Thực Trạng Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

mở rộng, đào sâu những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lý lẽ, có dẫn chứng minh họa. Phát triển óc tư duy khoa học, ngôn ngữ và hứng thú học tập. Bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức. Với hình thức này trong dạy học theo TCNL giáo viên thường xuyên sử dụng để trao đổi nội dung bài học cùng học sinh, đây là cách phát huy năng lực rất tốt cho học sinh.

Hình thức ngoại khóa, tham quan: Các hình thức này giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát, vừa tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy; Gây hứng thú học tập tích cực cho học sinh; giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt; học sinh có điều kiện gần gũi và hiểu biết hơn về thiên nhiên. Tuy nhiên còn ít được sử dụng có điểm TB là 1.3; 1.2 đứng thứ 3,4 của các hình thức dạy học. Thực tế do điều kiện thực tế của giáo viên, nhà trường, phụ huynh phục vụ cho các hình thức này còn nhiều hạn chế như: Phương tiện, kinh phí, độ an toàn… còn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học. Nên việc tham quan, trải nghiệm ngoài nhà trường mới dừng lại ở việc thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT trong các năm học, theo khối lớp (1 lần/1 năm học). Còn trong nhà trường, học sinh được trải nghiệm bằng các giờ thực hành, thí nghiệm, làm mô hình… Đối với môn Công nghệ thì việc tham quan, trải nghiệm cũng chỉ mới dừng lại ở việc học sinh được thực hành các bằng các mạch thật (mạch tạo xung, mạch khuếch đại, mạch chỉnh lưu…), vật thật (điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điot, tranzito…) và tự thiết kế các máy (máy phát điện…), các mạch điện tử đơn giản (mạch đèn nháy, chỉnh lưu…).

Tóm lại, việc sử dụng các hình thức dạy học vẫn còn nặng theo lối truyền thống, các hình thức dạy học tích cực chưa được sử dụng thường xuyên, đa phần giáo viên chỉ thực hiện trong các tiết thao giảng, hội giảng, dạy minh họa các chuyên đề nên hình thức tổ chức dạy học theo TCNL chưa được phát huy tối đa.

2.3.5. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Việc sử dụng phương tiện hiện đại là vô cùng quan trọng nhất là khi dạy theo

hướng TCNL, đây là sự hỗ trợ cần thiết nhằm tăng hiệu quả dạy học. Đối với trường THPT huyện Phú Bình thì việc sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại và hỗ trợ CNTT vào dạy học là chưa thực sự cao vì điều kiện kinh tế của giáo viên và phụ huynh học sinh chưa cho phép. Tuy nhiên để khắc phục điều đó thì nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về: Phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, máy chiếu, phần mềm… để phục vụ cho việc dạy và học.

Bảng 2.8. Thực trạng mức độ sử dụng phương tiện dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


TT


Phương tiện dạy học

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Thường

xuyên

Ít sử dụng

Không sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ

20

60.6

13

39.4

0

0.0

86

2.6

1

2

Mô hình, video, phần mềm

mô phỏng

20

60.6

13

39.4

0

0.0

86

2.6

2

3

Máy chiếu đa vật thể

0

0.0

33

100.0

0

0.0

66

2.0

4

4

Sử dụng đồ dùng và phòng

thực hành

18

54.5

15

45.5

0

0.0

84

2.5

3

5

Đèn chiếu Overhead

0

0.0

33

100.0

0

0.0

66

2.0

4

Trung bình








2.3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 10

Bảng 2.8 ta thấy: Việc sử dụng phương tiện và hỗ trợ CNTT trong dạy học của giáo viên ở trường THPT huyện Phú Bình thực hiện ở mức khá (Điểm TB chung = 2.3).

Mức độ sử dụng sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ; Mô hình, video, phần mềm mô phỏng; Sử dụng đồ dùng, phòng thực hành: Có điểm trung bình 2.6; 2.6; 2.5 thứ bậc 1,2,3. Điều đó cho thấy, tất cả giáo viên đều sử dụng tốt những thiết bị hỗ trợ dạy học, phòng thực hành nhằm tăng cường “dạy học đi đôi với thực hành” tránh tình trạng dạy “chay” trong quá trình dạy học. Giúp các em học sinh được tri giác các nội dung kiến thức, đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt là dạy học môn Công nghệ (có tính thực hành, ứng dụng cao) theo TCNL sẽ giúp học sinh

phát huy được năng lực của mình. Tuy nhiên chưa đạt ở mức cao nhất, vì thực tế phòng thực hành dành riêng cho môn học chưa có (chung với Vật lý), thiết bị thực hành cũ, hỏng, không được bổ sung thường xuyên.

Mức độ sử dụng máy chiếu đa vật thể, đèn chiếu Overhead: Với các phươg tiện này hỗ trợ rất tốt cho việc chiếu các vật thể, các phiếu học tập có kích thước nhỏ cho các em rễ quan sát. Tuy nhiên giáo viên phải tự túc nên rất ít được lựa chọn và chỉ sử dụng khi thi giáo viên giỏi hoặc chuyên đề, ngoại khóa.

Bảng 2.9. Thực trạng mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động học tập khi có sử dụng phương tiện dạy học‌


TT


Hoạt dộng

Mức độ


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Hứng thú

Bình

thường

Không

hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giáo viên có sử dụng các giáo cụ trực quan (tranh, ảnh, video, mô hình…) dưới sự hỗ

trợ của máy chiếu


180


66.7


80


29.6


10


5.0


710


2.6


2

2

Được tham gia hoạt động thực

hành trên các vật thật, mạch thật

200

74.1

60

22.2

10

3.7

730

2.7

1

Trung bình








2.65


Qua bảng 2.9 ta thấy: Kết quả điều tra trên học sinh khi tham gia quá trình học tập có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học mang lại hứng thú cao cho các em. Nhất là môn học Công nghệ có tính trừu tượng và thực hành, khi đó các em được tri giác, quan sát, được thực hành… vừa mang lại hiệu quả giờ học, vừa mang lại hiệu quả môn học. Tuy nhiên đối với học sinh lười học, lười tư duy, không chủ động trong việc tiếp thu kiến thức thì cũng không mang lại độ hứng thú khi tham gia học tập mặc dù giáo viên có tìm sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.

2.3.6. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh trong hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Kết quả học tập của học sinh là căn cứ pháp lý đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và nhà trường. Để tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Công nghệ theo TCNL, tác giả đã khảo sát 33 cán bộ quản lý và giáo viên ở trường THPT huyện Phú Bình. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


TT


Chuẩn đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Thường

xuyên

Ít sử dụng

Không sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng

28

84.8

5

13.2

0

0.0

94

2.85

1

2

Dựa vào kiến thức, kỹ năng,

thái độ đạt được của học sinh

26

78.8

7

21.2

0

0.0

92

2.79

2


3

Phối hợp giữa đánh giá

thường xuyên và đánh giá định kỳ


25


75.8


8


24.2


0


0.0


91


2.76


3


4

Giữa đánh giá của giáo viên

và tự đánh giá của học sinh

10

30.3

15

45.5

8

24.2

68

2.1

7


5

Kết hợp đánh giá bằng trắc

nghiệm khách quan và tự luận

22

66.7

8

24.3

3

9.0

85

2.58

4


6

Đánh giá của nhà trường, gia

đình và xã hội

3

9.0

9

27.3

21

63.7

48

1.45

8


7

Đánh giá qua sản phẩm của

học sinh

15

45.5

15

45.5

3

9.0

78

2.36

5


8

Đánh giá cả quá trình học của

học sinh

10

30.3

20

60.7

3

9.0

73

2.2

6

Trung bình








2.35


Bảng 2.10 ta thấy: Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung đạt mức độ khá, có điểm TB = 2.35. Cách đánh giá dựa vào “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” vẫn là căn cứ được nhiều giáo viên lựa chọn nhất, điểm trung bình 2.85 với 84.8% giáo viên lựa chọn . Vì đó là cơ sở pháp lý để đánh giá kết quả dạy học của giáo

viên và kết quả học tập của học sinh. Tiếp theo là căn cứ vào “kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực học sinh đạt được” trong quá trình học tập, đây là kết quả của quá trình dạy học theo TCNL cần đạt được của học sinh, ngoài việc đánh giá theo các bài kiểm tra định kỳ thì giáo viên còn đánh giá học sinh theo năng lực trong cả quá trình học tập, theo sản phẩm học sinh.

Việc đánh giá thường xuyên; đánh giá định kỳ cũng đã được quy định ở quy chế kiểm tra, đánh giá trong trường THPT nên được quan tâm và sử dụng, với điểm trung bình 2.76 xếp thứ 3. Trong các hình thức đánh giá thì hình thức “kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận” cũng được các giáo viên lựa chọn nhiều, hiện tại khi tham gia thi THPT Quốc gia các em học sinh phải hoàn thành bài thi 100% là trắc nghiệm (trừ môn Văn) nên đây cũng là cách để giáo viên rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh khi tham gia các kỳ thi. Đặc biệt với cách dạy môn Công nghệ theo TCNL thì việc kiểm tra, đánh giá bằng phương án “đánh giá thông qua sản phẩm của học sinh” và “đánh giá cả quá trình học của học sinh” cũng được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, vì phương án này vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình KTĐG. Cuối cùng là 2 hình thức đánh giá kết hợp “giữa đánh giá của giáo viên và học sinh tự đánh giá” và kết hợp “giữa đánh giá của nhà trường, gia đình và xã hội” ít được dùng nhất, vì với hình thức đánh giá này cần sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên, học sinh, gia đình và nhà trường.

Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh cũng vô cùng quan trọng, nhất là trong dạy học theo TCNL, là đánh giá truyền thống kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm học sinh. Đây là khâu then chốt quyết định chất lượng môn học và chất lượng đầu ra của giáo dục trong nhà trường so với các trường khác trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung.

Trong năm học 2018 - 2019 kết quả đánh giá học sinh của các giáo viên dạy môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh môn Công nghệ năm học 2018 - 2019

Khối lớp

Giỏi

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

Ghi chú

45,6%

51,6%

2,8%

0

0


Khối 12

52,5%

46,2%

1,2%

0

0


Khối 11


Qua bảng 2.11 ta thấy: Thực trạng kết quả học tập của học sinh trong năm học 2018 -2019 đạt khá cao, số lượng học sinh đạt học sinh giỏi, khá chiếm tỷ lệ tương đối cao so với môn học khác. Với lý do môn học không tham gia thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, không tham gia thi và xét Đại học nên việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học, nhất là đánh giá có phần chủ động hơn (không áp lực thi chung) cũng vì lý do đó mà học sinh có cơ hội phát triển năng lực cá nhân hơn.

Bảng 2.12. Thực trạng năng lực học sinh đạt được thông qua nội dung dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực (phiếu điều tra trên học sinh)


TT

Năng lực đạt được thông qua nội dung dạy học

Mức độ đạt được năng lực

Tổng điểm

Điểm TB

Xếp thứ

bậc

Cao

Trung bình

Thấp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực hiểu biết công nghệ

200

74.1

50

18.5

20

7.4

720

2.7

1

2

Năng lực sử dụng công nghệ

120

44.4

80

29.6

70

26.0

590

2.1

4

3

Năng lực giao tiếp công nghệ

120

44.4

90

33.3

60

22.3

600

2.2

3

4

Năng lực đánh giá công nghệ

100

37.0

100

37.0

70

26.0

570

2.1

5

5

Năng lực thiết kế công nghệ

60

22.2

140

51.8

70

26.0

530

1.9

6


6

Các năng lực khác (tự học,

hợp tác, sáng tạo, quản lý…)

150

55.6

100

37.0

20

7.4

670

2.4

2

Trung bình








2.2


Bảng 2.12 cho thấy: Thông qua nội dung dạy học môn Công nghệ theo TCNL đã cho một kết quả tương đối khả quan, mức độ đạt được năng lực công nghệ thông qua các nội dung kiến thức mà giáo viên truyền đạt trong quá trình dạy học đã tiếp cận và phát huy được năng lực cho các nhân mỗi học sinh như: Năng lực công nghệ, năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo…), từ đó các em hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt cho mình và xác định được định hướng nghề nghiệp sau khi học hết THPT.

Đối với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và đánh giá kết quả học tập môn công nghệ theo TCNL nói riêng, cô Nguyễn Thị Thanh B, Phó hiệu trưởng trường THPT Phú Bình cho biết: Kết quả học tập của học sinh là khâu cuối

cùng, then chốt, đánh giá chất lượng quá trình dạy học của giáo viên và nhà trường. Việc lựa chọn cách đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh nhưng vẫn đúng quy định của Bộ Giáo dục và đặc biệt phù hợp với mục tiêu dạy học là điều vô cùng cần thiết đối với từng nhà trường, đối với giáo viên và đối tượng học sinh. Đặc biệt là khi dạy học theo TCNL thì phải đánh giá dựa vào năng lực học sinh cần đạt được trong quá trình dạy học, ngoài cách đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ thì việc đánh giá cả quá trình, đánh giá qua sản phẩm học sinh là vô cùng cần thiết trong quá trình dạy học hiện nay ở các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình phổ thông tổng thể 2018. Đối với môn công nghệ các thày cô giáo đã vận dụng rất tốt kỹ năng đánh giá học sinh theo năng lực học sinh đạt được trong quá trình học tập.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong các chức năng của cán bộ quản lý. Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động, cũng như quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện. Để đánh giá thực trạng trong việc quản lý lập kế hoạch dạy học môn Công nghệ theo định hướng TCNL, tác giả tiến hành lấy ý kiến 18 cán bộ quản lý và 15 giáo viên dạy môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên theo Phụ lục II, câu hỏi số 7 như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


TT


Nội dung kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Thường

xuyên

Không

thường xuyên

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch môn

Công nghệ theo năm học


33


100


0


0.0


0


0.0


99


3.0


1

2

Xây dựng kế hoạch dạy học

môn Công nghệ theo học kỳ


28


84.8


5


15.2


0


0.0


94


2.85


2


3

Kế hoạch tổ chức thực hiện

hoạt động dạy học môn Công nghệ


27


81.8


6


18.2


0


0.0


93


2.8


3


4

Kế hoạch đổi mới phương

pháp dạy học môn Công nghệ


22


66.7


8


24.2


3


9.0


85


2.58


4


5

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên

Công nghệ


18


54.5


10


30.3


5


15.2


79


2.39


5


6

Kế hoạch xây dựng chuyên

đề môn Công nghệ


10


30.3


18


54.5


5


15.2


71


2.15


6


7

Kế hoạch phát triển chương

trình môn học Công nghệ


8


24.2


20


60.6


5


15.2


69


2.1


7

Trung bình








2.55


Bảng 2.13 cho thấy: Việc lập kế hoạch dạy học môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình có điểm TB = 2.55, chứng tỏ CBQL rất quan tâm trong việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học:

Kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ: Được đánh giá thực hiện với điểm TB

= 3.0; 2.85, xếp thứ 1,2, đây là kế hoạch bắt buộc của giáo viên theo quy định khi đứng lớp chính vì điều đó mà giáo viên thực hiện rất tốt và hiệu quả.

Tiếp đó là “kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Công nghệ”: Có điểm TB = 2.8 xếp thứ 3, đây là khâu then chốt, khi có nhận thức đúng đắn và có năng lực thực hiện thì việc tổ chức hoạt động dạy học sẽ đạt hiệu quả cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023