Đối Với Các Gv Lý Luận Chính Trị Ở Trường Cđsp Điện Biên

Kết quả xếp hạng thứ bậc của khảo sát đánh giá tính khả thi các biện pháp quản lý ở bảng 3.2 có sự chênh lệnh so với tính cấp thiết các biện pháp đưa ra. Sự khác biệt đó là tất yếu, khách quan bởi các đối tượng có vị trí công tác khác nhau, trình độ cũng không đồng đều, cho nên khi phân tích lý giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình. Mặt khác, những biện pháp là vô cùng cấp thiết song không phải giải quyết được trong một sớm một chiều mà còn cần sự kết hợp của nhiều lực lượng, sự quan tâm của cấp lãnh đạo về cơ chế và đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên về theo ý kiến của CBQL, giáo viên các biện pháp đưa ra với mục đích, nội dung và cách thức thực hiện khá rõ ràng, cụ thể nên mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp khả quan hơn.

Như vậy, những biện pháp quản lý HĐDH Lý luận chính trị ở trường CĐSP Điện Biên đề xuất đã được đa số CBQL, GV tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng rất cần thiết và cần thiết, có thể thực hiện được.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và khảo sát thực trạng, phân tích kết quả từ các phiếu điều tra thực tế tại trường CĐSP Điện Biên, tác giả luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý HĐDH Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các biện pháp được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc thống nhất về tính pháp lý, tính hệ thống, thực tiễn và kế thừa, toàn diện và đồng bộ. Trong đó việc tuân thủ các Nghị quyết, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đảm bảo vững chắc cho các biện pháp không tách rời quan điểm chỉ đạo.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý. Đồng thời các biện pháp được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả thử nghiệm biện pháp cho thấy các biện pháp quản lý HĐDH Lý luận chính trị được luận văn đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lý luận chính trị nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, hướng tới mục tiêu dạy học toàn diện theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý và quản lý HĐDH Lý luận chính trị ở trường CĐSP, tập trung phân tích các nội dung quản lý HĐDH Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nội dung chương 1 đã giải quyết được nhiệm vụ lý luận đặt ra dưới góc nhìn nhà quản lý. Đây là chương làm nổi bật bản chất của HĐDH Lý luận chính trị ở trường CĐSP từ đó làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, khảo sát thực trạng về quản lý HĐDH Lý luận chính trị trường CĐSP Điện Biên.

Ở chương 2, luận văn đã khảo sát thực trạng quản lý HĐDH Lý luận chính trị tại trường CĐSP Điện Biên, từ đó nhìn nhận một cách khách quan về những thành tựu và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý HĐDH Lý luận chính trị tại trường.

Ở chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều tra, khảo sát thực trạng và hoạt động thực tiễn tại trường CĐSP Điện Biên, luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp cơ bản nhằm quản lý tốt HĐDH Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên về yêu cầu đổi mới dạy học Lý luận chính trị.

Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học Lý luận chính trị ở trường CĐSP.

Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới PPDH, HTTC dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy Lý luận chính trị cho GV nhà trường.

Biện pháp 5: Đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực người học.

Những kết quả điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường CĐSP Điện Biên đã xác nhận tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp này.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được, luận văn đã bước đầu chứng minh được giả thuyết khoa học đề ra.


2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên

- Tạo Điều kiện để CBQL trường CĐSP được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, được học tập các mô hình quản lý có hiệu quả trong quản lý dạy học nói chung.

- Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại cho Lý luận chính trị.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về đổi mới PPDH Lý luận chính trị.

- Tham mưu và đề nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh kịp thời những chế độ chính sách với GV tạo động lực cho các GV dạy giỏi.

2.2. Đối với CBQL trường CĐSP Điện Biên

- Các CBQL nhà trường cần tích cực tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý; cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp quản lý với tinh thần chủ động, linh hoạt.

- Tập trung quản lý tốt công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng GV, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy trí tuệ của đội ngũ cán bộ, GV nhà trường, coi đây là khâu then chốt để làm chuyển biến chất lượng GD.

- Có chế tài động viên, khuyến khích các phong trào hội thảo chuyên đề, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhân rộng mô hình câu lạc bộ Lý luận chính trị.

- Tạo điều kiện về kinh phí cũng như thời gian trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ của GV, đặc biệt cần khuyến khích, động viên GV tiếp tục theo học trình độ thạc sĩ.

2.3. Đối với các GV Lý luận chính trị ở trường CĐSP Điện Biên

- Tích cực tham gia đầy đủ, có hiệu quả các đợt tập huấn bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn do Sở, Bộ GD&ĐT tổ chức.

- Tự tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

- Tích cực đổi mới PPDH, tự học tự bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT,…

- Tăng cường dự giờ đồng nghiệp, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ngày 4-11-2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2006), Quy Chế đào Tạo ĐH-CĐ Hệ Chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

4. Bộ GD&ĐT (2007), Quyết định về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.

5. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

6. Bộ GD&ĐT (2015), Điều lệ trường Cao đẳng (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

7. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH Quy định quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

8. C.Mác - F.Ăngghen (2002), C.Mác - F.Ăngghen toàn tập, Tập 44, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr.1

11. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 (2011), NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Chính phủ (2005), Nghị quyết của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản, Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016

15. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

17. Nguyễn Thị Phương Hoa (2003), Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Lý luận dạy học hiện đại, Trường ĐHGD, Tr12.

18. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (2006), Quá trình dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr.28

19. Đặng Thành Hưng, Trịnh Thị Hồng Hà, Nguyễn Khải Hoàn, Trần Vũ Khánh (2012), Lí thuyết PPDH, NXB Đại học Thái Nguyên.

20. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

21. Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục Hà Nội

22. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

23. Luật giáo dục 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2014, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

24. Luật giáo dục đại học 2012, sửa đổi bổ sung 2014, NXB Chính trị Quốc gia.

25. Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, NXB Chính trị quốc gia.

26. M.I.Kondacov (1984), Cơ sở lý luận của khoa học Quản lý giáo dục, NXB Khoa học giáo dục.

27. Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội

28. P.V. Zinmin (1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường CBQL - Bộ GD&ĐT.

29. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Phạm Hồng Quang, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, 2004.

31. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục.

32. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

33. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học.

34. Nguyễn Thị Tính (2007), Giáo trình Đánh giá, kiểm định và quản lý chất lượng Giáo dục - Đào tạo, NXB ĐSVP - ĐHTN.

35. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học Thái Nguyên.

36. Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Minh Huế, Lê Công Thành (2013), Giáo trình Giáo dục học, NXB Giáo dục Việt Nam.

37. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

38. UNESCO (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

39. V.A.Xukhômlinxki (1981), Giáo dục con người chân chính như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.

40. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, Tập 38, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

42. http://dangcongsan.vn

43. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn

44. https://thuvienphapluat.vn/


PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho GV và CBQL)


Để đánh giá được thực trạng HĐDH Lý luận chính trị, góp phần xây dựng biện pháp quản lý HĐDH Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, xin quý thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào các ô trống phù hợp với lựa chọn của thầy cô và phù hợp với thực tiễn nhà trường nơi thầy cô công tác.

1. Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ thực hiện nội dung chương trình Lý luận chính trị ở trường thầy (cô) công tác?


TT


Nội dung

Mức độ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

bao giờ

1

Thực hiện hoàn toàn theo đúng quy định

của chương trình.




2

Giảm tải một số nội dung không có

trong phạm vi kiểm tra, thi.




3

Tăng cường một số nội dung quan trọng

có trong nội dung ôn thi.




4

Tăng cường những nội dung khó, nội

dung sinh viên chưa hiểu rõ.




5

Giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung

thực hành, thảo luận.




6

Cập nhật các vấn đề chính trị, xã hội của

đất nước, của địa phương.




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 14


2. Thầy (cô) đánh giá công tác soạn bài trước khi lên lớp ở bộ môn Lý luận chính trị như thế nào?


TT


Nội dung

Mức độ

Tốt

BT

Chưa tốt

1

Xác định rõ mục tiêu bài học.





2

Thực hiện chuẩn kiến, thức kỹ năng và yêu cầu

thái độ của bài học.





3

Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo

hướng tinh giản môn hoc.





4

Soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH, tăng

cường ứng dụng CNTT trong dạy học.





5

Chuẩn bị đồ dùng dạy học, các phương tiện kỹ

thuật dạy học cho giờ giảng.




6

Thiết kế nội dung dạy học phân hóa đối tượng.





3. Thầy (cô) đánh giá công tác giảng dạy Lý luận chính trị trên lớp của giảng viên ở trường hiện nay như thế nào?


TT


Nội dung

Mức độ

Tốt

BT

Chưa tốt

1

Thực hiện các quy định về thời gian, nề nếp




2

Thực hiện quy trình một giờ dạy




3

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên




Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí