Phương Pháp, Phương Tiện Và Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Tiếng Anh

gắn với các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tư duy ngôn ngữ hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Anh và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác góp phần hình thành và phát triển nhân cách của SV, giúp SV tiếp thu tri thức ngôn ngữ, kỹ năng, kỹ xảo học tập.

Thứ ba, kết quả dạy học môn Tiếng Anh trong chương trình đào tạo nghề ở các trường Cao đẳng nghề còn giúp SV biết vận dụng tri thức và kĩ năng của môn học vào quá trình học tập - tự đào tạo nghề nói chung đối với các môn học khác trong chương trình đào tạo để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.

Dạy học ngoại ngữ cũng như dạy học các môn học khác trong chương trình đào tạo, đều đáp ứng các chức năng của dạy học nói chung. Theo F.Closet, một trong những chuyên gia về giáo học pháp ngoại ngữ của Bỉ: “Việc dạy học ngoại ngữ nhằm mục đích: thực hành (tích lũy kiến thức để giao tiếp), giáo dục (phát triển năng lực người học) và giáo dưỡng (tìm hiểu đời sống, văn hóa…của nước khác). Mục tiêu của dạy học môn Tiếng Anh là giúp người học có khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ được học thông qua việc định hình và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bao gồm kỹ năng thu nhận và tái tạo, trong đó kỹ năng nghe và đọc là kỹ năng thu nhận, kỹ năng nói và viết là kỹ năng tái tạo” [dẫn theo 11, tr.17].

1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh

Môn học Tiếng Anh giảng dạy ở các trường cao đẳng sư phạm nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể:

+ Về kiến thức: Sau khi học xong chương trình cao đẳng, SV nắm được kiến thức cơ bản và hệ thống về Tiếng Anh thực hành, có thể sử dụng vào cuộc sống, công việc; được trang bị thêm vốn Tiếng Anh để phục vụ cho công tác chuyên môn ở trường phổ thông, mầm non.

+ Về kĩ năng: Sinh viên sau khi học xong môn học Tiếng Anh phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau đây:

- Kỹ năng nói để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

- Kỹ năng nghe và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

- Kỹ năng đọc và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

- Kỹ năng viết và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

+ Về thái độ: Học Tiếng Anh giúp cho SV có tình cảm và thái độ đúng đắn với đất nước, con người, nền văn hóa, ngôn ngữ Anh, trên cơ sở đó bồi dưỡng, phát triển thái độ tình cảm tốt đẹp biết tự hào, yêu quý, tôn trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc mình. Bước đầu có nhu cầu tìm hiểu, biết cách tự học để nắm vững, sử dụng tiếng nước ngoài trong học tập cũng như trong công việc trong đời sống. Xây dựng và phát triển ý thức, năng lực làm việc trong cộng đồng thong qua các hoạt động ngôn ngữ.

1.3.3. Nội dung, kế hoạch dạy học

Chương trình môn Tiếng Anh cho các khoa đào tạo tại các trường cao đẳng sư phạm của nước Lào được biên soạn dựa trên phân phối thời lượng cho môn ngoại ngữ có 32 tiết theo quy định trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Thể thao.

Nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh ở trường CĐSP hiện nay được xây dựng theo quan điểm phát triển 4 kỹ năng là: Nghe, nói, đọc, viết. Các chủ điểm và chủ đề theo quy định trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, bao gồm:

Module 1: Chào hỏi và giới thiệu (What’s your name ?) Module 2: Giới thiệu mình từ đâu tới (I am from Laos) Module 3: Hỏi tuổi (How old are you ?)

Module 4: Hỏi và giới thiệu nghề nghiệp (I am a student)

Module 5: Giới thiệu về đồ vật và trả lời vị trí của đồ vật (There is a pen on the table)

Module 6: Giới thiệu vị trí địa lý (Huay Xai is a town in Bokeo) Module 7: Mô tả đất nước (London is big and noisy)

Module 8: Giới thiệu địa điểm, địa danh (There is a hospital in Pansan) Module 9: Hỏi về vị trí của vật (Where is the post office ?)

Module 10: Giới thiệu về người (She’s Khanthaly’s mother)

Module 11: Giới thiệu số người trong gia đình (I have two brothers and a sister) Module 12: Hỏi về sở hữu vật (Do you have a motorbike?)

Module 13: Hỏi đáp về sức khỏe (I have a headache)

Kế hoạch thực hiện các modul trong chương trình môn Tiếng Anh:



STT


Modul

Số tiết

thuyết

Thực

hành

1

Module 1: Chào hỏi và giới thiệu (What’s your name ?)



2

Module 2: Giới thiệu mình từ đâu tới (I am from Laos)



3

Module 3: Hỏi tuổi (How old are you ?)



4

Module 4: Hỏi và giới thiệu nghề nghiệp (I am a student)



5

Module 5: Giới thiệu về đồ vật và trả lời vị trí của đồ vật (There

is a pen on the table)



6

Module 6: Giới thiệu vị trí địa lý (Huay Xai is a town in Bokeo)



7

Module 7: Mô tả đất nước (London is big and noisy)



8

Module 8: Giới thiệu địa điểm, địa danh (There is a hospital in Pansan)



9

Module 9: Hỏi về vị trí của vật (Where is the post office ?)



10

Module 10: Giới thiệu về người (She’s Khanthaly’s mother)



11

Module 11: Giới thiệu số người trong gia đình (I have two

brothers and a sister)



12

Module 12: Hỏi về sở hữu vật (Do you have a motorbike?)



13

Module 13: Hỏi đáp về sức khỏe (I have a headache)



Tổng số tiết



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 4

Môn Tiếng Anh dạy trong từng khoa của trường CĐSP nước Lào:


Số

Khoa

Tín chỉ

Tiết/tuần

1

Khoa học tự nhiên

2

2

2

Khoa học xã hội

2

2

3

Giáo dục mầm non - Tiểu học

2

2

1.3.4. Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh

1.3.4.1. Phương pháp dạy học

Phương pháp chủ đạo trong dạy học tiếng Anh hiện nay trên thế giới và ở Lào là phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp qua các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, xem sinh viên là chủ thể của quá trình dạy học và giảng viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của sinh viên. Phương pháp này tuân theo 3 nguyên tắc, đó là nguyên tắc giao tiếp (communication principle), nguyên tắc dựa vào nhiệm vụ (task principle) và nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa (meaningfulness principle).

Phương pháp đào tạo CĐSP phải gắn giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phát huy vai trò chủ động và khai thác kinh nghiệm của người học. Mỗi người học có cách học tiếng Anh riêng, song muốn việc học tiếng Anh có hiệu quả đòi hỏi mỗi người học cần phải rèn luyện tất cả các kỹ năng một cách thường xuyên.

Với nét đặc trưng riêng, dạy và học TA không giống với các môn học khác. Trong quá trình dạy và học người học phải luôn tham gia với tư thế chủ động. Các kỹ năng nghe - nói - trả lời câu hỏi luôn đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy nhanh và đặc biệt là phải có phản xạ kịp thời, mạnh dạn để khả năng giao tiếp trong giờ học tốt. Với mục tiêu học TA được mở rộng như một công cụ giao tiếp, do vậy phương pháp dạy học TA phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nhằm đạt được mục đích của giáo dục, phương pháp phải gắn với nội dung dạy học, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như lứa tuổi HSSV. Trên cơ sở đó phương pháp dạy học TA đặt ra các yêu cầu sau:

- Giảng viên, người tổ chức, hướng dẫn, đóng vai trò người trọng tài, người cố vấn các hoạt động của SV.

- SV là chủ thể nhận thức, được phát triển trong hoạt động, được giảng viên hướng dẫn, khuyên giải. SV học tập bằng hành động tuỳ theo hứng thú và khả năng của mình, từ chỗ làm quen chuyển dần sang tái tạo.

- Sử dụng ngày càng nhiều các phương pháp và phương tiện kỹ thuật để cá thể hóa việc học tập của SV. GV sử dụng đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, đèn chiếu, máy, đài, đĩa…

- Quan tâm chu đáo việc hướng dẫn SV học tập cá nhân, giúp SV phát triển khẩu ngữ, khả năng giao tiếp.

- Việc lựa chọn các phương pháp dạy học tiếng Anh cụ thể phải phối hợp tối ưu những năng lực sáng tạo của GV, kinh nghiệm nhận thức của SV và những đặc điểm, nội dung của môn học.

Từ những yêu cầu này mà các phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh được GV và SV thực hiện bao gồm:

- Phương pháp đọc - hiểu: Phương pháp đọc hiểu là một quá trình cảm thụ trong đó có sự tương tác giữa tư duy và ngôn ngữ, cần có sự kết hợp đồng thời nhiều kỹ năng phức tạp để có thể đạt được hiệu quả tối ưu.

- Phương pháp dạy học trực quan, gồm phương pháp quan sát và trình bày trực quan. Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đỗi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu nhấp những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giơi xung quanh. Quan sát gắn chặt với tư duy. Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Phương pháp vấn đáp: Phương pháp vấn đáp là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để SV trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn

đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp SV củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp SV tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

- Phương pháp thực hành, gồm phương pháp luyện tập, phương pháp ôn tập. Phương pháp luyện tập là sự chỉ dẫn của GV, SV lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo.

Phương pháp dạy học ôn tập là phương pháp giúp SV mở rộng, đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức đã học, nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy của họ. Đồng thời qua đó có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong hệ thống tri thức của họ.

- Phương pháp hoạt động nhóm: Là phương pháp dạy học trong đó giảng viên tổ chức cho sinh viên hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.

- Mỗi phương pháp dạy học có ưu thế riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học: Nhóm các phương pháp dùng lời có ưu thế trong việc hình thành tri thức khoa học cho sinh viên, nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn có ưu thế trong việc hình thành những kĩ năng và kĩ xảo, năng lực hoạt động trí tuệ cho sinh viên; nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá có ưu thế trong việc thu nhận thông tin về kết quả dạy học, làm cơ sở thực thi việc đánh giá; Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, nếu sử dụng phối hợp các phương pháp thì sẽ giúp khắc phục được những hạn chế và phát huy được ưu điểm của từng phương pháp. Mỗi phương pháp có yêu cầu và điều kiện sử dụng nhất định. Không có phương pháp vạn năng cho mọi nội dung, mọi tình huống, mọi điều kiện dạy học.

Để lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp, giảng viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học; đặc trưng của môn học; đặc điểm nhận thức của sinh viên; trình độ sư phạm, năng lực chuyên môn của giảng viên; phương tiện, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường, tổ bộ môn và cá nhân; không gian, thời gian cho phép của giờ lên lớp; hệ thống nguyên tắc dạy học, đặc trưng - những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp; sự kết hợp các dạng dạy học, các hình thức tổ chức dạy học.

1.3.4.2. Phương tiện dạy học môn Tiếng Anh

Để việc dạy học môn tiếng Anh ở các trường CĐSP hiện nay thực sự đạt hiệu quả, ngoài việc người dạy và người học phải có đầy đủ các tài liệu, sách tiếng Anh thì sự trợ giúp của các phương tiện dạy học bao gồm các thiết bị nghe nhìn, các phương tiện kỹ thuật, cát sét… là rất cần thiết.

1.3.4.3. Hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh

Có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau:

- Hình thức dạy học lớp - bài: Tổ chức dạy học trên số đông học sinh, đáp ứng được việc thực hiện các mục tiêu giáo dục về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo có kế hoạch, có hệ thống phù hợp với những yêu cầu của tâm lý học, giáo dục học. Đảm bảo được sự thống nhất về kế hoạch, chương trình và nội dung dạy học.

- Hình thức hoạt động ngoại khoá, như: Rung chuông vàng Tiếng Anh, Câu lạc bộ tiếng Anh… tạo nên sân chơi bổ ích, kích thích khả năng ngoại ngữ.

- Hình thức thảo luận: sử dụng bảng phụ, bảng nhóm để SV luyện tập chung và thảo luận nhóm để làm các bài tập tự luận, qua đó GV kiểm tra được lỗi chính tả, việc áp dụng các cấu trúc đã học vào bài như thế nào.

- Tổ chức các hình thức hoạt động cho học sinh đi tham quan ở các nhà máy, khu công nghiệp liên doanh nước ngoài để phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh.

- Mời GV nước ngoài giảng dạy tại trường cho SV và GV.

1.3.5. Giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy học

Trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, giảng viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo (là người lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá hoạt động học của sinh viên trong quá trình dạy học môn học). Trình độ phẩm chất và năng lực giảng viên có vai trò quyết định chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.

Trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, sinh viên là chủ thể của hoạt động nhận thức, là người lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá hoạt động học của bản thân trong quá trình học tập môn học. Động cơ học tập, năng lực năng lực của sinh viên quyết định kết quả học tập của bản thân họ.

Để đảm bảo chất lượng và hhi dạy học môn Tiếng Anh, cần đảm bảo thống nhất mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên.

1.3.6. Đánh giá kết quả

Kiểm tra, đánh giá giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy học. Thông qua kiểm tra, đánh giá, người học biết được trình độ của mình để điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp, giảng viên có được thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá cho phép nắm bắt kịp thời tình hình giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên để giảng viên có những biện pháp giúp sinh viên học tốt, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.

Đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được so với mục tiêu của môn học. Đánh giá làm rõ mức độ thích hợp của đối tượng được đánh giá so với mục tiêu.

Trong dạy học môn Tiếng Anh, giảng viên áp dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên như phương pháp như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành (làm bài tập nhóm theo các dự án học tập) và thi kết thúc học kì.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023