Biện Pháp 5: Đổi Mới Ktđg Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học

CBQL, GV phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong nhà trường, có trình độ tin học cơ bản và biết sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng; hằng năm phải xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang bị các phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.

Nhà trường phải có GV dạy tin học (hoặc GV chuyên môn khác nhưng thông thạo kỹ thuật vi tính) có trình độ tốt, biết khắc phục những sự cố thông thường của thiết bị, nhiệt tình trong công tác, quản lý hiệu quả hệ thống phương tiện, máy tính của nhà trường, hỗ trợ đắc lực cho cán bộ GV nhà trường trong việc tự học tự nâng cao trình độ.

Nhà trường phải xây dựng đội ngũ cán bộ GV có trình độ, nhiệt tình, trách nhiệm, hăng hái tiếp thu nội dung mới.

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực người học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

KTĐG là một chức năng cơ bản của quản lý. KTĐG các HĐDH nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác được các kết quả hoạt động dạy của GV và kết quả hoạt động học của SV. Ngoài ra còn phát hiện được những thiếu sót và tồn tại trong hoạt động dạy và học để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, bộ Lý luận chính trị nói riêng. KTĐG chính xác sẽ kích thích được mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên và hạn chế những thiếu sót của cá nhân tập thể.

Đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực người học trong dạy học Lý luận chính trị là sự thay đổi cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện nay. Mục tiêu là:

- Giúp GV hiểu đúng mục đích của KTĐG, đó là KTĐG phải vì sự tiến bộ của SV; không so sánh SV này với SV khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của SV giúp SV phát huy năng lực, sở trường cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho SV và cha mẹ SV.

- GV biết và thực hiện các hình thức đánh giá đa dạng như : đánh giá bằng bài tiểu luận, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ SV, bằng trình bày miệng, thảo luận/tranh luận thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…

- GV tổ chức, hướng dẫn để SV biết cách tự đánh giá, SV đánh giá lẫn nhau

- Thông qua đổi mới KTĐG làm cho SV tích cực hơn, nỗ lực hơn và có sự tiến bộ, thay đổi bản thân, làm chủ kiến thức, kỹ năng và thay đổi cả thái độ, niềm tin.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Chỉ đạo GV đổi mới nội dung KTĐG

Hiện nay, việc KTĐG chủ yếu là KTĐG tái hiện kiến thức của SV mà ít kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể. Chính điều này khiến xảy ra tình trạng học chỉ để thi của SV.

Ngoài KTĐG các năng lực nhận thức như trí thông minh, khả năng sáng tạo, phải kết hợp KTĐG các năng lực phi nhận thức như sự tự tin, tinh thần vượt khó, trách nhiệm công dân; năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập,…đây là những năng lực quan trọng giúp SV có thể thích ứng những hoàn cảnh, điều kiện không ngừng thay đổi của cuộc sống.

Chỉ đạo GV đổi mới PP và hình thức KTĐG

Yêu cầu GV sử dụng kết hợp các PP và hình thức KTĐG mới và truyền thống. Đặc biệt chú trọng các PP và hình thức có hiệu quả trong việc phát triển năng lực SV như kiểm tra thảo luận, thực hành, cho điểm sản phẩm cá nhân, cho điểm sản phẩm của nhóm, cho điểm ý tưởng sáng tạo, cho điểm khi SV giải quyết được các vấn đề thực tế,…; kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình học tập của SV.

Chỉ đạo GV tổ chức, hướng dẫn để SV biết cách tự đánh giá, SV được đánh giá lẫn nhau.

GV phải hình thành ở SV khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. GV giúp SV hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt động học của mình dưới sự hướng dẫn của GV.

Điều này giúp SV tích cực hơn, tự tin hơn, hình thành được tư duy phản biện, năng lực đánh giá và tự đánh giá ở SV.

Chỉ đạo kiểm tra các hoạt động thường xuyên của GV và SV

Kiểm tra hoạt động dạy của GV: Kiểm tra kế hoạch dạy học và bài soạn, chất lượng dạy, đổi mới PPDH, sử dụng thiết bị dạy học, kiểm tra việc chấm, chữa bài, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của SV.

Kiểm tra hoạt động của SV: Kiểm tra tinh thần thái độ học tập ở lớp, ở nhà, thực hiện nền nếp học tập, sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả học tập của SV.

Khi thực hiện KTĐG, yêu cầu phải lưu ý: Kiểm tra nhằm vào công việc chứ không phải nhằm vào con người. KTĐG, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mọi thành viên trong nhà trường để họ hoàn thành tốt phần công việc còn lại. Sau khi kiểm tra, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh công tác tổ chức, phân công hoặc điều chỉnh một số phần của kế hoạch. Mỗi nội dung kiểm tra được tiến hành bằng những hình thức khác nhau. Kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo nội dung tự chọn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về tầm quan trọng của việc đổi mới KTĐG. Làm cho GV thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân để họ tự giác thực hiện.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho GV về các hình thức và PP đánh giá. Giúp đánh giá chính xác năng lực của SV mà không làm SV bị áp lực hoặc bị tổn thương, đồng thời hình thành khả năng đánh giá và tự đánh giá của bản thân.

Chỉ đạo GV thiết kế các bài kiểm tra SV theo hướng tiếp cận năng lực, chú ý các quan điểm dạy học phân hóa, tích hợp và liên môn; tăng cường các câu hỏi giải quyết các tình huống thực tế; các câu hỏi mở; câu hỏi đánh giá được quan điểm cá nhân; xu hướng, năng lực sáng tạo của SV;…

Chỉ đạo GV đa dạng hóa các hình thức KTĐG như giao cho SV viết báo cáo về một chủ đề, tóm tắt một chủ đề, lập sơ đồ tư duy; đánh giá qua thuyết trình; đánh giá qua sản phẩm học tập của SV; qua các sản phẩm hoạt động của nhóm.

Chỉ đạo GV thực hiện quan điểm đánh giá quá trình học tập của SV, giúp SV nhận thấy được mức độ tiến bộ của bản thân; hình thành sự tự tin cho SV; tránh làm SV nản chí hoặc tổn thương.

Chỉ đạo GV thực hiện tốt việc phản hồi với SV sau KTĐG. Đây là hoạt động quan trọng giúp SV thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có sự điều chỉnh. CBQL có kiểm tra việc này thông qua việc xem phần nhận xét trong bài làm của SV hoặc dự giờ trả bài của GV. Tránh tình trạng GV chỉ chấm điểm mà không nhận xét, đánh giá hoặc nhận xét, đánh giá chung chung khiến SV không hiểu mình đã thực hiện tốt việc gì; còn hạn chế gì.

CBQL thường xuyên KTĐG hoạt động đánh giá SV của GV trong nhà trường. Động viên, khích lệ kịp thời những GV làm tốt và nhắc nhở, điều chỉnh những GV chưa thực hiện.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

GV phải được tập huấn, bồi dưỡng kỹ về các nội dung đổi mới KTĐG, nhất là việc thiết kế câu hỏi, bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực SV, việc sử dụng các hình thức và PP đánh giá mới.

Quản lý nhà trường phải chỉ đạo sát sao, thường xuyên KTĐG việc thực hiện của GV.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý HĐDH Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý.

Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng HĐDH Lý luận chính trị của nhà trường.

Trong đó biện pháp Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên về yêu cầu đổi mới dạy học Lý luận chính trị là nền tảng cho việc triển khai hiệu quả các biện pháp khác. Có nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Nhận thức, ý thức định hướng, soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Biện pháp này có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề thực hiện hiệu quả các biện pháp khác.

Biện pháp Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học Lý luận chính trị ở trường CĐSP có vai trò xác định con đường, mục tiêu, biện pháp, cách thức đạt mục tiêu trong quá trình quản lý HĐDH Lý luận chính trị. Kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Kế hoạch có ý nghĩa then chốt và là động lực để dẫn đến thành công của hoạt động quản lý.

Biện pháp Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới PPDH, HTTC dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dụclà biện pháp then chốt và là động lực dẫn đến thành công của hoạt động quản lý dạy học Lý luận chính trị. Đảm bảo cho giáo viên Lý luận chính trị trong nhà trường có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất nghề nghiệp tham gia giảng dạy môn học đạt chất lượng và hiệu quả cao, là biện pháp tác động trực tiếp đến nhận thức và năng lực của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dạy học Lý luận chính trị, phù hợp với định hướng chỉ đạo của Ngành về đổi mới PPDH, có ý nghĩa toàn diện nhằm đảm bảo cho HĐDH Lý luận chính trị đạt chất lượng mong đợi.

Biện pháp Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy Lý luận chính trị cho GV nhà trường có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công đổi mới HĐDH Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp Đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực người học nhằm xây dựng được chế độ KT- ĐG, xác định các tiêu chuẩn, đề xuất những hướng đi mới nhằm củng cố, xây dựng và phát triển chất lượng hoạt động không ngừng, tạo môi trường, động lực thúc đẩy HĐDH Lý luận chính trị. Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra của công tác quản lý HĐDH Lý luận chính trị ở trường CĐSP Điện Biên.

Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là tối ưu cả. Do đó, trong quá trình quản lý HĐDH Lý luận chính trị nhà trường phải thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp trên. Các biện pháp vừa là tiền đề và là kết quả của nhau trong suốt quá trình quản lý. Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên giúp nhà trường đạt chất lượng cao trong HĐDH Lý luận chính trị.

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất

Nhằm xác định tính hợp lý, cầnthiết và khả thi của các biện pháp. Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 46 đối tượng là CBQL, GV trong nhà trường. Mỗi biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ:

- Tính cần thiết: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết

- Tính khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2 sau đây:


Bảng 3.1. Tổng hợp khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý



TT


Biện pháp

Tính cần thiết


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Ít cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên về yêu cầu đổi mới

dạy học Lý luận chính trị


37


80


9


20


0


0


4


2

Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học Lý luận

chính trị ở trường CĐSP


35


76


11


24


0


0


5


3

Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới PPDH, HTTC dạy học theo

yêu cầu đổi mới giáo dục


43


93


3


7


0


0


1


4

Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy Lý luận chính trị cho GV

nhà trường


41


89


5


11


0


0


2


5

Biện pháp 5: Đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực

người học


43


93


3


7


0


0


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 13

Từ kết quả số liệu trong bảng 3.1 cho thấy 5 biện pháp đều rất cần thiết với công

tác quản lý HĐDH Lý luận chính trị của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên về yêu cầu đổi mới dạy học Lý luận chính trị xếp thứ bậc 4, nhận được 80% ý kiến đánh giá rất cần thiết, và20% cần thiết, đa số CBQL, giáo viên nhà trường coi đây là biện pháp trước mắt và lâu dài cần phải thực hiện thường xuyên trong quản lý HĐDH Lý luận chính trị nhà trường. Có một số ý kiến cho rằng để thực hiện tốt hơn biện pháp này cần phải có thời gian, sự quyết tâm nhất trí cao của tập thể sư phạm nhà trường.

Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học Lý luận chính trị ở trường CĐSP thứ bậc 2 có 76% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 24% cần thiết.

Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới PPDH, HTTC dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục xếp thứ bậc 1 nhận được 93 % ý kiến đánh giá rất cần thiết của CBQL và giáo viên, điều đó cho thấy nhu cầu được học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, nhu cầu đổi mới PPDH, HTTC dạy học Lý luận chính trị là rất lớn mà nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa.

Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy Lý luận chính trị cho GV nhà trường xếp vị trí thứ 2, có 89 % ý kiến đánh giá rất cần thiết cho thấy đây là biện pháp rất cần được quan tâm đầu tư của nhà trường.

Biện pháp 5: Đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực người học có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công đổi mới PPHD Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục xếp vị trí thứ 1 với 93% ý kiến đánh giá rất cần thiết, phản ánh phần nào tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu cần thiết của giáo viên nhà trường với công tác trên.


Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý



TT


Biện pháp

Tính khả thi


Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Ít khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên về yêu cầu đổi mới

dạy học Lý luận chính trị


29


63


13


28


4


9


3


2

Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học Lý luận

chính trị ở trường CĐSP


23


50


19


21


4


9


4


3

Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới PPDH, HTTC dạy học theo yêu cầu đổi

mới giáo dục


21


46


23


50


2


4


5


4

Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy Lý luận chính trị cho GV nhà

trường


37


80


8


17


1


2


1


5

Biện pháp 5: Đổi mới KTĐG

theo hướng phát triển năng lực người học


29


63


15


33


2


4


2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023