Thực Trạng Các Phương Pháp Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

sử dụng một số sản phẩm kỹ thuật công nghệ an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên năng lực học sinh chỉ dừng ở mức độ nhận biết, thông hiểu thông hiểu và vận dụng thấp, số ít các em biết vận dụng cao, tức là qua nội dung kiến thức truyền đạt năng lực học sinh chưa thực sự được phát huy hết.

Các nội dung biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật; Thiết kế kỹ thuật (phát triển năng lực thiết kế công nghệ); Nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiêm; So sánh các sản phẩm, hệ thống, kỹ thuật công nghệ; Sản phẩm công nghệ, ưu - nhược điểm của các sản phẩm công nghệ (phát triển năng lực đánh giá công nghệ); Được đánh giá ở mức thấp hơn thứ 4,5 với điểm TB = 2.6; 2.45,vì đây là các nội dung khi giáo viên truyền đạt học sinh sẽ đạt được mức năng lực ở mức cao hơn, thông qua nội dung bài học học sinh không những biết lập luận mà còn đưa ra được những lời khuyên về lựa chọn, sử dụng các sản phẩm công nghệ, kỹ thuật; Biết vận dụng tư duy thiết kế tìm tòi, sáng tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội. Chính vì điều đó mà giáo viên đã thực hiện việc truyền đạt nội dung kiến thức này ở cấp độ thấp hơn so với các nội dung đã nêu.

Theo quan điểm dạy học định hướng theo nội dung thì giáo viên phải thực hiện mục tiêu là truyền tải cho học sinh lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức theo quy định. Nhưng đối với quan điểm dạy học theo TCNL thì nội dung kiến thức chỉ đóng vai trò chất liệu hay phương tiện để tiếp cận và phát triển năng lực cho học sinh. Trong quá trình dạy học môn Công nghệ theo TCNL mạch nội dung kiến thức rất đa dạng, tuy nhiên mỗi nội dung kiến thức lại mang lại cho học sinh những dạng năng lực khác nhau để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi thực hiện một số cách điều tra như: Nghiên cứu giáo án, dự giờ, trao đổi với giáo viên.

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi nghiên cứu chuyên đề “Động cơ đốt trong dùng cho ôtô, xe máy” (3 tiết) do cô giáo Lương Thị H, giáo viên Công nghệ trường THPT Lương Phú thực hiện. Việc lựa chọn nội dung dạy học chuyên đề đã nêu ngoài việc truyền tải được đầy đủ nội dung kiến thức của bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng thì đã tiếp cận và phát triển được năng lực học sinh cần đạt thông qua nội dung chuyên đề. Các năng lực đó là:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như ô tô, xe máy, hệ thống truyền lực, li hợp, hộp số, truyền lực cac đăng, vi sai,

xích tải,… Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sịnh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực sáng tạo: Trên cơ sở phân tích đặc điểm của động cơ, bố trí động cơ trên ô tô, xe máy; cấu tạo của hiện thống truyền lực sẽ tạo cho học sinh ý tưởng thiết kế, lựa chọn phương án bố trí động cơ, hệ thống truyền lực,…

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh hiểu được cách sử dụng xe máy đúng quy trình kĩ thuật; học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế của các phương án bố trí động cơ, phương án bố trí hệ thống truyền lực. Chẳng hạn xe khách thường bố trí động cơ ở đuôi xe để đảm bảo tiện nghi cho hành khách.

- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc.

Đồng thời chúng tôi đã dự giờ thày Nguyễn Mạnh Th, giáo viên trường THPT Điềm Thụy, bài “Công nghệ chế tạo phôi” tiết 1 - “Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc”. Thông qua bài học với cách truyền đạt kiến thức theo TCNL, giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, vấn đáp) kết hợp với phương pháp hiện đại (trực quan), cùng sự hỗ trợ của các kỹ thuật dạy học “Khăn trải bàn, mảnh ghép, sơ đồ tư duy” và hỗ trợ của máy chiếu… đã làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học, đặc biệt giúp học sinh phát huy được năng lực và hình thành được một số năng lực thông qua bài học, các năng lực đó là:

- Năng lực hiểu biết công nghệ thông qua việc tích cực, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu quy trình đúc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, trao đổi, thảo luận trong nhóm học tập.

- Năng lực thiết kế và đánh giá công nghệ thông qua việc thiết lập quy trình đúc trong khuôn cát và đánh giá ưu điểm, hạn chế của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.

Cùng với nội dung này khi trao đổi với cô Lương Thị Thanh H, giáo viên Công nghệ trường THPT Phú Bình, cô cho biết hiện nay việc dạy học theo định hướng nội dung không còn phù hợp mà chuyển sang dạy học theo định hướng năng lực đó là khâu tất yếu trong dạy học (vấn đề này đã được Bộ BG&ĐT đề xuất và thực hiện từ 2014). Việc dạy học nói chung ở trường THPT Phú Bình và dạy học

môn Công nghệ nói riêng các thày cô giáo cũng đã nắm rất rõ quan điểm và cách thức đổi mới trong giáo dục. Điều đó thể hiện rất rõ ở việc các thày cô giáo luôn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá nhằm tiếp cận và phát huy năng lực học sinh. Trong nội dung chương trình môn Công nghệ ở trường phổ thông theo TCNL thì tất cả các nội dung đều có thể phát huy năng lực người học, mỗi nội dung bài học đều có thể phát huy được một hoặc một số các năng lực cần đạt, ví dụ:

+ Năng lực đánh giá công nghệ: Thông qua bài “Hệ thống điện Quốc gia”; “Tự động hóa trong sản xuất cơ khí”; “Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ”…

+ Năng lực thiết kế kỹ thuật: Bài “Máy điện xoay chiều ba pha, máy biến áp ba pha”; “Mạch điện xoay chiều ba pha”; ““Hình chiếu vuông góc”; “Hình cắt, mặt cắt”…

+ Năng lực sử dụng công nghệ: “Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ”; “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí”; “Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết đơn giản trên máy tiện”…

+ Năng lực giao tiếp công nghệ: Bài “Máy tăng âm”; “Mạch khuếch đại, mạch tạo xung”; “Bản vẽ xây dựng”; “Bản vẽ cơ khí”; “Hình chiếu vuông góc”…

Như vậy, qua khảo sát thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Công nghệ ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình theo TCNL ta thấy: Các nội dung chương trình môn Công nghệ Công nghiệp (khối 11, 12) đều có thể TCNL học sinh trên từng nội dung bài học. Tuy nhiên mỗi bài học có thể tiếp cận và phát huy được một hoặc nhiều năng lực mà học sinh cần đạt. Người giáo viên phải nắm vững kiến thức về năng lực cần đạt thông qua bài học, nắm được đặc điểm của đối tượng học sinh, từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.

Qua khảo sát dưới nhiều hình thức: Dự giờ, nghiên cứu giáo án, trao đổi trực tiếp giáo viên dạy môn Công nghệ tại 3 trường THPT huyện Phú Bình ta thấy: Giáo viên đã nắm rất tốt chủ trương đổi mới giáo dục, nắm chắc kiến thức về dạy học theo TCNL và áp dụng vào dạy môn công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên rất hiệu quả, đặc biệt với từng nội dung bài học đều đã biết phát huy các năng lực cần đạt cho học sinh.

2.3.3. Thực trạng các phương pháp dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học xác định. Phương pháp dạy học của giáo viên sẽ định hướng cách học sinh lựa chọn phương pháp học tập; ảnh hưởng tới việc hình thành con đường tư duy cho các em trong quá trình tiếp thu kiến thức và cả trong tương lai. Tuy nhiên khi lựa chọn phương pháp dạy học phải chú ý đến phương pháp đặc thù môn học, đối với môn Công nghệ với đặc thù là môn khoa học tự nhiên nên các giáo viên hay lựa chọn các phương pháp như: Trình diễn vật phẩm kỹ thuật (vật thật, mô hình); Làm mẫu thao tác (thực hành); Phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình (trực quan), các dự án. Cụ thể việc áp dung các phương pháp dạy học môn Công nghệ theo TCNL tại trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở bảng khảo sát dưới đây:

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, giáo viên về sử dụng phương pháp dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


TT


Phương pháp

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Thường

xuyên

Ít sử dụng

Không

sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thuyết trình

30

90.9

3

9.0

0

0.0

96

2.9

1

2

Nêu vấn đề

28

84.8

5

15.2

0

0.0

94

2.85

2

3

Vấn đáp

25

75.8

8

24.2

0

0.0

91

2.76

3

4

Sử dụng bài tập, ôn tập

18

54.5

15

45.5

0

0.0

84

2.55

4

5

Thực hành

15

45.5

15

45.5

3

9.0

78

2.36

6

6

Trực quan

20

60.6

7

30.3

6

18.1

80

2,4

5

7

Dạy học theo dự án

10

30.3

15

45.5

8

24.2

68

2.1

8

8

Dạy học hợp đồng

8

24.2

15

45.5

10

30.3

64

1.9

9

9

Dạy học theo tình huống

15

45.5

10

30.3

8

24.2

73

2.2

7

Trung bình








2.45


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 9

Bảng 2.4 cho thấy: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình có (Điểm TB = 2.45) đạt kết quả khá, cụ thể:

Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, sử dụng bài tập, ôn tập: Đây là các phương pháp truyền thống nên vẫn được các giáo viên lựa chọn và sử dụng nhiều nhất, điểm trung bình 2,9; 2,85; 2,76; 2.55 xếp thứ nhất 1,2,3,4. Cách dạy này rất phù hợp cho việc dạy học theo hình thức lớp bài (trên lớp). Đa phần giáo viên cho rằng dạy học chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp sẽ giúp cho giáo viên chủ động truyền đạt nội dung, tiết kiệm được thời gian để cho việc vận dụng thêm một số bài tập khi đó học sinh sẽ làm bài thi đạt kết quả an toàn ở khoảng điểm trung bình khá.

Dạy học theo phương pháp trực quan, thực hành: Đây là các phương pháp dạy học yêu cầu giáo viên và học sinh phải chuẩn bị các thiết bị phục vụ quá trình dạy học một cách đầy đủ, chu đáo, chất lượng (như phòng thực hành, đồ thực hành, máy chiếu, vật thật, mô hình…); Yêu cầu học sinh phải chủ động, linh hoạt trong quá trình tiếp thu kiến thức thì mới đảm bảo hiệu quả dạy học. Chính vì vậy mà các phương pháp dạy học này cũng được quan tâm sử dụng nhưng mức độ không thường xuyên với điểm trung bình trung tương ứng 2,4; 2,36 xếp thứ 4,5. Đặc biệt ở trường THPT huyện Phú Bình phòng thực hành môn Vật lý và Công nghệ dùng chung, chính vì vậy việc mang đồ thực hành lên lớp đôi khi giáo viên ngại nên chuyển thành chiếu mô hình, mô phỏng bằng video. Với phương pháp này yêu cầu học sinh thực sự phải tích cực, chủ động hoạt động thực hành nên chỉ có hiệu quả cao đối với lớp học sinh chuyên ban hoặc đối tượng học sinh khá, giỏi.

Các phương pháp dạy học theo tình huống, dạy học theo dự án, dạy học hợp đồng cực được đánh giá ở mức độ trung bình với mức điểm tương ứng là 2,2; 2.1;

1.9. Thực tế các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên sử dụng các phương pháp, hình thức… dạy học hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tuy nhiên việc áp dụng vào dạy học trên lớp đối với các phương pháp này vẫn ít được giáo viên khai thác và áp dụng thường xuyên khi dạy học theo TCNL.

Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng chưa được sử dụng thường xuyên mà chỉ được thực hiện chủ yếu trong các giờ đổi mới, giờ thao giảng

hoặc trong các tiết dạy có người dự giờ nên việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nhằm tiếp cận và phát huy năng lực của học hiệu quả chưa thực sự cao.

Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học, tuy nhiên đây cũng là sự hỗ trợ cần thiết nhằm tăng hiệu quả dạy học đối với dạy học theo TCNL. Đối với các trường THPT huyện Phú Bình việc thì việc áp dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp với từng phương pháp, từng môn học, từng nội dung bài học cũng đã được các thày cô áp dụng rất tốt. Các kỹ thuật dạy học hay được áp dụng đó là: Công não, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn. Cụ thể như sau:


TT


Kỹ thuật dạy học

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Thường

xuyên

Ít sử dụng

Không sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các mảnh ghép

10

30.3

15

45.5

5

15.2

65

1.97

6

2

Công não

33

100.0

0

0.0

0

0.0

99

3.0

1

3

Khăn trải bàn

15

45.5

13

39.5

0

0.0

71

2.15

5

4

Bể cá

5

15.2

18

54.5

10

303

61

1.85

8

5

Tia chớp

5

15.2

20

60.6

8

24.2

63

1.9

7

6

XYZ

20

60.7

13

39.3

0

12.0

86

2.6

4

7

Sơ đồ tư duy

28

84.8

5

25.2

0

0.0

94

2.85

2

8

Chia sẻ nhóm đôi

25

75.8

8

24.2

0

0.0

91

2.76

3

9

5W1H

5

15.2

15

30.3

13

39.4

58

1.75

9

10

KWL

5

15.2

10

30.3

18

54.5

53

1.6

10

Trung bình








2.2


Bảng 2.5. Thực trạng mức độ sử dụng kỹ thuật dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


Bảng 2.5 ta thấy: Việc sử dụng kỹ thuật dạy học của giáo viên ở trường THPT huyện Phú Bình còn ở mức trung bình (Điểm TB chung = 2.2).

Các kỹ thuật dạy học được sử dụng ở mức độ thường xuyên như: Kỹ thuật công não, sơ đồ tư duy, nhóm đôi với điểm trung bình 3.0; 2.85; 2.76. Điều đó chứng tỏ trong quá trình dạy học môn Công nghệ theo TCNL các giáo viên đã thường

xuyên thay đổi phương pháp dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học hỗ trợ cho phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy được các năng lực cần đạt.

Các kỹ thuật còn lại: XYZ, khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, bể cá, 5W1H, KWL được sử dụng ít hơn. Thực tế khi dạy học có sử dụng các kỹ thuật dạy học sẽ giúp học sinh tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng, năng lực tốt hơn. tuy nhiên sẽ khiến giáo viên điều hành lớp khó khăn hơn, mất thời gian hơn. Chính vì điều đó mà trong quá trình dạy học giáo viên chọn phương án an toàn là sử dụng các kỹ thuật quen thuộc nhưng vẫn phù hợp với phương pháp và phù hợp với môn học.

Bảng 2.6. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động học tập trong giờ học môn Công nghệ


TT


Hoạt dộng

Mức độ


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Hứng thú

Bình

thường

Không hứng

thú

SL

%

SL

%

SL

%


1

Được giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập thông qua

tình huống học tập


200


74.1


60


22.2


10


3.7


730


2.7


1


2

Được giải quyết nhiệm vụ

học tập (cá nhân, ghép đôi, nhóm…)


180


66.7


80


29.6


10


3.7


710


2.6


1

3

Được báo cáo, bổ sung

kết quả thảo luận


150


55.6


100


37.0


20


7.4


670


2.4


3


4

Được giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

hoạt động của mình


120


44.4


120


44.4


30


11.1


630


2.3


4

Trung bình








2.5


Qua bảng 2.6 ta thấy: Điểm TB = 2.5, mức độ hứng thú của học sinh khi tự mình được tham gia tìm hiểu kiến thức, tự giải quyết vấn đề được đưa ra thông qua sự hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên là rất cao, các em có cơ hội phat triển năng lực bản thân. Khi giáo viên biết lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh sẽ phát huy tối

đa kết quả học tập. Các em sẽ khắc sâu được kiến thức, biết lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, biết phát huy được năng lực cá nhân và biết vận dụng chúng vào trong thực tế.

2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên sẽ định hướng cho học sinh phương pháp học tập và ảnh hưởng tới việc hình thành con đường tư duy cho các em trong tương lai. Cụ thể quá trình khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng mức độ sử dụng hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực‌


TT


Hình thức

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Thường

xuyên

Ít sử dụng

Không sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Lớp - Bài

33

100

0

0.0

0

0.0

99

3.0

1

2

Tham quan

0

0.0

5

15.2

28

84.8

38

1.2

4

3

Ngoại khóa

0

0.0

10

30.3

23

69.7

43

1.3

3

4

Thảo luận

28

84.8

5

15.2

0

0.0

94

2.9

2

Trung bình








2.1


Bảng 2.7 cho thấy: Mức độ sử dụng các hình thức dạy học ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình (Điểm TB = 2.1) và đạt kết quả khá, cụ thể:

Dạy học lớp - bài: Được xếp thứ nhất với điểm trung bình chung 3.0 và 100% giáo viên lựa chọn. Đây là hình thức dạy học giúp giáo viên cung cấp lượng thông tin nhiều hơn, có hệ thống logic; đối tượng tiếp thu lớn; giáo viên dễ điều hành, quản lý lớp; có thể sử dụng các phương tiện hiện đại để thực hiện theo chương trình

, hạn chế lệ thuộc vào môi trường xung quanh, rất phù hợp với hình thức dạy học trường lớp hiện nay nên được nhiều giáo viên lựa chọn.

Hình thức dạy học thảo luận: Là hình thức được giáo viên áp dụng nhiều trong quá trình dạy học xếp thứ 2 với điểm TB = 2.9, việc thảo luận trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh sẽ giúp học sinh làm quen với việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023