Vài Nét Về Điều Kiện Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội, Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bàn Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên

Kết luận chương 1


Quản lý HĐDH môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT được hiểu là sự tác động có ý thức, có mục đích của CBQL đến hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học môn Công nghệ. QLDH môn Công nghệ theo TCNL đòi hỏi CBQL, giáo viên dạy Công nghệ phải nắm vững Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt được của môn Công nghệ ứng với từng khối lớp để thiết kế và tổ chức dạy học và quản lý quá trình dạy học Công nghệ dựa trên chuẩn và năng lực thực tế của học sinh.

Hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT chính là việc thực hiện mục tiêu; nội dung chương trình; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học. Và quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học môn Công nghệ ở trường phổ thông nhằm tạo ra sự thay đổi để đạt được hiệu quả cần thiết của hoạt động này theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Để hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL đạt hiệu quả như mong muốn thì người CBQL phải làm tốt các khâu của nhà quản lý như: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường mình quản lý.

Để đạt được điều này, những người làm công tác quản lý phải thực hiện đảm bảo đúng các chức năng của quản lý và phải nắm được đây là môn học có nguyên tắc đặc thù góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là việc chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề trong tương lai của các em và chuẩn bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2018.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Vài nét về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Vài nét về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2012 là 143.660 người.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã, trong đó có 7 xã miền núi, với 315 xóm.

Các xã của huyện được chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 7 xã: Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã lộng và Úc Kỳ.

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và

Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác.

2.1.2. Tình hình giáo dục trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Toàn huyện có 03 trường THPT (trường THPT Phú Bình - thành lập năm 1961; trường THPT Lương Phú - thành lập năm 2003; trường THPT Điềm Thụy - thành lập 2007).

Bảng 2.1. Tổng quan các trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên năm học 2019 -2020

TT

Tên trường

THPT

Số phòng

học

Số

CBQL

Số

GV

Số

lớp

Số HS

Tỉ lệ

GV/lớp

1

Phú Bình

39

3

90

39

1608

2,31/1

2

Lương Phú

22

3

64

30

1330

2,13/1

3

Điềm Thụy

30

3

69

30

1278

2,3/1

Tổng

91

9

223

99

4216

2,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 8

Nguồn: Báo cáo đầu năm học 2019-2020 của các trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Với đội ngũ CBQL, giáo viên có bề dày kinh nghiệm và chuẩn hóa và trên chuẩn về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị trong các năm học vừa qua đã đưa các nhà trường gặt hái được rất nhiều thành công: Số lượng giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh tăng; học sinh giỏi văn hóa, học sinh đạt giải trong trong các kỳ thi (học sinh sử dụng thiết bị, thí nghiệm, học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, liên môn, tích hợp…) đều tăng cả về cơ cấu và số lượng giải;

Trong những năm vừa qua sự nghiệp giáo dục huyện Phú Bình nói chung và giáo dục THPT nói riêng được Đảng ủy, HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm và coi trọng nên có rất nhiều khởi sắc, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và năng cao cả về chất lượng và số lượng. UBND huyện đã chỉ đạo nhà trường bám sát kế hoạch của Sở GDĐT, triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình dạy và học;

tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh; giữ vững kỷ cương, nền nếp học đường, phòng, tránh tai, tệ nạn xã hội, bạo lựctrong nhà trường. Tổ chức tốt việc định hướng nghề nghiệp và ôn tập cuối năm cho học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Chất lượng các mặt giáo dục của cấp THPT có chuyển biến rõ rệt; học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trên 90%; xếp loại học lực khá, giỏi trên 70%, trung bình 26,8%, yếu 0,9%. Học sinh lớp 12 đủ điều kiện tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đạt 100%; đỗ tốt nghiệp THPT đạt 95,35%.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích của việc khảo sát

Nhằm thu thập, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên; cung cấp các minh chứng cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Với cán bộ quản lý và giáo viên: Khảo sát đánh giá về thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

Với học sinh: Khảo sát thực trạng học tập, mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động dạy học theo TCNL và tự đánh giá về mức độ hình thành các năng lực chuyên biệt khi được học tập môn Công nghệ theo TCNL.

Căn cứ kết quả khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

* Cán bộ quản lý 18 người bao gồm:

- Hiệu trưởng: 3 người.

- Phó hiệu trưởng: 6 người.

- Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn: 9 người.

* Giáo viên: Giáo viên giảng dạy môn Công nghệ: 15 người.

* Học sinh: 270 học sinh.

* Địa bàn khảo sát: 3 trường THPT Điềm Thụy, Phú Bình, Lương Phú của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp, cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu

* Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng bảng hỏi khảo sát về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên để thu thập thông tin liên quan đến nội dung dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ.

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học môn Công nghệ của giáo viên và học sinh ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

* Xử lý số liệu

Các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Để đưa ra những nhận xét có căn cứ, tác giả quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:

Mức độ tốt/thường xuyên: 3 điểm Mức độ trung bình/ít sử dụng: 2 điểm. Mức độ yếu/không sử dụng: 1 điểm

Dữ liệu từ các phiếu được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, tính giá trị trung bình, sử dụng phương pháp thống kê toán học và xếp thứ bậc từng tiêu chí. Từ đó, phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Việc xác định mục tiêu dạy học rất quan trọng. Căn cứ vào mục tiêu mà giáo viên lựa chọn nội dung kiến thức, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học phù hợp. Mục tiêu, chương trình môn Công nghệ khi dạy học theo TCNL ngoài việc đảm bảo người học đạt được chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ thì phải đảm bảo đạt được những năng lực chung và các năng lực Công nghệ riêng. Giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng thái độ có mối liên hệ ràng buộc. Việc thực hiện mục tiêu chương trình môn Công nghệ trên thực tế ở trường THPT huyện Phú Bình chúng tôi đã tiến hành điều tra trên CBQL, giáo viên đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu chương trình dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực‌


TT


Mục tiêu

Mức độ thực hiện

Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

1

Về kiến thức

30

90.9

3

9.0

0

0.0

96

2.92

1

2

Về kỹ năng

25

75.8

5

15.2

3

9.0

88

2.67

2

3

Về thái độ

18

54.5

10

30.3

5

15.2

77

2.33

3

4

Về năng lực cần đạt

10

30.3

15

45.5

8

24.2

68

2.1

4

Trung bình








2.5


Chú thích: Về kiến thức (Hiểu được các kiến thức cơ bản, phổ thông cần thiết trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo…); Về kỹ năng (Tiếp tục hình thành và phát triển một số kỹ năng thực hành...); Về thái độ (Phát triển hứng thú và khả năng sáng tạo kỹ thuật…); Các năng lực cần đạt (Năng lực chung cốt lõi, năng lực công nghệ).

Bảng 2.2 ta thấy: việc xác định mục tiêu dạy học môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình hiện nay đạt mức khá cao (điểm TB chung = 2.5) với từng nội dung đạt được cụ thể như sau:

Mục tiêu dạy học về kiến thức: Đạt điểm TB = 2.92 khá cao, chứng tỏ đa phần các giáo viên Công nghệ đều nắm rõ nội dung kiến thức cần truyền đạt cho

học sinh trong quá trình dạy học, giúp các em trang bị được những kiến thức cơ bản về công nghệ sau khi kết thúc bài học.

Mục tiêu dạy học về kỹ năng: Đạt điểm TB = 2.67 môn Công nghệ là môn mang tính ứng dụng, thực hành cao. Việc giúp các em áp dụng kiến thức vốn có trong cuộc sống vào bài học và ngược lại giúp các em có kỹ năng vận dụng kiến thức vào trong thực tế thông qua môn học, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào vào thực tiễn cuộc sống, sản xuất.

Mục tiêu dạy học về thái độ: Có điểm TB = 2.33, chứng tỏ học sinh có thái độ tích cực đối với môn học, đặc biệt thông qua môn học các em có khả năng sáng tạo kỹ thuật, có tác phong công nghiệp, có định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai.

Mục tiêu dạy học giúp học sinh đạt được năng lực: Đây là mục tiêu quan trọng đối với việc dạy học môn Công nghệ theo TCNL có điểm TB = 2.1, mặc dù điểm không thấp nhưng đứng ở vị trí cuối cùng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, điều đó chứng tỏ việc xác định mục tiêu dạy học theo TCNL của giáo viên Công nghệ chưa thực sự đạt hiệu quả. Giáo viên chưa khai thác được tối đa từng nội dung kiến thức, từng đối tượng học sinh để tiếp cận và phát huy hết khả năng, năng lực của các em mặc dù nội dung này đã được xác định rõ trong giáo án.

Như vậy, đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu bài dạy trong quá trình dạy học. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu bài dạy vẫn chú trọng vào việc dạy học truyền thống đó là truyền tải được hết nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa thực sự chú trọng đến việc giúp học sinh đạt được kỹ năng, thái độ thông qua bài học, đặc biệt việc tiếp cận và phát triển năng lực cho học sinh chưa được phát huy tối đa trong quá trình dạy và học.

2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục II để điều tra trên CBQL, giáo viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực (phiếu điều tra trên CBQL và giáo viên)‌

TT


Nội dung dạy học

Mức độ đạt được


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Đầy đủ

Tương đối

đầy đủ

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nội dung cơ bản của chương trình Công

nghệ khối 11,12

33

100.0

0

0.0

0

0.0

88

3.0

1


2

Nội dung đọc và lập bản vẽ kỹ thuật về cơ

khí, xây dựng; Vẽ và đọc sơ đồ mạch điện, điện tử


25


75.8


8


24.3


0


0.0


91


2.75


3


3

Nội dung kiến thức về các sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình; Nội

dung các quá trình sản xuất chủ yếu


28


84.8


5


15.2


0


0.0


94


2.8


2


4

Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiêm; So sánh các sản phẩm, hệ thống, kỹ thuật công nghệ; Sản phẩm công nghệ, ưu - nhược

điểm của các sản phẩm công nghệ


15


45.5


18


54.5


0


0.0


81


2.45


5


5

Nội dung kiến thức biểu diễn vật thể

trên bản vẽ kỹ thuật; Thiết kế kỹ thuật

20

60.6

13

39.4

0

0.0

86

2.6

4

Trung bình








2.7



Bảng 2.3 ta thấy: Thực trạng nội dung dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình thực hiện rất tốt, điểm TB = 2.7.

Nội dung cơ bản của chương trình Công nghệ khối 11,12 (phát triển năng lực hiểu biết công nghệ): Được đánh giá ở mức rất tốt (điểm TB = 3,0 xếp thứ 1), đây là toàn bộ nội dung kiến thức môn Công nghệ lớp 11, 12 mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh trong quá trình dạy học. Chứng tỏ giáo viên đã làm rõ được một số vấn đề về bản chất kỹ thuật, công nghệ; qua đó học sinh hiểu được tổng quan, đại cương về những vấn đề nguyên lý, cốt lõi, nền tảng, có tính chất định hướng nghề thông qua môn học.

Nội dung đọc và lập bản vẽ kỹ thuật về cơ khí, xây dựng; Vẽ và đọc sơ đồ mạch điện, điện tử (phát triển năng lực giao tiếp công nghệ); Nội dung các sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình; Các quá trình sản xuất chủ yếu (phát triển năng lực sử dụng công nghệ): Được đánh giá ở vị trí thứ 2,3 với điểm TB = 2.8; 2.75. Các nội dung kiến thức này giáo viên đã triển khai rất đầy đủ. Qua các nội dung kiến thức truyền đạt giáo viên giúp học sinh sử dụng được các bản vẽ kỹ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ; Khái quát hóa được nguyên tắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023