Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên: Có điểm TB = 2.58, 2.39 xếp thứ 4, 5. Thực tế muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ, đặc biệt là dạy học theo TCNL thì giáo viên cần tự trau rồi kiến thức, tự đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên luôn phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, tự đổi mới phương pháp và nhà trường cũng luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, lớp học liên quan đến chuyên môn, học nâng cao trình độ cho giáo viên.
Kế hoạch xây dựng kế hoạch chuyên đề môn học; kế hoạch phát triển chương trình môn học: Có điểm TB= 2,15; 2.1, quản lý và việc thực hiện kế hoạch này chưa được quan tâm thường xuyên. Với lý do giáo viên ngại thay đổi khi thực hiện chương trình trường môn học, việc thực hiện chuyên đề còn rất ít trong một năm học, vẫn mang tính hình thức.
Trong các kế hoạch đã nêu thì dạy học môn Công nghệ theo TCNL người giáo viên quan tâm nhiều nhất đến các kế hoạch: Kế hoạch đổi mới phương pháp, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn; kế hoạch chuyên đề… qua đó có thể tiếp cận và phát huy được năng lực của học sinh.
Đặc biệt nếu CBQL không sát sao trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thì sẽ dẫn đến việc giáo viên không thực hiện thường xuyên các kế hoạch đã đề ra. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học chung của nhà trường.
Đối với vấn đề này khi trao đổi với thày Dương Nghĩa B, Hiệu trưởng trường THPT Lương Phú, việc quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên nói chung và lập kế haochj dạy học theo TCNL của giáo viên Công nghệ nói riêng được thực hiện thường xuyên trong các năm học. Các kế hoạch như: kế hoạch năm học; kế hoạch học kỳ; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn; kế hoạch thực hiện chương trình môn học; kế hoạch tổ chức thực hiện dạy học; kế hoạch chuyên đề; kế hoạch bồi dưỡng học sinh thi nghiên cứu khoa học; kế hoạch học nghề… đều được CBQL nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu năm học từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, các trường THPT huyện Phú bình - tỉnh Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học trong các nhà trường. Đối với môn Công nghệ tuy không tham gia thi THPT Quốc gia nhưng cũng góp phần không nhỏ vào kết quả thi THPT Quốc gia và định hướng nghề nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp. Việc tổ chức hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc Hàng năm Hiệu trưởng chỉ đạo Hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm đối với giáo viên môn Công nghệ và các lực lượng liên quan thực hiện hoạt động giáo dục trong nhà trường thể hiện rõ qua bảng khảo sát 18 CBQL và 15 giáo viên theo Phụ lục II, câu hỏi số 8 như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực
Tổ chức thực hiện | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm TB | Xếp thứ bậc | ||||||
Tốt | Trung bình | Chưa đạt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Phân công BGH phụ trách chuyên môn | 25 | 75.8 | 8 | 24.2 | 0 | 0.0 | 91 | 2.76 | 3 |
2 | Thành lập tổ chuyên môn (có môn học Công nghệ) | 15 | 45.5 | 18 | 54.5 | 0 | 0.0 | 81 | 2.45 | 6 |
3 | Phân công giảng dạy cho giáo viên công nghệ | 18 | 54.5 | 15 | 45.5 | 0 | 0.0 | 84 | 2.5 | 5 |
4 | Phân công nhiệm vụ cho giáo viên dạy môn Công nghệ theo TCNL | 20 | 60.6 | 13 | 39.4 | 0 | 0.0 | 86 | 2.6 | 4 |
5 | Tổ chức cho giáo viên dạy học môn Công nghệ theo TCNL | 28 | 84.8 | 5 | 15.2 | 0 | 0.0 | 94 | 2.8 | 1 |
6 | Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL | 26 | 78.8 | 7 | 21.2 | 0 | 0.0 | 92 | 2.78 | 2 |
Trung bình | 2.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Điều Kiện Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội, Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bàn Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Các Phương Pháp Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động, Sáng Tạo Của Học Sinh Trong Quá Trình Dạy Học
- Chỉ Đạo Giáo Viên Hướng Dẫn Học Sinh Phương Pháp Tự Học, Khuyến Khích Học Sinh Nghiên Cứu, Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Thực Tiễn
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Đã Đề Xuất
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Bảng 2.14 ta thấy: Giữa CBQL và giáo viên có sự đánh giá tương đồng thực trạng mức độ thực hiện tổ chức quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL với điểm TB = 2.6.
Trong quá trình tổ chức dạy học việc: Tổ chức giáo viên dạy học môn Công nghệ TCNL; Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL được đánh giá là khâu quan trọng, then chốt quyết định chất lượng của môn học, với điểm TB = 2.8; 2.78 xếp thứ 1; 2. Thực tế đa phần các giáo viên dạy môn Công nghệ đều xác định tốt mục tiêu môn học; lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học theo TCNL tốt; biết phân tích nội dung; biết xác định tiêu chuẩn năng lực cần đạt của bài học; khâu thiết kế giáo án, tổ chức dạy học được thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả. Đặc biệt khâu kiểm tra việc thực hiện giảng dạy của giáo viên (dự giờ, thanh tra, giờ lên lớp, sổ sách, giáo án, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…) được BCH, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
Phân công BGH phụ trách chuyên môn: Với điểm TB = 2.78 xếp thứ 2, người quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học; việc phân công nhiệm vụ cho tổ chuyên môn, giáo viên, tổ chức các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của CBQL. Người quản lý giỏi biết phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược, biết khả năng năng lực của từng đối tượng quản lý để giao nhiệm vụ.
Phân công nhiệm vụ cho giáo viên dạy môn Công nghệ theo TCNL; Phân công giảng dạy cho giáo viên công nghệ; Thành lập tổ chuyên môn (có môn Công nghệ): Với điểm TB = 2.76; 2.5; 2.45 xếp thứ 4; 5; 6. Thực chất vì giáo viên chuyên môn Công nghệ ở mỗi trường là rất ít (thường có 1,2,3 giáo viên tùy cơ cấu nhà trường) còn lại là lấy giáo viên Vật lý sang dạy; Đặc biệt môn Công nghệ không tham gia thi THPT, thi học sinh giỏi, xét đi học...; Cơ cấu các trường THPT trên địa bàn huyện là trường hạng 1 từ 30 lớp trở lên), thường thì tổ chuyên môn sẽ ghép các môn học có tính đặc thù với nhau nên Công nghệ sẽ ghép cùng các môn học như: Lý, Thể dục… không có tổ chuyên môn riêng.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
Việc chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình có những tác động đáng kể đến chất lượng dạy học. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức dạy học mà ý thức, trách nhiệm của giáo viên không cao sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học của nhà trường. Vì vậy
đòi hỏi người Hiệu trưởng thông qua Hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn phải tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý tất cả các bước trong quá trình dạy học của giáo viên nói chung và dạy học theo TCNL của giáo viên môn Công nghệ nói riêng, điều này được thể hiện rõ qua bảng khảo sát 18 CBQL và 15 giáo viên theo Phụ lục II, câu hỏi số 9 như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực
Chỉ đạo triển khai | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm TB | Xếp thứ bậc | ||||||
Thường xuyên | Ít sử dụng | Không sử dụng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ theo TCNL | 15 | 45.5 | 18 | 54.5 | 0 | 0.0 | 81 | 2.45 | 4 |
2 | Chỉ đạo phân công giảng dạy phù hợp với năng lực giáo viên và đối tượng học sinh | 10 | 30.3 | 23 | 69.7 | 0 | 0.0 | 76 | 2.3 | 5 |
3 | Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra chuyên môn giáo viên Công nghệ | 20 | 60.6 | 13 | 39.4 | 0 | 0.0 | 86 | 2.6 | 3 |
4 | Chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo TCNL | 33 | 100.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 99 | 3.0 | 1 |
5 | Chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị dạy học | 10 | 30.3 | 18 | 54.5 | 5 | 15.2 | 71 | 2.15 | 7 |
6 | Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TCNL | 25 | 75.8 | 8 | 24.2 | 0 | 0.0 | 91 | 2.75 | 2 |
7 | Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên | 9 | 27.3 | 24 | 72.7 | 0 | 0.0 | 75 | 2.27 | 6 |
Trung bình | 2.5 |
Bảng 2.15 ta thấy: Hoạt động chỉ đạo dạy học môn công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên có điểm TB = 2.5.
Nội dung chỉ đạo: Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo TCNL; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TCNL được CBQL quan tâm chỉ đạo và thực hiện khá hiệu quả với điểm trung bình 3.0 và 2.75, xếp thứ 1,2. Đây là hai hoạt động chỉ đạo mang tính chất quyết định chất lượng trong dạy học, người quản lý chỉ đạo giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Các khâu này phải làm đồng bộ mới có kết quả tốt.
Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra chuyên môn giáo viên Công nghệ: Được đánh giá ở mức điểm TB = 2.6, xếp thứ 3. Việc dự giờ, kiểm tra chuyên môn của BGH, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn đối với giáo viên cũng rất quan trọng, có kiểm tra mới đánh giá được mức độ thực hiện chất lượng giờ dạy đạt ở mức độ nào, cần điều chỉnh, bổ sung điều gì… từ đó mới nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học.
Một số nội dung cần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lí, chỉ đạo là: Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ theo TCNL; Chỉ đạo phân công giảng dạy phù hợp với năng lực giáo viên và đối tượng học sinh; Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên; Chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị dạy học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung trong nhà trường thì CBQL các nhà trường cần có biện pháp tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo TCNL.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu then chốt của các hoạt động. Qua đó đánh giá được kết quả thực hiện công việc được giao. Việc dạy học của giáo viên nói chung và dạy học theo tiếp cận năng lực nói riêng cũng đều cần phải kiểm tra, đánh giá thường xuyên và liên tục. Từ đó CBQL cũng như giáo viên đều rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm giúp ích cho công việc mình phụ trách. Người CBQL cần có những phương pháp để kiểm tra, đánh giá phần công việc mà mình đã giao cho cấp dưới, từ đó xem xét mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân cũng như tập thể để có các biện
pháp kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Trong việc dạy học môn Công nghệ theo TCNL cũng không nằm ngoài mục đích đã nêu. Người CBQL cần có các phương pháp để kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của người giáo viên mình quản lý.
Để tìm hiểu thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Công nghệ của giáo viên theo TCNL của hiệu trưởng, tác giả sử dụng câu hỏi số 10, phụ lục II điều tra trên CBQL và giáo viên ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.16. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực
Nội dung kiểm tra, đánh giá | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm TB | Xếp thứ bậc | ||||||
Thường xuyên | Ít sử dụng | Không sử dụng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Các kế hoạch, giáo án, sổ dự giờ | 24 | 72.7 | 9 | 27.3 | 0 | 0.0 | 90 | 2.7 | 3 |
2 | Thanh tra, dự giờ rút kinh nghiệm | 33 | 100 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 99 | 3.0 | 1 |
3 | Kiểm tra sổ đầu bài, sổ ghi điểm, sổ thực hành, sổ theo dõi dạy máy chiếu… | 24 | 72.7 | 9 | 27.3 | 0 | 0.0 | 90 | 2.7 | 3 |
4 | Thông qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm, | 6 | 18.2 | 15 | 45.4 | 12 | 36.4 | 60 | 1.8 | 7 |
5 | Thông qua việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học | 10 | 30.3 | 18 | 54.5 | 5 | 15.2 | 71 | 2.2 | 6 |
6 | Kết quả học tập của học sinh | 28 | 84.8 | 5 | 16.7 | 0 | 0.0 | 94 | 2.8 | 2 |
7 | Thông qua hỏi ý kiến học sinh | 3 | 9.2 | 15 | 45.4 | 15 | 45.4 | 54 | 1.6 | 8 |
8 | Kết quả đánh giá giáo viên | 25 | 75.8 | 8 | 24.2 | 0 | 0.0 | 90 | 2.7 | 3 |
Trung bình | 2.4 |
Qua bảng 2.16 ta thấy: Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Công nghệ của giáo viên theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên thật sự đa dạng, với điểm TB = 2.4.
Hình thức chủ yếu để kiểm tra và đánh giá thường xuyên hoạt động này vẫn thông qua các kênh đánh giá "truyền thống" như: Qua dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, thông qua kết quả học tập của học sinh được xếp thứ 1,2. Hình thức đánh giá
qua kết quả đạt được của giáo viên, kết quả kiểm tra kế hoạch dạy học, các hồ sơ sổ sách… cũng được làm thường xuyên. Các hình thức đánh giá qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm dạy học hay qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp dạy học, các hình thức, kỹ thuật dạy học mới, đồ dùng dạy học được thực hiện khá đều nhưng ở mức thấp hơn xếp thứ hạng 6,7. Việc đánh giá giáo viên thông qua hỏi ý kiến học sinh cũng được thực hiện nhưng mức độ ít nhất và thường thông qua các cuộc đối thoại giữa Hiệu trưởng và đại diện học sinh các lớp.
Việc kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên dựa vào các phương pháp truyền thống vẫn là điều căn bản. Tuy nhiên trên cở sở đó sử dụng thêm nhiều cách thức mới trong dạy học hiện đại để đánh giá kết quả dạy học của giáo viên là cơ sở để CBQL nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và nâng cao hiệu quả trong quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
Thăm dò ý kiến của 9 CBQL, 9 tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn, 15 giáo viên dạy môn Công nghệ, theo Phụ lục II câu hỏi số 11 thu được kết quả như sau:
Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực
Các yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Tổng điểm | Điểm TB | Xếp thứ bậc | ||||||
Nhiều | Trung bình | Rất ít | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Nhận thức và năng lực của CBQL | 26 | 78.8 | 7 | 21.2 | 0 | 0.0 | 92 | 2.79 | 2 |
2 | Nhận thức và năng lực dạy học theo TCNL của giáo viên dạy môn Công nghệ | 30 | 90.9 | 3 | 9.1 | 0 | 0.0 | 93 | 2.8 | 1 |
3 | Ý thức, thái độ học tập môn Công nghệ của học sinh | 26 | 78.8 | 6 | 18.1 | 1 | 3.1 | 91 | 2.76 | 3 |
4 | Điều kiện CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ | 20 | 60.7 | 10 | 30.3 | 3 | 9.0 | 83 | 2.5 | 4 |
5 | Chương trình môn Công nghệ | 15 | 45.5 | 15 | 45.5 | 3 | 9.0 | 78 | 2.36 | 5 |
Trung bình | 71 | 24.8 | 4.2 | 2.6 |
Bảng 2.17: Điểm TB = 2.6 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá ở mức khá với điểm cao. Trong đó có trung bình 71% ý kiến đánh giá ảnh hưởng nhiều, 24.8% ý kiến được hỏi đánh giá ảnh hưởng trung bình và 4.2% ý kiến đánh giá rất ít ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo TCNL. Mức độ quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng có sự khác nhau, cụ thể:
Nhận thức và năng lực dạy học theo TCNL của giáo viên dạy môn Công nghệ; Năng lực của CBQ: Ảnh hưởng nhiều nhất với sự lựa chọn là 90.9%, 78.8% và có điểm trung bình 2.8; 2.79. Một số giáo viên cho rằng việc đổi mới dạy học chủ yếu là do năng lực của CBQL và năng lực của giáo viên quyết định. Người CBQL có năng lực sẽ có phương pháp quản lý tối ưu nhất phát huy được khả năng của giáo viên; người giáo viên có năng lực sẽ có phương pháp, hình thức dạy học và giáo dục tối ưu nhất phát hiện, tiếp cận và phát huy được năng lực của học sinh. Chính vì vậy mà người CBQL và giáo viên đóng vai trò quyết định nhất đối với chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Ý thức, thái độ học tập môn Công nghệ của học sinh: Vấn đề này được đánh giá ở mức tốt xếp vị trí thứ bậc 3/5 và có điểm trung bình 2.76. Qua thông tin từ một số CBQL và giáo viên thì quyết định chất lượng giảng dạy đại trà với chương trình cơ bản và đầu ra là học sinh thi đạt điểm trên 5,6,7 đối với môn Công nghệ là giáo viên giảng dạy trên lớp. Còn đối với dạy học theo tiếp cận năng lực thì người giáo viên phải nắm rõ đặc điểm, trình độ của học sinh để giáo viên tổ chức dạy học cho phù hợp. Do đó, Yếu tố “Năng lực, trình độ của học sinh” là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến dạy học TCNL cho học sinh. Điều chú ý ở đây là giáo viên phát hiện được năng lực, tiếp cận và phát huy năng lực đó của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
Điều kiện CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ: được đánh giá ở vị trí thứ bậc 4/5 và có điểm trung bình 2.5. Nhà trường thuộc huyện và là trường THPT thứ 3 trên địa bàn (thành lập sau cùng) nên việc được đầu tư CSVC và các thiết bị phục vụ công tác giáo dục nói chung và công việc giảng dạy nói riêng là đầy đủ và chất lượng. Nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học (phòng máy tính, máy chiếu, thực hành, thí nghiệm…) rất đầy đủ, việc dạy học theo phương pháp, hình thức dạy học mới nhằm TCNL là đảm bảo. Tuy nhiên với môn Công nghệ và Vật lý chung phòng thực hành nên vẫn còn khó khăn trong việc thực hiện các bài thực hành của học sinh.