Thực Trạng Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông

ngữ, kĩ năng giao tiếp của các em phát triển ở mức cao. Vì vậy cần có phương pháp phù hợp trong DHLS để phát triển tư duy và năng lực cho HS.

Petrvski - Nhà tâm lí học người Nga đã nói: “tính ham học hỏi và tính tò mò là những đặc điểm của thiếu niên, nó mở rộng tâm hồn để hấp thụ cái mới, cái thú vị và lớn lao, như cái bọt biển thấm hút những tin tức khác nhau, song xu hướng ưu thế và tính ham hiểu biết có thể khác nhau” [1;tr.153].

Theo Hà Thế Ngữ thì lứa tuổi này: “Mong muốn khẳng định giá trị của phẩm chất và năng lực bản thân, mong muốn tự lập, mong muốn làm những việc có ý nghĩa…”[17;tr.72].

So với HS trung học cơ sở thì HS THPT có sự thay đổi về các hoạt động học tập và các hoạt động khác, hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng yêu cầu cao hơn về tính tích cực, tự giác và độc lập về trí tuệ, trình độ tư duy. Hứng thú và thái độ học tập của lứa tuổi HS THPT thường gắn liền với mong muốn nghề nghiệp nên sẽ mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn. Thái độ học tập của HS cũng có chuyển biến rõ rệt (tăng mạnh mẽ) vì các em ý thức được tầm quan trọng của việc học trong giai đoạn này, bởi các em đang đừng trước ngưỡng cửa cuộc đời học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp. Đồng thời các em có sự lựa chọn với từng môn học.

Mặt khác, ở lứa tuổi này mục tiêu học tập của HS đã được xác định và trở nên rõ ràng hơn. Các em thường có sở thích ổn định với một lĩnh vực, một tri thức hay một hoạt động nào đó đặc trưng, do đó các em càng có mong muốn và nhu cầu cao hơn trong việc đào sâu và mở rộng tri thức tương ướng với các lĩnh vực mà các em đang theo đuổi. Đồng thời đây là độ tuổi ưa thích tìm tòi khám phá, trải nghiệm học mà chơi - chơi mà học, ham thích các phần mềm điện tử… Vì vậy, ứng dụng Kahoot được thiết kế dựa trên nền tảng trò chơi, khi được ứng dụng vào giảng dạy sẽ có ưu thế giúp HS chủ dộng tiếp cận với công nghệ và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhất. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển về tư duy và năng lực của các em.

Như vậy với đặc điểm tâm sinh lí riêng biệt, sự trưởng thành về tư duy và thao tác học tập của HS THPT, đòi hỏi người GV phải nhanh nhạy đề ra các biện phát sư phạm phù hợp, khi UDCNTT và dạy học phải có biện pháp đáp ứng phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi. Sự học tập mà được tiến hành trong sự khám phá, trải nghiệm luôn mang lại sự thú vị và hứng thú cho HS. Cùng với đặc trưng của bộ môn Lịch sử là tìm hiểu về những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra, thuộc về quá khứ thì càng đòi hỏi cao hơn ở người GV khi UDCNTT vào giảng dạy

* Đặc điểm nhận thức

Đặc điểm nhận thức của con người theo quan điểm của Lê nin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức lí tính, nhận thức hiện thực khách quan” [13;tr.270].

Quá trình nhận thức của HS về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người, từ nhận thức cảm tính (tri giác) đến nhận thức lí tính (tư duy, trừu tượng, khái quát) rồi liên hệ đến thực tiễn để kiểm tra nhận thức. Quá trình này bắt đầu từ việc thu thập tri thức lịch sử (do GV cung cấp và học liệu), tạo biểu tượng (quan sát tranh, ảnh, lược đồ, video, phim tư liệu dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin kết hợp các biện pháp sư phạm của GV), từ đó rút ra khái niệm, bài học, quy luật lịch sử và vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn

Đặc điểm nhận thức của HS THPT còn thể hiện ở tính gián tiếp. Do đặc điểm của tri thức lịch sử có tính quá khứ, nên quá trình nhận thức của HS không thể tiếp cận trực tiếp với quá khứ, mà phương thức nhận thức của HS chủ yếu thông qua tài liệu, qua GV nghĩa là tiếp nhận tri thức một cách gián tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tính được hướng dẫn cũng là một đặc điểm của nhận thức của HS THPT. Quá trình nhận thức của HS được tiến hành trong môi trường sư phạm

nhất định theo con đường đã được khám phá dưới sự dẫn dắt của GV. Đối với việc học tập, HS không phải là phát minh ra cái mới cho nhân loại mà là nhận thức, rút ra bài học đối với bản thân mình từ kho tàng tri thức nhân loại. HS là đối tượng của quá trình dạy học, việc học tập là quá trình nhận thức của HS, việc giảng dạy của GV là sự hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ giúp HS học tốt Theo nhà giáo dục học Dix-tec-vec: “Người giáo viên tồi chuyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy người ta cách tìm ra chân lí” [21;tr.37].

Tính giáo dục: Quá trình nhận thức chính là quá trình HS được giáo dục một cách toàn diện, không chỉ là lĩnh hội tri thức mà còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực của người công dân đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

Như vậy, kết quả của quá trình nhận thức là hiệu quả của quá trình dạy học. Việc nghiên cứu đặc điểm của nhận thức của HS là cơ sở cho quá trình dạy học đạt được mục tiêu đề ra .

Với đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS, GV cần phải đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp kết hợp với việc sử dụng phương tiện công nghệ góp phần phát triển tư duy, khích thích tính tích cực trong học tập lĩnh hội kiến thức lịch sử của HS. Việc ứng dụng Kahoot vào bài dạy tạo nên sự hứng thú, chủ động trong lĩnh hội và khắc sâu kiến thức cho HS, góp phần hình thành năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông

Thấy rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT thông qua các chính sách, nghị quyết của bộ Giáo dục và Đào tạo nên hầu hết các trường THPT đều ứng dụng CNTT vào dạy học. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử cũng luôn được GV chú trọng và quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào xây dựng, thiết kế các bài giảng

Để nắm bắt được thực trạng chung về sử dụng các phương tiện công nghệ trong dạy học, chúng tôi đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, qua thâm nhập thực tế (dự giờ, trao đổi), từ đó chúng tôi rút ra một số nhận định:

Hiện nay, nhiều trường học đã có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị và được triển khai khá thường xuyên việc sử dụng phương tiện công nghệ vào trong dạy học (THPT Đông Anh - Hà Nội, THPT Yên lạc

- Vĩnh Phúc, THPT Dương Quảng Hàm - Hưng Yên …)

Phần lớn GV đều đã quan tâm đến việc tìm hiểu công nghệ dạy học mới và sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là khả thi và đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các phương tiện công nghệ thường được giáo viên sử dụng vào trong dạy học hiện nay như: Microsoft Word, Microsoft Powerpoint, Proshow Producer…

Hiện nay, ở các trường phổ thông, ban lãnh đạo nhà trường đã quan tâm, khuyến khích về cả vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện để GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Ví dụ, trường THPT Yên Lạc thường tổ chức các kì hội thao giảng bắt buộc GV phải sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học.

Khác với phương pháp dạy học truyền thống, các bài dạy có sử dụng phương tiện công nghệ giúp HS hứng thú hơn vào bài học, chủ động tiếp thu kiến thức hơn, các kiến thức lịch sử không còn khô khan, nhàm chán.

Tuy nhiên, việc UDCNTT vào dạy học vẫn còn nhiều bất cập:

- Các trường phổ thông ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng xâu vùng xa, điều kiện phương tiện dạy học còn thiếu thốn, cơ sở vật chất hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu, các thiết bị kĩ thuật như máy tính nếu có cũng chỉ phục vụ công tác văn phòng.

- Vì nhiều lí do như trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế, thiếu nguồn tư liệu: tranh ảnh, phim tư liệu… nên GV không có điều kiện tiếp cận phương tiện công nghệ để ứng dụng vào giảng dạy. Một bộ phận không nhỏ GV còn nặng tâm lí ngại tiếp cận với các phương tiện công nghệ hiện đại, thậm chí cho rằng việc UDCNTT vào dạy học là không khả thi do điều kiện của nhà trường, cho rằng việc UDCNTT vào dạy học không thể phổ biến rộng và kết quả đem lại không được bao nhiêu so với phương pháp dạy học truyền thống. Hơn nữa việc xây dựng, thiết kế một bài dạy có sử dụng phương tiện công nghệ một cách hiệu quả cần đầu tư nhiều thời gian và công sức.

- Nhiều nhà trường còn đưa ra những lí do khó khăn chủ quan, khách quan, tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề này, chưa có chính sách, biện pháp cụ thể phù hợp để khuyến khích GV sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học như: tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn UDCNTT vào dạy học, hay tổ chức đánh giá, trao đổi, khen thưởng…

- Nhiều GV sau khi tiếp cận với phương tiện công nghệ và các phần mềm dạy học thì lại tuyệt đối hóa vai trò của phương tiện công nghệ trong dạy học và cho rằng nó có thể thay thế các hình thức, phương pháp dạy học truyền thống. Một số GV thì lại chỉ quan tâm đếm thao tác giữa HS và máy chiếu, không chú ý đến việc tổ chức, điều khiển các hoạt động tương tác giữa GV - HS, HS - HS.

Nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện công nghệ một số GV đã có cố gắng tiếp cận và ứng dụng vào dạy học. Có thể nói, việc ứng dụng các phương tiện công nghệ ít nhiều đã có tác động tích cực góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu tài liệu hướng dẫn lí thuyết và thực hành… nên giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, chưa cân bằng được giữa phương pháp dạy học truyền thống, giữa các yêu cầu sư phạm và yếu tố kĩ thuật hoặc khai thác ứng dụng còn đơn điệu, thiếu sáng tạo… do đó hiệu quả dạy học vẫn chưa cao. Tuy nhiên để rõ thực trạng hơn chúng tôi đã tiến hành khảo sát.

1.2.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập môn lịch sử ở trường trung học phổ thông

1.2.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát

Đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học nói chung và trong bộ môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông góp phần tạo nên những thay đổi nhất định, chất lượng dạy học được nâng cao. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử hiện nay đang dần phổ biến hơn ở trường THPT. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV vẫn trung thành với cách dạy học truyền thống, chưa áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào dạy học, điều này đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. Do đó, việc tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT nói chung và thực trạng việc sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT cũng như sự cần thiết của việc ứng dụng Kahoot vào việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông.

Từ kết quả khảo sát, điều tra về thực tiễn dạy học để đưa ra những kết luận chung và đặt ra yêu cầu giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học Lịch sử ở trường THPT

Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của 15 GV và 150 HS các trường THPT Yên Lạc (Vĩnh Phúc), THPT Đông Anh (Hà Nội), THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên)…

1.2.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Tìm hiểu quan niệm của GV về các vấn đề: Mức độ cần thiết và mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử, vai trò, ý nghĩa của UDCNTT trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng; cách thức GV sử dụng phương tiện công nghệ cho bài dạy Lịch sử; khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học; đánh giá về mức độ hứng thú của HS khi GV ứng dụng phương tiện công nghệ vào dạy học; những khó khăn của GV khi triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ; và cuối cùng là những đề xuất của GV cho việc UDCNTT vào dạy học Lịch sử được hiệu quả hơn.

Đối với HS, Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào tìm hiểu hứng thú của HS đối với môn Lịch sử, với các bài dạy có có sử dụng phương tiện cộng nghệ nói chung và công cụ Kahoot nói riêng; mức độ sử dụng Kahoot trong giờ học Lịch sử; quá trình hướng dẫn HS sử dụng công cụ Kahoot; khả năng ứng dụng Kahoot phục vụ cho quá trình học tập của HS; những thuận lợi và khó khăn khi HS sử dụng Kahoot; ý kiến đánh giá phản hồi và mong muốn của HS về việc sử dụng Kahoot hiệu quả hơn trong học tập Lịch sử.

1.2.2.3. Kết quả khảo sát

Qua thống kê, phân tích và xử lí số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

* Quan niệm của GV và HS

Thứ nhất, quan niệm về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT và vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.

- Sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (Rất cần thiết/cần thiết/bình thường/không cần thiết).

Với việc nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ định hướng cho GV sử dụng phương tiện công nghệ một hiệu quả và phù hợp với nội dung từng bài dạy. Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ giáo viên được chọn khảo sát (100%) đều thống nhất cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (trong đó: 22,2% GV cho rằng rất cần thiết). Điều này cho thấy chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã thu được hiệu quả nhất định, có tác động đến nhận thức của GV đã phần ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và dạy học.

Hình 1 1 Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của 1

Hình 1.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

- Khi được hỏi về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử, (66,7%) ý kiến GV cho rằng các sự kiện Lịch sử được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn do đó khơi gợi được hứng thú học tập và HS có thể tiếp thu, ghi nhớ và lưu giữ nội dung kiến thức dễ dàng hơn, lâu hơn… 33,3% cho rằng Khắc phục những hạn chế khi sử dụng phương tiện dạy học truyền thống như: phấn bảng, tranh ảnh…

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí