5 trở đến dưới 1,5: mức trung bình ĐTB ( X ) từ 0 đến dưới 0,5: mức thấp.

2.2.6. Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2019.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực

2.3.1. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh

Để đánh giá thực trạng về xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh, đề tài đã khảo sát CBQL và giáo viên Tiếng Anh và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực‌


TT


Mục tiêu

Mức độ thường xuyên


ĐTB

X


Thứ bậc

Kết quả thực hiện


ĐTB

Y


Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K


1

Có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của

các nước nói tiếng Anh


29


5


1


2,8


2


20


9


6


2,4


2


2

Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói

tiếng Anh


30


5


0


2,9


1


25


5


5


2,6


1


3

Hình thành cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người

lao động


25


6


4


2,6


3


15


15


5


2,3


3


4

Phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người

lao động


24


6


5


2,5


4


13


17


5


2,2


4

ĐTB chung


2,70



2,40


Kết quả khảo sát từ bảng 2.4 cho thấy thực trạng xác định mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS Hồng Hải còn nhiều hạn chế với ĐTB chung về kết quả thực hiện ở mức trung bình (Y = 2,40).

Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh được xác định là mục tiêu trọng tâm để phát triển các năng lực chung và các năng lực

chuyên môn khác cho học sinh ( X = 2,8).

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Anh

Nội dung dạy học trong CT GDPT môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, tập trung vào năng lực giao tiếp ở bốn kỹ năng: nghe, nói,

đọc và viết. Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp Bậc 1, 2 và 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Để đánh giá thực trạng về nội dung dạy học môn Tiếng Anh, đề tài đã khảo sát giáo viên Tiếng Anh, thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo hướng giao tiếp hàng ngày‌


TT


Nội dung

Mức độ thường xuyên


ĐTB

X


Thứ bậc

Kết quả thực hiện


ĐTB

Y


Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K

1

Các thông tin mô tả về gia

đình, bản thân

29

5

1

2,8

2

20

8

5

2,3

2


2

Các thông tin mô tả về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày như đi mua

hàng, hỏi đường, việc làm…


30


5


0


2,9


1


25


5


5


2,6


1

3

Các thông tin mô tả đơn giản

môi trường xung quanh

25

6

4

2,6

3

15

15

5

2,3

2


4

Các thông tin mô tả đơn giản những vấn đề thuộc nhu cầu

thiết yếu


24


6


5


2,5


4


13


17


5


2,2


4

ĐTB chung


2,70



2,4


Kết quả khảo sát từ bảng 2.5 cho thấy nội dung dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS Hồng Hải còn nhiều hạn chế với ĐTB chung về kết quả thực hiện ở mức trung bình (Y = 2,4).

Các thông tin mô tả về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày như đi mua hàng, hỏi đường, việc làm…, có mức độ thực hiện thường xuyên nhất và kết quả thực hiện tốt nhất (1,86 và 1.57).

Tuy nhiên, Các thông tin mô tả đơn giản những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu chỉ đạt kết quả ở mức trung bình (2,2) và mức độ thực hiện thường xuyên trên trung bình.

Như vậy, trong thời gian tới, Nhà trường cần chỉ đạo tổ chuyên môn tiếng Anh thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu riêng môn Tiếng Anh thông qua việc chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, kết hợp giữa dạy chữ với dạy người đáp ứng nhu cầu của xã hội; bên cạnh việc thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình theo hướng dẫn của Bộ: giảm lý thuyết hàn lâm, tăng tính thực tiễn, thực hành phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa phương và trình độ thực tế của học sinh.

2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn tiếng Anh

Để đánh giá thực trạng sử dụng hình thức và phương pháp dạy học của giáo viên đề tài đã khảo sát CBQL và giáo viên Tiếng Anh thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng PPDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực‌


TT


Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

Mức độ thường xuyên


ĐTB

X


Thứ bậc

Kết quả thực

hiện


ĐTB

Y


Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K

1

Phương pháp thuyết trình

35

0

0

3,00

1

34

1

0

2,97

1

2

Phương pháp vấn đáp

35

0

0

3,00

1

34

1

0

2,97

1

3

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

21

14

0

2,60

3

20

13

2

2,51

3

4

Phương pháp dạy học theo nhóm

20

15

0

2,57

4

16

19

0

2,46

4

5

Phương pháp dạy học theo dự án

0

9

26

1,26

10

0

8

27

1,23

10

6

Phương pháp dạy học theo hợp đồng

0

7

28

1,20

11

0

6

29

1,17

11

7

Phương pháp đóng vai

0

15

20

1,43

5

0

14

21

1,40

5

8

Phương pháp trò chơi

0

15

20

1,43

5

0

14

21

1,40

5

9

Phương pháp dạy học theo góc

0

13

22

1,37

8

0

9

26

1,26

9

10

Phương pháp bàn tay nặn bột

0

14

21

2,40

7

0

10

25

1,29

8

11

Phương pháp nghiên cứu các

trường hợp điển hình

0

12

23

1,34

9

0

11

24

1,31

7

ĐTB chung


1,87



1,82


Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí