Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Học Và Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng

Bốn là, chưa thực sự khích lệ được lòng tự hào của PHHS, của chính quyền địa phương khi có con em học giỏi. Thậm chí còn chưa động viên, khuyến khích kịp thời với học sinh.

- Chính vì vậy tổ chức huy động cộng đồng tham gia HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn cần làm tốt các việc đó là:

+ Tổ chức Hội nghị HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh, với sự có mặt của các ban ngành, tổ chức xã hội, cha mẹ HSG,... Ở hội nghị này đích thân Hiệu trưởng chủ trì, nội dung hội nghị nêu được tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và những khó khăn của nhà trường về phòng học, về kinh phí,... Đồng thời báo cáo dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường, khích lệ lòng tự hào về con em mình cho PHHS, nêu kế hoạch và lộ trình HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh trong gia đoạn tiếp theo. Như vậy đã giúp cộng đồng có sự nhìn nhận đúng đắn về HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Đưa ra các ý kiến bàn bạc về việc HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh (số buổi học, mức đóng góp của gia đình, hỗ trợ của địa phương và các tổ chức, cá nhân...).

- Đề nghị với các cơ quan chủ quản (Phòng, Sở) quan tâm hơn HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường (Tài liệu, GV, Kinh phí hỗ trợ đội tuyển).

- Khuyến khích sự hỗ trợ về kiến thức, các nguồn lực từ phía phụ huynh.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.

- Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chuyên môn theo đúng ngành mình phụ trách.

- Mọi thành viên trong nhà trường, đặc biệt là các giáo viên bộ môn Toán phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Phải có đủ các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng học tin học và phòng đựng các thiết bị thí nghiệm. Phải biết khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị một cách có hiệu quả.

- Đưa việc sử dụng thiết bị phục vụ dạy học là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy và xếp loại thi đua.

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

a) Mục đích của biện pháp

- Việc quản lý chỉ đạo sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất góp phần đổi mới phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực.

- Làm cho đội ngũ giáo viên các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trong việc thực hiện tổ chức HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học, khai thác cơ sở vật chất vào hoạt động dạy học và giáo dục, mang lại chất lượng và hiệu quả của HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Lãnh đạo các trường THCS nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, ứng dụng CNTT trong việc thực hiện tổ chức, quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh, từ đó có tinh thần trách nhiệm trong quản lý chỉ đạo sử dụng tốt cơ sở vật chất, có ý thức xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đầu tư kinh phí cho hoạt động tổ chức họp thảo luận, nghiên cứu về thiết kế bài giảng, xây dựng tiêu chỉ thực hiện mô hình mới, trang bị cơ sở vật chất cho công tác quản lí HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo môi trường làm việc hiện đại cho cán bộ quản lí, tổ trưởng TCM và giáo viên để họ làm tốt công việc của mình. Đồng thời cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lí đổi mới dạy học, vì HĐDH môn Toán nếu có đầy đủ thiết bị sẽ phát triển năng lực của học sinh, chính vì vậy mà cần có hệ thống phòng học đa năng, các thiết bị dạy học phải đầy đủ và hiện đại.

- Đầu tư trang thiết bị nhà trường. Trang thiết bị trong nhà trường là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học và giáo dục. Trang thiết bị hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì phải tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.

- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giới thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho học sinh hơn, có điều kiện tối ưu hóa quá trình học tập, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học sinh.

- Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn cần phải thực hiện:

- Các điều kiện, CSCV phục vụ dạy học:

+ Khuôn viên trường học đảm bảo diện tích theo quy định chuẩn.

+ Hệ thống cảnh quan môi trường, bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát.

+ Phòng học, phòng chức năng: Xây dựng đủ mỗi lớp 1 phòng học đảm bảo diện tích, ánh sáng theo hướng chuẩn quốc gia. Đủ các phòng: Phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó, văn phòng nhà trường, phòng hoạt động âm nhạc, phòng y tế học đường... thoả mãn các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục.

- Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về CSCV, thiết bị dạy học qua việc tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu QLGD trong và ngoài nước; tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, các lớp bồi dưỡng CBQL tập trung; tham quan học tập các trường có CSCV và phương pháp quản lý tốt.

- Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng, bảo quản các trang thiết bị đáp ứng HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh:

+ Tổ chức hội thi sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh; hội thi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học đạt chất lượng, khen thưởng GV sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS.

+ Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học thông qua việc xây dựng quy định, kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn, kiểm tra hoạt động của phòng thư viện, phòng thiết bị.

+ Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSCV mua sắm trang thiết bị dạy học, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải không đem lại hiệu quả thiết thực.

- Truyền thụ kiến thức trong bài dạy “lấy học sinh làm trung tâm”. Tăng cường lấy ý tưởng dạy học từ học sinh. Học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu

kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Phải thân thiện với mọi loại trình độ học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi dẫn đến tự ty, chán học.

- Trong kiểm tra, đánh giá: Phải rất cẩn trọng đảm bảo sự công bằng, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Tránh đánh giá gây mặc cảm cho học sinh và so sánh học sinh với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiên bộ nào, dù là nhỏ nhất và của những học sinh khó dạy nhất. Không hù dọa, chê bai, trách mắng (thậm chí nhắc nhở quá nhiều). Không chạy theo bệnh thành tích.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải nhận thức đầy đủ vai trò của thiết bị, CSVC đối với việc nâng cao chất lượng dạy học

- Phòng GD&ĐT huyện Trùng Khánh cần tham mưu cấp có thẩm quyền (UBND huyện, Sở GD&ĐT và UBND tỉnh) để có được sự quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ các trường THCS kinh phí mua sắm trang thiết bị, CSVC thực hiện nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các cơ quan đoàn thể, làm tốt công tác tham mưu với UBND xã, phường, Hội cha mẹ học sinh để khai thác các nguồn lực.

- Hiệu trưởng các trường THCS phải có kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, CSVC kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sáu biện pháp được đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất để quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao kết quả dạy học trong nhà trường.Các

biện pháp này có tính độc lập tương đối với nhau, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau theo sơ đồ sau:

Biện pháp 1

Biện pháp 6

Biện pháp 2

QL HĐ DH môn Toán theo định hướng PTNL

Biện pháp 5

Biện pháp 3

Biện pháp 4


Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp

* Để thực hiện các biện pháp cần:

- Nhận thức của các giáo viên dạy môn Toán và CBQL trong nhà trường được nâng cao, xác định rõ được nhiệm vụ và vai trò trách nhiệm của mình về tổ chức HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học là cơ sở để tham mưu với các cấp, các ngành, đoàn thể những chủ trương đúng và trúng về tổ chức HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học.

- Để làm tốt công tác tham mưu, phải có khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về năng lực dạy học và trình độ của mỗi học sinh ở mỗi nhà trường.

Trên thực tế ở mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở những mức độ khác nhau, không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa biện pháp nào.

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.1. Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát

Nội dung khảo nghiệm: Sau khi đã đưa ra các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng đặc biệt khó

khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý



TT


Mức độ cần thiết

Mức độ cần thiết



X


Thứ bậc

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn phù hợp với

tình hình thực tiễn.


4


21.57


17


35.29


29


43.14


2.45


3


2

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên ở trường THCS vùng đặc biệt

khó khăn.


2


13.73


14


37.25


35


49.02


2.65


1


Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế mẫu giáo án dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lưc học sinh ở trường THCS

vùng đặc biệt khó khăn.


1


1.96


21


41.18


29


56.86


2.55


2


4

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn của

giáo viên.


2


3.92


23


45.1


26


50.98


2.47


4


5

Biện pháp 5: Chỉ đạo và tổ chức xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo động lực cho GV và HS ở các

trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.


8


23.53


13


33.33


30


43.14


2.43


5


6

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Toán theo định

hướng phát triển năng lực học sinh.


4


21.57


24


47.06


23


31.37


2.37


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 1 Tính cần thiết của các biện pháp Qua kết quả khảo sát cho thấy 1


Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cần thiết. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp với ĐTB từ 2.37 đến 2.65.

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp



TT


Mức độ khả thi

Mức độ khả thi



X


Thứ bậc

Ít khả thi

Khả thi

Rất khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc

biệt khó khăn phù hợp với tình hình thực tiễn.


6


23.5


11


19.6


34


56.9


2.55


2


2

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên ở trường

THCS vùng đặc biệt khó khăn.


0


15.7


30


43.1


21


41.2


2.41


4


Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế mẫu giáo án dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lưc học sinh ở

trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.


0


9.8


22


35.3


29


54.9


2.57


1


4

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS

vùng đặc biệt khó khăn của giáo viên.


3


5.88


19


37.3


29


56.9


2.51


3


5

Biện pháp 5: Chỉ đạo và tổ chức xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo động

lực cho GV và HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.


5


21.6


21


35.3


25


43.1


2.39


6


6

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng

phát triển năng lực học sinh.


3


23.5


23


41.2


25


35.3


2.43


5

Biểu đồ 3 2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp Qua kết quả khảo 2


Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp với ĐTB từ 2.43 đến 2.57.

Bảng 3.4. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp



TT


Tên biện pháp

Tính cần

thiết

Tính khả thi


X

TB


X

TB


1

Biện pháp 1: Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc

biệt khó khăn phù hợp với tình hình thực tiễn.


2.45


3


2.55


2


2

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên ở trường

THCS vùng đặc biệt khó khăn.


2.65


1


2.41


4


3

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế mẫu giáo án dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lưc

học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.


2.55


2


2.57


1


4

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường

THCS vùng đặc biệt khó khăn của giáo viên.


2.47


4


2.51


3


5

Biện pháp 5: Chỉ đạo và tổ chức xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo

động lực cho GV và HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.


2.43


5


2.39


6


6

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Toán theo định

hướng phát triển năng lực học sinh.


2.37


6


2.43


5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023