Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Trên Thế Giới Và Việt


ĐTH sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào sinh sống ở đô thị [15].

Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thông lạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn, năng suất cao, hiệu quả cao. Không những bản thân người lao động có mức sống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, có thể trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rò rệt, trở thành mâu thuẫn chủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc. Nhiều hậu quả kinh tế-xã hội nghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà nước như thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thể kiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn...

Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương trấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn.

Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục giữ vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt các đô thị lớn, làn sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo trộn hoạt động kinh tế. Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khai thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa, phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn [15, 181].

Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện khẩu hiện “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới


phân công lao động theo chiều sâu. Nhà nước cũng chủ trương phải có chính sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm nhiều đất canh tác.

Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Chúng ta còn phải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa phải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn ĐTH với quá trình CNH-HĐH đất nước. Khi làm quy hoạch phát triển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải...

1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, ĐTH ở Việt Nam đã trải qua mỗi giai đoạn ĐTH, bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những biến đổi nhất định.

* Thời kỳ trước năm 1954:

Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 5

Nửa đầu thế kỉ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy vậy, tốc độ tăng dân số mới đạt 7,5%; năm 1936 là 7,9%; 20 năm sau - năm 1955 mới đạt 11% [3, 75].

* Thời kỳ năm 1955 - 1975

Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình CNH XHCN. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH. Năm 1965, tỉ lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Từ giữa những năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến hai quá trình “giải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong đó quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến 21,5% vào năm 1975 [3,154].


* Thời kỳ năm 1975 - 1989

Trong giai đoạn này quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ.

* Thời kỳ từ năm 1989 đến nay

Dưới tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng thị trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.

Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ ĐTH ở Việt Nam đang diễn ra khá nhanh: 18,5% (năm 1989), 20,5% (1997), 23,65% (1999) và 25% (năm 2004) [3]. Về số lượng đô thị, năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 703 đô thị, trong đó: 2 đô thị có quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn đến 3 triệu người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [3].

Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:

- Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm [3].

- Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất rắn ...


- Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương.

- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các đô thị. Sự thiếu hiểu biết của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội.

Trước những thách thức trên, quá trình ĐTH đã đựơc Chính phủ quan tâm kịp thời. Ngày 23 tháng 1 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/ QG-TTG, trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đồ thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng [2]:

Mức tăng trưởng dân số dự báo:

- Năm 2010, dân số đô thị là 30,4 triệu người; chiếm 33% dân số cả nước.

- Năm 2020, dân số đô thị là 46 triệu người; chiếm 45% dân số cả nước.

Nhu cầu sử dụng đất đô thị:

- Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000 ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước.

Tổ chức không gian hệ thống đô thị:

- Mạng lưới đồ thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh. Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... phải được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị.

- Quy hoạch sử dụng đất đô thị đảm bảo các khu chức năng và cơ sở hạ tầng có quan hệ gắn bó.

- Hình thành bộ mặt kiến trúc hiện đại nhưng vẫn kế thừa, bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản lịch sử văn hoá, phát triển nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.


Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

- Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước.

- Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích cải tạo đô thị.

- Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng công nghệ thích hợp.

1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt

Nam

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hình thái đô thị và quá trình

ĐTH ở trên thế giới và khu vực.

Từ cuối thế kỉ XIX, Cerda - kỹ sư người Catalan vẽ quy hoạch thành phố Barcelone, đặt ra thuật ngữ “urbanisacion” (sau này đã có trong tiếng pháp: “urbanization” - đô thị hoá). Ông tin rằng ĐTH là 1 kế hoạch và tồn tại nhiều nguyên lí cơ bản chi phối sự kiến thiết một đô thị. Ông cũng ý thức về tầm quan trọng của việc quản lý thành phố một cách toàn diện với sự huy động kế hoạch về nhiều lĩnh vực của quản lý đô thị [15, 95].

Trong nửa đầu thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã có những quyết định khác nhau về các mô hình đô thị. Năm 1925, nhà xã hội học Ernest Burgess (Mỹ) đã đem ra “mô hình làn sóng điện”. Theo mô hình này thì thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm. Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các lĩnh vực đều có xu hướng mở rộng [15. 9]. “Mô hình thành phố đa cực” được 2 nhà địa lý Marris và Ullman đưa ra vào năm 1945. Mô hình chủ yếu tính đổi các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông [15, 10]. Vào năm 1939, “Mô hình phát triển theo khu vực” do chuyên gia địa chính Hamer Hoyt đưa ra chủ yếu tính đến các dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hoá các quá trình giao thông và nhiều thành


phần phát triển theo kiểu khu phố. Có thể nói đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trục giao thông lớn.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển đô thị. Francois Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là “thuyết về các cực tăng trưởng”. ông cho rằng chỉ ở các trung tâm đô thị của hai vùng có sự phát triển các ngành công nghiệp, có sức bành trướng mạnh mới có khả năng tăng trưởng lớn nhất. Nông nghiệp trọng tâm đô thị ấy là những cực tăng trưởng. đây chính là quan điểm phát triển đô thị lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên theo nghiên cứu của David C. Korkn cần phát triển đô thị lấy con người làm trung tâm. Ông cho rằng “phát triển là một tiến trình quá trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ” [15,15].

Trong những năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có những công trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về “tác động kinh tế xã hội và môi trường của quá trình đô thị hoá đối với các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị....” [15, 93].

Những đề tài nghiên cứu này đã cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát triển đô thị nói trên và cuộc sống, quan hệ phát triển KT-XH nói chung.

Tháng 11/2004, Bộ xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi chiến lược phát triển đô thị gắn với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam. đây là một chiến lược quan trọng mà Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện [2].


1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Các khu vực tiến hành đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có đặc điểm gì?

- Những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có cuộc sống như thế nào?

- Sau khi được đền bù, người nông dân sẽ sử dụng chúng như thế nào? Hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù?

- Mong muốn của người dân về đô thị hoá như thế nào?

1.3.2. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu.

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

1.3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên mà trọng điểm là: xã Tích Lương, xã Phúc Hà và Phường Tân Lập thuộc địa giới của thành phố Thái Nguyên nằm trong quá trình đô thị hoá. Đây là 3 địa điểm có đủ điều kiện đại diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm sinh thái của thành phố Thái Nguyên. Đây là những địa điểm nằm trong định hướng phát triển của thành phố Thái Nguyên; có diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng lớn; mật độ dân số thấp và người dân chủ yếu kiếm sống bằng nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, việc phát triển mạng lưới giao thông theo định hướng của thành phố đều ảnh hưởng đến 3 địa điểm được chọn.

Trong khi khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, chúng tôi còn dùng phương pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn các hộ điều tra phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng.


1.3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.

a. Tài liệu thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rò nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rò trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

b. Tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi việc làm của các hộ do tác động của quá trình ĐTH. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí