Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của Công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ - 2


Chương 1: Tiệc cưới và cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ Chương 2: Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu


Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc cưới cụm nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ


CHƯƠNG 1: TIỆC CƯỚI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ


1.1 Tiệc cưới‌


1.1.1 Khái niệm về tiệc cưới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


“Tiệc” theo định nghĩa là sự bày vẽ mâm cỗ để thết đãi mọi người.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của Công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ - 2

Vậy tiệc cưới được hiểu là một loại tiệc trong đó có những nghi lễ trang trọng để công bố sự kết hợp giữa “tân lang” và “tân gia nhân”, cô dâu chú rễ trở thành thành viên của gia tộc dưới sự cho phép của hai gia đình và trước sự chứng kiến, chúc phúc của mọi người.


1.1.2 Lịch sử của nghi thức cưới


Trước khi được pháp luật công nhận, nghi thức đánh dấu thời khắc người đàn ông và người đàn bà chính thức sinh sống cùng nhau đã trải qua nhiều thăng trầm, gắn với lịch sử phát triển và tư duy nhân loại.


Cướp vợ: Hình thức cưới cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại không bao hàm khái niệm yêu, thay vào đó là những mưu đồ chính trị và ý nghĩa sống còn. Trong buổi bình minh của nhân loại, người ta cho rằng muốn bộ tộc lớn mạnh thì phải tăng cường khả năng sinh tồn. Vì thế đàn ông của các bộ tộc thường bắt các cô gái từ bộ tộc hay làng khác về làm vợ. Khi đó, phụ nữ thường bị chú rễ cùng bạn bè và họ hàng của anh ta bắt cóc. Nhóm những thanh niên này là manh nha của hình ảnh những “phù rể” trong các đám cưới hiện đại. Ngay khi cô gái bị cướp về, lập tức cô được coi là tài sản của chú rể và bộ tộc của anh ta. Để tránh sự trả thù của bộ tộc cô dâu, người chồng thường dắt vợ đi sống cách ly. Đây chính là nguồn gốc của “tuần trăng mật” ngay sau lễ cưới.


Những đám cưới mang tính chính trị: Sau thời kỳ đó, nếu các cô dâu không bị bắt cóc thì cũng bị sử dụng như một phương tiện để kết nối những gia đình có vị trí cao trong bộ lạc. Cô gái đẹp bị gia đình gả bán để đổi lấy tiền bạc, gia cầm, đất đai hay những đồ vật giá trị khác. Hôn nhân thường được thực hiện với ý đồ nâng cao địa vị xã hội của một hay cả hai người. Thông thường, họ không biết mặt nhau cho đến tận ngày cưới.


Đám cưới thời trung cổ: Thời trung cổ, phụ nữ không còn bị coi là món hàng trao đổi. Nếu một đôi uyên ương muốn làm đám cưới, cha xứ sẽ ban


phước cho họ - đó cũng chính là nghi thức đầu tiên nhưng bắt buộc. Những đám cưới bí mật, không theo quy tắc nhà thờ không được coi là hợp pháp. Tuy nhiên,đám cưới vẫn luôn bị gắn với những bản hợp đồng ghi rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan. Đám cưới hoàng gia và quý tộc thường được thực hiện khi đôi trẻ mới lên 10 hoặc 12 tuổi, chủ yếu là vì của cải và thừa kế. Tuy nhiên, với tầng lớp bình dân, những đám cưới vì tình yêu diễn ra phổ biến hơn bởi tài sản và vị trí xã hội không phải quá quan trọng đối với họ.


Đám cưới thời thuộc địa: Lại một lần nữa, đám cưới là phi vụ làm ăn nhiều hơn ái tình thuần tuý. Gia đình chú rễ thường sắp đặt cuộc hôn nhân, định trước cô gái sẽ về làm vợ con trai mình sau khi đã “điều tra” kỹ nhân thân, điều kiện kinh tế của gia đình “bên kia”, sau đó gửi thư cho người cha của cô gái. Trong lá thư này ngoài việc ca ngợi những khả năng của con trai mình, người cha của chú rể tương lai còn chỉ rõ những lợi ích mà hai gia đình có được nếu tác thành cho đôi trẻ. Nếu người cha của cô gái đồng ý, hai bên sẽ chính thức tìm hiểu và sau khi có thỏa thuận về hồi môn, hôn lễ sẽ được cử hành. Thông thường những đám cưới ở miền Nam nước Anh được tổ chức như một ngày hội, trong đó những buổi tiệc lớn ê hề đồ ăn, thức uống cùng những trò chơi linh đình.


Đám cưới thời Victoria (nước Anh): Ngay khi học xong (khoảng 17,18 tuổi), các cô gái chính thức bước vào tuổi cập kê. Lúc này gia đình thường chuẩn bị áo quần, đồ trang điểm để cô trở nên xinh đẹp, quyến rủ nhất. Những chàng trai vẫn chủ yếu để ý đến hôn nhân vì tài sản hơn là tình ái. Tầng lớp thượng lưu thường gặp gỡ trong những bữa tiệc, còn những người bình dân thì gặp nhau trong những buổi nguyện tại nhà thờ. Nếu đôi trẻ thấy quý mến nhau và gia đình họ không quá khác biệt về thân phận thì có thể đính hôn. Nhìn chung cho đến tận thời kỳ này, hôn nhân cũng chỉ như thực hiện một hợp đồng, nặng tính vật chất hơn là tinh thần. Tuy nhiên người phụ nữ đã độc lập hơn trong hôn nhân. Họ có quyền từ chối không kết hôn nếu hoàn toàn không có tình cảm gì với “đối tượng”.


Như vậy nghi thức cưới đã trải qua nhiều giai đoạn của thăng trầm lịch sử, mỗi giai đoạn mang tính chất, ý nghĩa khác nhau. Và trong thời đại ngày nay, đám cưới như là kết quả của một tình yêu đã đơm hoa kết trái, là hình ảnh mang giá trị văn hóa truyền thống và nhân văn sâu sắc trong tâm thức của mỗi con người.


1.1.3 Cưới hỏi trong phong tục tập quán của người Việt Nam

Trong đời sống thường ngày, chúng ta hay nhắc đến hai chữ “phong tục” để lý giải những vấn đề ta phải làm mà không cần biết tại sao vì mọi người đều làm như vậy. Vậy “phong tục” là gì? “Phong” có nghĩa là “gió”, “tục” là “thói quen chung”. Vậy “phong tục” là thói quen lan rộng

.

Trong từ điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn, ông định nghĩa “phong tục” là “thói quen chung của số đông người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhất định”. Qua định nghĩa trên ta thấy, phong tục tức là những điều mà mọi người vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội.


Nhìn chung, các thói quen và tục lệ không phải lúc nào cũng luôn luôn là hay là tốt. Có thói quen ở thời đại này là hay nhưng sang thời đại sau đã không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy phong tục luôn luôn thay đổi theo thời gian dưới sự tác động của đời sống bản thân con người trong xã hội.


Nghe qua như có sự mâu thuẫn khi nói tới đời sống bản thân qua phong tục. Thật ra, mặc dầu là thói tục chung, nhưng phong tục vẫn chịu sự ảnh hưởng bởi những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của con người. Với thời gian và sự phát triển xã hội, phong tục tập quán đã được sàng lọc rất nhiều, những tập tục lạc hậu mê tín dần dần bị đào thải, những cái tốt đẹp trong truyền thống được bảo tồn và ngày càng phát huy để phù hợp với nhận thức và sự phát triển của nhân loại. Điển hình là việc tiến hành nghi thức trong lễ cưới của ta ngày xưa và ngày nay. Chỉ xét về mặt kinh tế ta đã thấy sự khác biệt giữa nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nền kinh tế đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa như hiện nay. Cuộc sống trong thời đại công nghiệp hoá khiến con người không còn thời gian chạy theo nhưng phong tục quá rườm rà và lạc hậu.


Hiện nay, với nhịp sống đô thị ồn ào náo nhiệt, có mấy ai biết được hết những phong tục của địa phương mình chứ đừng nói đến những phong tục chung của cả nước. Giả sử như việc cưới xin, ai ai cũng cho đó là việc hệ trọng của cả đời người nhưng không hẳn ai ai cũng biết nó xuất phát từ đâu và mục đích của việc tổ chức lễ cưới nhằm vào điều gì?


Hôn lễ của nước ta trước đây theo nghi thức của Trung Hoa nhưng có sự thay đổi đôi chút. Theo sử sách thì những nghi lễ này do Nhân Diên, thái thú quận Cửu Chân truyền sang Việt Nam đầu tiên. Khi trình bày về hôn lễ, ông Thân Trọng Huề có viết: “Đã lập hôn thì không lễ không thành hôn”. Lễ ở đây


chính là lễ do thái thú Nhân Diên truyền sang buổi ban đầu gồm sáu lễ, được mệnh danh là “Chu Công lục lễ”


Lễ Nạp Thái: đôi bên nhà trai, nhà gái đính ước. Nhà trai dùng con nhạn mang tới nhà gái với ý nghĩa là đã chọn được nơi. Vì theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn”. Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và một con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cỗ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn.(Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).


Lễ Vấn Danh: là hỏi tên và họ của cô gái là gì? Được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa?


Lễ Nạp Cát: Sau khi xem xét tuổi và hai bên gia đình đồng ý, thì bên đàng trai sẽ sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.


Lễ Nạp Chưng: còn gọi là Lễ Nạp Tệ (“chưng” nghĩa là chứng, “Tệ” nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quý giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu. Đây là lễ quan trọng trong việc hôn nhân. Ngày cử lễ, nhà trai dẫn đến nhà gái đồ lễ gồm bánh, trái, rượu, trà, trầu cau. Nhà gái nhận đồ lễ của nhà trai đem chia cho thân bằng quyến thuộc để báo tin mừng (ở tỉnh thành ngày này có kèm theo thiệp báo hỉ). Nhận lễ ăn hỏi tức là nhà gái đã nhận hẳn việc gả con cho nhà trai. Sau đó, chàng rễ phải “sêu tết” nhà vợ chưa cưới, nghĩa là vào những dịp tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, những ngày giỗ chính của nhà gái thì chàng rễ phải có đồ lễ tới gia đình nhà vợ. Có nhiều nơi, chàng rễ phải tới ở rễ nhà vợ một thời gian trước khi làm lễ cưới, nhưng chỉ ở trong thời kì chưa cưới này thôi. Tuy nhiên, nhiều chàng trai đã sang ở rễ hẳn bên vợ.


Lễ Thỉnh Kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.


Lễ Thân Nghinh: còn gọi là Lễ “Nghênh hôn”,là đã được nhà gái ưng thuận ngày giờ đã định của bên trai. Trong lễ này có lễ dẫn cưới, nên trước khi ấn


định lễ rước dâu nhà gái thường thách cưới nhà trai (và những đồ lễ nhà gái đòi, đôi khi nhà trai không lo nỗi vì nhà gái đã thách nào tiền dẫn cưới, nào đồ trang sức, quần áo cho cô dâu, nào lợn, nào xôi làm cổ mời họ hàng.

Sau khi đôi bên nhà trai, nhà gái đã thỏa thuận về đồ lễ thách cưới, hai họ ấn định ngày nghênh hôn. Ngày này thường được chọn vào những ngày được coi là “tốt ngày” theo âm lịch, những ngày không “xung”, không “kỵ” các tuổi của chú rể cô dâu. Thường người ta kén “ngày hoàng đạo”.

Ngày nghênh hôn, nhà trai mang đồ lễ tới họ nhà gái. Đi đầu là một ông già cầm hương, thường được kén trong các ông già đông con và có địa vị. Sự lựa chọn này có ý mong cho đôi trẻ “bách niên gia lão”, con cháu đề huề, làm ăn sung túc, ăn trên ngồi trước.

Khi đám cưới đến gần ngõ nhà gái, nhà trai đốt lên bánh pháo. Lúc ấy, đường nhà gái có người chăng dây, nhất là các trẻ em. Hai em hai bên đường, mỗi em cầm một đầu dây, thường kà chiếc đắt lưng điều. Nhà trai phải cho các em tiền để chúng bỏ dây đi vì người ta kiêng việc cắt đứt dây.

Trong những đám cưới long trọng, có nhiều nhà bày hương án trong ngõ để đón đám đưa rễ. Nhà trai phải tặng những người bày hương án một món tiền và những người này, khi đám cưới đến thường đốt pháo để mừng chú rễ.

Khi đám đưa rể đã vượt qua được lớp chăng dây tới cổng nhà cô dâu, cửa ngõ lại đóng. Đây là tục đóng cửa, thường do các cô em dâu hoặc người nhà làm, nhà trai phải bỏ tiền ra để cho người mở cửa gọi là “tiền mở cửa”.

Đám đưa rể đã vào trong nhà. Đồ lễ cùng với tiền bạc dẫn cưới được đặt lên giường thờ. Nhà gái điểm lại đồ thách cưới, tuy một phần đã được nhà trai đưa tới từ mấy bữa trước để nhà gái làm cổ mời họ hàng. Đồ lễ đủ rồi, nhà gái cho thắp hương để chú rể cùng cô dâu làm lễ gia tiên.

Mọi sự khó khăn đặt ra bởi lễ nghi và phong tục kể từ lúc chăng dây cho đến khi hương được thắp lên trên giường thờ, chỉ cốt để chứng tỏ rằng chàng trai không nề hà những sự khó khăn để đón cho được cô dâu, và cũng để chứng tỏ sự thiết tha thương yêu vợ của chú rể.

Chú rể và cô dâu sau khi lễ bàn thờ gia tiên, mỗi người lễ bốn lễ rưỡi, phải lễ mừng bố mẹ vợ và các bậc trên như ông bà, cụ kị vợ nếu các vị này còn sống. Khi chú rể lễ mừng, bố mẹ vợ thường nhân dịp này cho chàng rể nhà cửa, ruộng nương bằng cách trao văn tự hoặc địa đồ.

Sau khi làm lễ xong bên nhà gái, một đại diện nhà trai, thường là người nhiều tuổi thuộc vào hàng chú bác của chú rể đứng lên thay mặt cho họ nhà trai xin rước dâu về. Lúc này, cô dâu đã y phục chỉnh tề, trang điểm với mọi đồ nữ trang của mình và sẽ mang về nhà chồng tất cả những đồ mừng, đồ dẫn cưới dành riêng cho cô dâu như quần áo, chăn gối,… đựng trong những chiếc rương phủ nhiễu điều. Các phu cưới đội những chiếc rương này đi theo đám


đưa dâu. Họ nhà gái có một số người đi theo cô dâu, trong số đó có các cô phụ dâu. Các phụ dâu, phù rễ được chọn từ các cô cậu chưa lập gia đình.

Bố mẹ cô dâu không đi theo con gái. Có nơi, trước khi cô gái rời khỏi nhà mình, bà mẹ gài vào viền áo của cô chín chiếc kim khâu. Thực ra, những chiếc kim này dùng để đề phòng một chứng phong.

Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám đón dâu và đốt pháo trước khi đám đón dâu lên đường. Đi theo cụ già cầm hương là họ nhà trai và họ nhà gái. Khi tới nhà trai, cô dâu phải bước qua một hỏa lò than hồng để trừ những vía độc hoặc tà ma ám ảnh cô trong lúc đi đường. Trong lúc đó, bà mẹ chồng phải tạm thời lánh mặt qua nhà hàng xóm mang theo bình vôi. Điều này có nghĩa là: một nội tướng mới đến, nội tướng cũ phải tạm lánh mặt.

Sau đó là lễ gia tiên bên nhà chồng, cả hai vợ chồng cùng lễ. Xong lễ này, bà mẹ chồng cũng đã trở về với bình vôi. Bây giờ lại đến lễ mừng bố mẹ chồng và ông bà cụ kị. Nhân dịp lễ mừng của cô dâu, ông bà bố mẹ đều tặng cho cô dâu món quà, thường là tiền hoặc đồ nữ trang.

Sau đó một vài chị em nhà chồng lại đưa cô dâu đi lễ nhà thờ họ chồng. Lễ nhà thờ xong, cô dâu trở về nhà chồng để dự lễ tơ hồng.

Trong lễ tơ hồng có đủ hương quả, xôi gà và một cơi trầu riêng.(Cơi trầu này dành cho cô dâu, chú rể chia nhau ăn). Cô dâu chú rể quỳ trước bàn thờ nghe một vị cao niên đọc “văn tế tơ hồng”. Văn tế tơ hồng đọc xong, cô dâu chú rể mỗi người bốn lễ rưỡi. Sau đó hai người uống chung một ly rượu, mỗi người ăn một miếng trầu, têm chung một quả cao và một miếng trầu không. Trong lúc họ uống rượu, ăn trầu thường có đốt pháo mừng.

Sau lễ tơ hồng là tiệc dùng do nhà trai đãi nhà gái trước khi nhà gái ra về. Cô dâu ở lại nhà chồng.

Như vậy ta thấy rằng theo phong tục cưới hỏi ngày trước, việc cưới xin phải trải qua khá nhiều nghi thức phức tạp. Nhưng hiện nay hầu như chỉ còn phổ biến 3 “công đọan”: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Có thể hiểu nôm na: dạm ngõ là nhà trai đến đặt vấn đề chính thức với nhà gái cho đôi trai gái được phép tiến tới hôn nhân; lễ ăn hỏi là nhà trai mang lễ vật đến nhà gái để xin tổ chức đám cưới, định ngày cưới; lễ cưới bao gồm lễ gia tiên, đưa đón dâu, tiệc mừng hai họ.


Với những cặp cô dâu chú rễ nhà ở gần nhau thì thường thực hiện đủ cả 3 “công đoạn”. Với những cặp ở xa, nhiều khi hai bên gia đình thỏa thuận gộp 2 lễ ăn hỏi và lễ cưới làm một. Khi nhà trai mang lễ vật đến ăn hỏi là nhà gái cho rước dâu, làm lễ gia tiên và tổ chức tiệc mừng ngay.


Do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng

ổn định hơn, nhu cầu về đời sống tinh thần cũng được nâng cao. Sự phát triển


của các đô thị khiến cho diện tích, không gian nhà có hạn; mặt khác với ưu thế có sảnh rộng, các nghi lễ trong tiệc cưới ngày càng phong phú và sang trọng do đó tiệc mừng ngày nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh hầu như được tổ chức ở các nhà hàng tổ chức tiệc cưới – một buổi tiệc có rất nhiều khách mời đến tham dự đến để chúc mừng cho hạnh phúc lứa đôi, cũng như đến để “tận hưởng” không khí của buổi tiệc. Do đó, với nhu cầu phát triển trong tình hình kinh tế xã hội ngày nay, các nhà hàng cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới cũng như sự hài lòng của khách khi đến tham dự tiệc.


1.1.4 Ý nghĩa của việc cưới xin trong đời sống xã hội


Trong cuộc sống ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền văn hóa dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng văn minh theo sự phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thủy sắt son trong tình cảm vợ chồng. Cũng từ đó, trầu cau mang ý nghĩa “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong văn hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rễ, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.


Có thể khẳng định rằng từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hoá.


Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức.


Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hình thành thủ tục đăng ký kết hôn. Sự ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.


Lễ cưới còn là sự hợp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi. Đối với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023