Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Tiếng Anh

Kết quả khảo sát bảng 2.12 cho thấy về mức độ thực hiện của các biện pháp chỉ đạo giờ lên lớp của giáo viên ở mức độ cao ở cận dưới ĐTB ( X = 2,54 và Y = 2,48). Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế chế chuyên môn, quy chế đánh giá xếp loại giờ dạy được BGH các nhà trường đánh giá rất cao và thực hiện tốt (Y = 2,71- xếp thứ 1). Việc dự giờ thăm lớp theo lịch hoặc đột xuất của BGH nhà trường chưa được quan tâm đúng mức (Y = 2,03 - xếp thứ 4), điều này khiến trường chỉ nặng về quy định hình thức, nhiều giáo viên vi phạm lên lớp không có giáo án, soạn một đằng dạy một nẻo. BGH làm tốt công tác này, đánh giá xếp loại một cách chính xác, thi đua khen thưởng đúng người đúng việc sẽ tạo hiệu quả cao, đồng thời có được thông tin chính xác về trình độ, khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Việc dạy bù và dạy thay đã được chú ý. Thời khoá biểu khoa học, do có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính đã tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện của giáo viên (Y = 2,63 - xếp thứ 2).

2.4.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn Tiếng Anh

Để đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn tác giả khảo sát CBQL và giáo viên kết quả thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực


TT


Nội dung

Mức đô

thường xuyên

Đ TB

X

Thứ bậc

Kết quả

thực hiện

Đ TB

Y

Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K


1

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cá nhân và kế hoạch tổ chuyên môn để dạy

học theo định hướng đổi mới


30


5


0


2,86


2


28


7


0


1,80


2

2

Phê duyệt và giám sát thực hiện kế

hoạch dạy học

31

4

0

2,89

1

30

5

0

1,86

1

3

Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên

môn theo hướng nghiên cứu bài học

20

15

0

2,57

4

15

16

4

1,31

5

4

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề về dạy

học PTNL

19

16

0

2,54

5

18

15

2

1,46

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 10

TT


Nội dung

Mức đô

thường xuyên

Đ TB

X

Thứ bậc

Kết quả

thực hiện

Đ TB

Y

Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K

5

Chỉ đạo việc hướng dẫn bồi dưỡng

giáo viên dạy học PTNL của tổ

15

20

0

2,43

6

15

10

10

2,14

6

6

Chỉ đạo hoạt động dự giờ, thăm lớp

28

7

0

2,80

3

25

10

0

2,71

3


7

Chỉ đạo tổ chuyên môn hội thảo về đổi mới dạy học và đánh giá nhằm

PTNL học sinh


14


21


0


2,40


7


10


15


10


2,00


7


8

Chỉ đạo, tổ chức giáo viên đi dự giờ dạy học năng lực tổ khác, trường khác, sinh hoạt chuyên môn Tiếng

Anh theo cụm trường.


10


25


0


2,29


8


8


10


17


1,74


8

ĐTB chung




2,60





2,38




Kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn còn hạn chế. Việc chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch dạy học có thực hiện thường xuyên ( X = 2,86 và Y = 3) - xếp thứ 1, nhưng việc quản lý sinh hoạt chuyên môn còn thực hiện hạn chế đặc biệt là Quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Quản lý sinh hoạt chuyên đề về dạy học PTNL; Quản lý việc hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên dạy học PTNL của tổ Tiếng Anh. Việc tổ chức hội thảo về đổi mới dạy học và đánh giá nhằm PTNL học sinh hay việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường còn hạn chế.

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh

Để đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động học của học sinh tác giả khảo sát CBQL, giáo viên Tiếng Anh và cụm chuyên môn số 3 thu được kết quả ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực‌


TT


Nội dung

Mức độ thường xuyên


ĐTB


X


Thứ bậc

Kết quả thực hiện


ĐTB


Y


Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K


1

Giáo dục ý thức động cơ và thái độ học tập của học sinh


25


8


2


2,66


1


24


8


2


2,60


1


2

Hướng dẫn học sinh các phương pháp học tập tích cực và phương pháp tự học


5


20


10


1,86


7


3


20


12


1,74


7


3

Xây dựng những quy định về nền nếp học tập trên lớp và việc tự học tập của học sinh


22


8


5


2,49


2


20


10


5


2,43


2


4

Tổ chức theo dõi việc thực hiện nền nếp học tập của học sinh


15


10


10


2,14


6


15


10


10


2,14


6


5

Tổ chức cho học sinh các hoạt động tập thể


20


10


5


2,43


3


19


10


5


2,37


3


6

Khen thưởng và kỷ luật học sinh kịp thời


15


15


5


2,29


4


13


15


7


2,17


5


7

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy định của HS


14


15


6


2,23


5


13


16


6


2,20


4

ĐTB chung




2,30





2,24


Kết quả khảo sát bảng 2.14 cho thấy:

Biện pháp biện pháp giáo dục ý thức động cơ và thái độ học tập của học sinh được đánh giá tốt, cao nhất về ĐTB ( X = 3 và Y = 2,86), như vậy BGH các trường đã luôn quan tâm đến biện pháp này.

Biện pháp Hướng dẫn học sinh các phương pháp học tập tích cực và phương pháp tự học có ĐTB thấp nhất ( X = 1,86 và Y = 1,74 - xếp thứ 7), như vậy, số liệu điều tra cho thấy biện pháp này chưa thực sự hiệu quả, GV cần

quan tâm hướng dẫn học sinh các PP học tập hiệu quả để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập.

Biện pháp khen thưởng, kỷ luật học sinh thực hiện tốt nề nếp học tập được đánh giá ở mức trung bình (Y = 2,17- xếp thứ 5). Nhà trường mới chỉ nhắc nhở học sinh vi phạm, chưa đưa ra nhiều mức kỷ luật.

Như vậy trong quản lý hoạt động học, BGH của các trường phải xác định rõ là quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến hoạt động dạy của thầy và thông qua giáo viên để thực hiện sự quản lý học tập của học sinh. Nhà trường đã quản lý học sinh cả về không gian và thời gian học tập, từ hoạt động trong giờ lên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp đến hoạt động học tập ở nhà. Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh sẽ giúp phần lớn học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn; nâng cao chất lượng học tập chung của trường và của từng học sinh; hình thành được nề nếp học tập cho học sinh. Để làm được điều đó, các nhà trường cần phải thực hiện các biện pháp đồng bộ với hoạt động dạy học.

2.4.5. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là điều hiện nay mới bàn tới mà đã là điều trăn trở từ nhiều năm qua của các cấp quản lý giáo dục và ngay cả giáo viên. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, thì đổi mới PPDH lại càng trở lên cấp thiết. Trường THCS Hồng Hải và cụm chuyên môn số 3 rất quan tâm đến vấn đề này. Qua khảo sát CBQL và giáo viên Tiếng Anh về thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy tác giả thu được kết quả sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực‌


TT


Nội dung

Mức độ thường xuyên


ĐTB

X


Thứ bậc

Kết quả

thực hiện


ĐTB

Y


Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K


1

Yêu cầu thực hiện qui định về đổi

mới phương pháp dạy học.


30


5


0


2,86


1


28


7


0


2,80


1


2

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử

dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy


25


8


2


2,66


4


20


13


2


2,51


2


3

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại ứng dụng

CNTT trong giảng dạy


25


7


3


2,63


5


19


13


3


2,46


4


4

Tổ chức dự giờ thao giảng áp dụng

phương pháp giảng dạy mới.


26


9


0


2,74


3


17


18


0


2,49


3


5

Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong công tác đổi mới PPDH,

ứng dụng CNTT


27


8


0


2,77


2


15


18


2


2,37


6


6

Tổ chức các buổi ngoại khóa, hội

thảo, câu lạc bộ Tiếng Anh


24


6


5


2,54


6


15


20


0


2,43


5

ĐTB chung




2,70





2,51


Kết quả khảo sát bảng 2.15 cho thấy BGH nhà trường đã nhận thức tốt về nhiệm vụ đổi mới PPDH, đã có những quy định cụ thể về thực hiện đổi mới PP và tổ chức tốt hoạt động chuyên môn nhằm tạo cơ hội để GV thực hiện đổi mới PPDH ( X = 2,86 và Y = 2,8) - xếp thứ 1. Tuy nhiên, dù đã được bồi dưỡng nâng cao năng lực về phương pháp dạy học, tổ chuyên môn cũng thường có các hoạt động như giao lưu chuyên môn theo cụm trường, tổ chức dạy thử nghiệm đổi mới PPDH, tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi...song hiệu quả vẫn còn rất hạn chế (Y = 2,37- xếp thứ 6 thấp nhất). Điều này có nhiều nguyên nhân như:

chương trình và sách giáo khoa còn nhiều bất cập, giáo viên chưa có động lực để đổi mới PPDH, quản lý đổi mới chưa bài bản, chưa coi đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cơ sở vật chất chưa đảm bảo và sĩ số học sinh các lớp đông (nhiều lớp sĩ số 45 học sinh)...Trong rất nhiều nguyên nhân đó, tác giả cho rằng động lực để giáo viên đổi mới và quyết tâm đổi mới của lãnh đạo quản lý là quan trọng nhất. Hiện tại các nhà trường chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt vấn đề này.

2.4.6. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy

Do những năm gần đây việc thi vào THPT thường có những điều chỉnh theo mỗi năm học nên các nhà trường đều phải điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho phù hợp, đây là khâu cuối cùng của HĐDH, nó cũng là căn cứ để điều chỉnh HĐDH và quản lý HĐDH. Thông qua kết quả kiểm tra của HS, BGH và Tổ trưởng chuyên môn các nhà trường có những đánh giá về năng lực giảng dạy của GV và năng lực học tập của HS, từ đó đánh giá được hiệu quả GD của nhà trường.

Ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long nói chung và trường THCS Hồng Hải nói riêng việc dạy và học vẫn nặng về thi cử do vậy chỉ đạo tốt hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh sẽ nâng cao được chất lượng dạy học; muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải đổi mới kiểm tra đánh giá, đó chính là khâu đột phá để đổi mới giáo dục hiện nay. Đề tài đã khảo sát CBQL và GV dạy Tiếng Anh kết quả khảo thu được thể hiện ở bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy theo tiếp cận năng lực‌


TT


Nội dung

Mức độ

thường xuyên

ĐTB

X

Thứ bậc

Kết quả

thực hiện

ĐTB

Y

Thứ bậc

TX

ĐK

KBG

T

TB

K


1

Tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn đánh giá xếp loại HS vào đầu mỗi

năm học


29


6


0


2,83


1


28


7


0


2,80


1


2

Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá và thi học kỳ bằng trắc

nghiệm và tự luận, ra đề mở


27


8


0


2,77


3


25


10


0


2,71


3

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định

kỳ cơ số điểm theo qui định.

27

7

1

2,74

4

24

9

2

2,63

4

4

Kiểm tra việc chấm, chữa và trả bài

của giáo viên

12

20

3

2,26

7

11

19

5

2,17

7

5

Tổ chức kiểm tra, thi cử dân chủ,

chính xác, công khai và công bằng

28

7

0

2,80

2

26

9

0

2,74

2

6

Phân tích và đánh giá kết quả học tập

của học sinh

13

15

7

2,17

8

12

16

7

2,14

8

7

Đánh giá kết quả học tập của học sinh

theo cả quá trình

15

15

5

2,29

6

15

14

6

2,26

6

8

Sử dụng kết quả thực hiện đối với

kiểm tra đánh giá để xếp loại giáo viên

18

15

2

2,46

5

18

15

2

2,46

5

ĐTB chung


2,54



2,49


Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy: Biện pháp chỉ đạo được đánh giá thực hiện tốt nhất là biện pháp chỉ đạo việc tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn đánh giá xếp loại HS, thực hiện qui chế kiểm tra ( X = 2,83 và Y = 2,8 - xếp thứ 1); tiếp đó là biện pháp chỉ đạo tổ chức kiểm tra, thi cử dân chủ, chính xác, công khai và công bằng ( X = 2,8 và Y = 2,74 - xếp thứ 2); sau đó là biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá và thi học kỳ bằng trắc nghiệm và tự luận, ra đề mở ( X = 2,77 và Y = 2,71) - xếp thứ 3.

Bên cạnh đó vẫn còn những việc mà BGH, tổ chuyên môn các nhà

trường làm chưa thường xuyên, chưa hiệu quả như: kiểm tra việc chấm, chữa

và trả bài của GV cho HS (Y = 2,17- xếp thứ 7); phân tích đánh giá kết quả học tập của HS; phân tích so sánh giữa điểm trung bình kiểm tra và điểm thi học kỳ để xem giáo viên đánh giá có đúng năng lực của học sinh không (Y = 2,14- xếp thứ 8). Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra một thực trạng còn tồn tại ở việc chấm bài viết của HS là: GV chấm bài ít ghi nhận xét hoặc có ghi nhưng chỉ là nhận xét chung chung khiến HS không thể xác định đúng những lỗi sai trong bài làm. Sau mỗi lần trả bài kiểm tra, GV có chỉ ra các lỗi về trình bày, lập luận, về diễn đạt, song hầu như chưa có thời gian kiểm nghiệm lại xem những lỗi đó HS có nhận thức để tránh mắc lỗi trong các bài kiểm tra sau hay không. Đây là công việc rất cần thiết song chưa phải GV nào cũng quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, việc phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS cũng chưa được làm tốt dẫn đến việc rút kinh nghiệm cho HS và điều chỉnh giảng dạy của GV đạt hiệu quả chưa cao.

Trong chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, các nhà trường đã nhận thức được rằng không chỉ cần thay đổi nội dung kiểm tra theo hướng tăng dần những câu hỏi thông hiểu và vận dụng để đánh giá được năng lực của học sinh mà cần thay đổi cả hình thức kiểm tra đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình để học sinh phấn đấu học tập (Y = 2,26- xếp thứ 6). Nhận thức được như vậy nhưng các nhà trường chưa có biện pháp hữu hiệu để có được kết quả như mong đợi.

2.4.8. Thực trạng quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh

Để đánh giá thực trạng chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Đề tài đã khảo sát CBQL, GV dạy Tiếng Anh trường THCS Hồng Hải và cụm chuyên môn số 3, kết quả khảo thu được thể hiện ở bảng 2.17 sau:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí