Các Mạch Nội Dung Kiến Thức Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực

công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người.

Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.

Nội dung môn Công nghệ 11 bao gồm ba phần chính (52 tiết): Vẽ kĩ thuật, Chế tạo cơ khí và phần Động cơ đốt trong; Công nghệ 12 bao gồm hai phần chính (35 tiết): Kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện. Cấu trúc mỗi phần có điểm khác nhau nhưng nhìn chung nội dung các bài có tính độc lập cao, ít có sự ràng buộc, kế tiếp hoặc liên quan đến nhau (phụ lục phân phối chương trình môn Công nghệ 11, 12).

Chương trình dạy học theo định hướng nội dung thì nội dung giáo dục dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với tình huống thực tiễn, nội dung dạy học được quy định chi tiết trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã nêu. Tuy nhiên dạy học theo TCNL thì không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục. Và như vậy dạy học môn Công nghệ theo TCNL cũng lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. Việc lựa chọn nội dung dạy môn Công nghệ theo TCNL không phụ thuộc vào nội dung chương trình tổng thể mà phụ thuộc vào cách giáo viên lựa chọn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, cách kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong cả quá trình dạy học.

Tuy nhiên trong nội dung chương trình môn học Công nghệ lớp 11, 12 các mạch nội dung kiến thức có thể tiếp cận để phát huy và hình thành các năng lực khác nhau cho học sinh trong quá trình dạy học như:

Bảng 1.1. Các mạch nội dung kiến thức dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực‌

STT

Nội dung mạch kiến thức

Năng lực/Thành phần

năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 6

1. Nội dung cơ bản của chương trình Công nghệ phổ thông

Nhận thức Công nghệ

2

1, Nội dung đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật về cơ khí, xây dựng

2, Nội dung vẽ và đọc sơ đồ mạch điện, điện tử

Giao tiếp Công nghệ

3

1, Nội dung các sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình

2, Nội dung các quá trình sản xuất chủ yếu

Sử dụng Công nghệ


4

1, Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm

2, Các nội dung so sánh các sản phẩm, hệ thống, kỹ thuật công nghệ

3, Các nội dung về sản phẩm công nghệ, ưu nhược điểm

của các sản phẩm công nghệ


Đánh giá công nghệ

5

1, Nội dung biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật

2, Nội dung thiết kế kỹ thuật

Thiết kế công nghệ

1

Qua bảng 1.1 ta thấy: Các nội dung chính trong chương trình công nghệ 11, 12 đều có thể phát huy năng lực “Hiểu biết công nghệ”. Tuy nhiên để phát huy năng lực “Giao tiếp công nghệ” thì học sinh phải được học phần nội dung kiến thức: Đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật về cơ khí, xây dựng; Vẽ và đọc sơ đồ mạch điện, điện tử. Năng lực “Sử dụng công nghệ” là nội dung phần kiến thức: Các sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình; Nội dung các quá trình sản xuất chủ yếu. Năng lực “Đánh giá công nghệ” nội dung kiến thức bao gồm: Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm; Các nội dung so sánh các sản phẩm, hệ thống, kỹ thuật công nghệ; Các nội dung về sản phẩm công nghệ, ưu nhược điểm của các sản phẩm công nghệ. Năng lực “Thiết kế công nghệ” bao gồm nội dung phần kiến thức: Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật; Thiết kế kỹ thuật.

Theo tài liệu tập huấn của Vụ Giáo dục Trung học năm 2014: “Về nội dung dạy học cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn”. Chuẩn đầu ra giữ vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Xác định chuẩn là khâu đầu tiên trong quy trình thiết kế lùi. Chuẩn này sẽ chi phối tới các khâu còn lại trong quá trình phát triển chương trình và tác động tới tất cả các mặt của quá trình dạy học trong đó có nội dung

1.3.6. Phương pháp dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học. Mỗi một phương pháp dạy học đều có đặc điểm, ưu - nhược điểm riêng, tùy vào nội dung, đối tượng, điều kiện dạy học mà người giáo viên lựa chọn cho phù hợp nhằm phát huy tối đa mục tiêu dạy học.

Trong thực tế có những phương pháp dạy học như: Dạy học thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, sử dụng bài tập ôn tập, dạy học trực quan, phương pháp thảo luận nhóm, dạy học thực hành, dạy học dự án, dạy học hợp đồng, dạy học tình huống.

Tuy nhiên nếu dạy học theo định hướng nội dung thì giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn. Nhưng dạy học TCNL giáo viên là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp khi đó người giáo viên thường sử dụng các quan điểm, phương pháp học thí nghiệm, thực hành.

Dạy học môn Công nghệ cần bám sát yêu cầu về phương pháp giáo dục được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chú trọng dạy học theo TCNL. Khi thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, chủ đề học tập, ngoài việc đạt được mục tiêu về kiến thức và kĩ năng cho nội dung đó, còn thực hiện thêm mục tiêu góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi, các năng lực đặc thù môn học cùng những phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Bên cạnh phương pháp dạy học thì kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có thể hiểu kỹ thuật dạy học mới ở mức độ thấp chưa phải là phương pháp dạy học độc lập, kỹ thuật dạy học hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học và điều khiển quá trình dạy học với các kỹ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật kipling... Về vai trò, các kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của học sinh vào

quá trình dạy học, kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo của học sinh một cách tốt nhất. Các kỹ thuật dạy học còn là động lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn.

Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học ngày càng đa dạng và phong phú với muôn màu sắc sinh động và được tạo nên từ thực tiễn của hoạt động dạy học. Hiện nay các kỹ thuật dạy học được vận dụng trong thực tế chủ yếu là: kỹ thuật động não, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật chia sỉa nhóm, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật kipling... Ngoài việc sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực, giáo viên cần khai thác và sử dụng hợp lý các kỹ thuật phù hợp với việc dạy học môn Công nghệ theo TCNL như: Sơ đồ tư duy, kỹ thuật mảnh ghép, công não… nhằm tiếp cận và phát huy năng lực học sinh.

Chính vì điều đó PPDH môn Công nghệ theo TCNL sẽ vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học vừa truyền thống, vừa hiện đại phù hợp với môn học như: Dạy học thực hành, trải nghiệm, trực quan (Đây là đặc thù môn Công nghệ

- mỗi nội dung học gắn với 1 nội dung thực hành cụ thể như: Linh kiện điện tử, mạch điện tử, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ xây dựng, bản vẽ cơ khí, động cơ đốt trong, lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết… học sinh được trải nghiệm, trực quan, thực hành thông qua các tiết dạy thực hành), vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học dự án (Với phương pháp này sẽ kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; Phát triển khả năng sáng tạo; Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực đánh giá; Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội...), sơ đồ tư duy (Giúp học sinh nắm được quá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình; Thích hợp với các nội dung ôn tập, liên kết lý thuyết với thực tế; Phù hợp tâm lý học sinh, đơn giản, dễ hiểu…), kỹ thuật mảnh ghép (Với kỹ thuật này sẽ phát triển tinh thần làm việc theo nhóm; Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân; Giúp học sinh phát huy hiểu biết và giải quyết những hiểu biết lệch lạc; Giúp đào sâu kiến thức trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác…), công não (Khi dạy học bằng kỹ thuật này dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian; Huy

động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ; Khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động…). Trong quá trình dạy học môn Công nghệ theo TCNL khi giáo viên biết lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với môn học sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; Luôn coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) góp phần hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất gắn với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở cấp trung học phổ thông.

1.3.7. Hình thức tổ chức dạy học Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh được thực hiện trong một trật tự quy định và một số chế độ xác định. Có những hình thức tổ chức dạy học như: Hình thức lớp - Bài, thảo luận, ngoại khóa, tham quan… Mỗi hình thức dạy học có những ưu - nhược điểm riêng biệt. Việc áp dụng vào dạy học còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Nếu như “dạy học hướng tiếp cận nội dung” theo hình thức truyền thống chủ yếu được thực hiện bởi các giờ học lý thuyết trên lớp học với mục tiêu trang bị cho người học kiến thức mang tính hàn lâm thì dạy học theo TCNL yêu cầu người dạy phải tổ chức hình thức học tập đa dạng phù hợp với đặc thù môn học chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, thảo luận, tham quan... để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển cho người học những năng lực hành động cụ thể đáp ứng với chuẩn đầu ra của người học.

Môn Công nghệ với đặc thù ứng dụng thực tế cao, thực hành nhiều nên khi dạy môn Công nghệ theo TCNL việc lựa chọn hình thức dạy học là vô cùng cần thiết ngoài việc giúp các em nắm bắt được kiến thức lý thuyết một cách đầy đủ, từ đó giúp các em biết thao tác chúng bằng những mạch cụ thể. Đồng thời giáo viên phải lựa chọn các hình thức dạy học đặc thù môn học như: Lớp - Bài, tham quan, trải nghiệm… các hình thức này đều có những ưu điểm riêng phù hợp với môn Công nghệ.

Hình thức dạy học Lớp - Bài: Khi sử dụng dạy môn Công nghệ Bảo đảm cho dạy và học tiến hành có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống phù hợp với yêu cầu về tâm lý học, giáo dục học; Đào tạo được hàng loạt học sinh theo nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu trình độ lao động của xã hội; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh trong học tập cũng như trong giáo dục học sinh những phẩm chất đạo đức.

Hình thức dạy học tham quan, trải nghiệm: Khi sử dụng hình thức này tạo hứng thú học tập tích cực cho học sinh; giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt; học sinh có điều kiện gần gũi và hiểu biết hơn về thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ môi trường; là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường đồng thời tạo thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau… nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn học.

1.3.8. Phương tiện dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất và phi vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là công cụ để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với học sinh đó là nguồn tri thức giúp học sinh lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

Trong lý luận dạy học, thuật ngữ phương tiện dạy học được dùng để chỉ những thiết bị dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt động của giáo viên và học viên.

Phương tiện dạy học là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học. Có những phương tiện dạy học như: Sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, video, phần mềm mô phỏng, dụng cụ thực hành, phòng tực hành, máy chiếu đa vật thể, đèn chiếu Overhead.

Phương tiện dạy học được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh.

Khi dạy học môn Công nghệ theo TCNL, ngoài việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học truyền thống, đặc biệt có sự hỗ trợ tích cực của CNTT sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học; khi đó giáo viên cần khai thác đúng mức các phương tiện, kỹ thuật phù hợp với việc hình hành và TCNL đối với học sinh khi dạy học như: Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh: Tranh ảnh, hình vẽ (Bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ xây dựng, vẽ hình chiếu…), vật thật (Thanh truyền, trục khủyu, pitong, điện trở, điôt, tụ điện, mạch chỉnh lưu, mạch khuếch đại…); Video clip, phần mềm mô phỏng (Động cơ đốt trong, ôtô - xe máy, quá trình đúc, hàn, gia công áp lực, gia công tiện…) các thiết bị đo, dụng cụ (Đồng hồ…); Các thiết bị dùng để thực hành và phòng thực hành nhằm phát huy năng lực học sinh.

1.3.9. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Kiểm tra: Là thuật ngữ chỉ các cách thức hoặc hoạt động của giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho đánh giá.

Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra. Có các cách đánh giá sau: Đánh giá tổng kết, đánh giá quá trình, đánh giá theo chuẩn, đánh giá theo tiêu chí.

Để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của học sinh thì nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo TCNL, phẩm chất của học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp trung học phổ thông).

Mỗi cấp học đều có cách kiểm tra, đánh giá riêng (đối với cấp học THPT mới nhất là theo thông tư 58/2011/TT-BGĐDT ngày 12 tháng 12 năm 2011). Có thể nói việc KTĐG người học nhằm nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động của cả thày và trò.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá người ta dựa vào hình thức, công cụ đánh giá.

+ Hình thức: Đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm số.

+ Công cụ đánh giá: Kiểm tra nói, kiểm tra viết (trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận), quan sát.

Trong dạy học truyền thống tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung lý thuyết đã học, chú trọng đến kết quả thi cuối cùng của học sinh; ít chú ý đánh giá các năng lực thực hiện và đánh giá quá trình học tập của học sinh trong môn học.

Trong dạy học theo TCNL, việc KTĐG kết quả học tập của học sinh được xây dựng dựa trên các tiêu chí của chuẩn đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

Việc kiểm tra, đánh giá cần bám sát các yêu cầu chung về đánh giá kết quả giáo dục đã được nêu trong Chương trình giáo dục. Kết hợp đa dạng các phương pháp đánh giá khác nhau đảm bảo đánh giá toàn diện học sinh; chú trọng đánh giá bằng quan sát trong cả hai trường hợp là tiến trình và sản phẩm. Với mỗi nhiệm vụ học tập, tiêu chí đánh giá cần được thiết kế đầy đủ, hướng tới các yêu cầu cần đạt và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; công cụ đánh giá cần phản ánh được mức độ đạt được đã nêu trong mỗi chủ đề, mạch nội dung; Kết hợp hài hoà giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; trong đó, đánh giá quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.

Trong đó việc KTĐG kết quả học tập môn Công nghệ dựa vào việc đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023