Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Của Agribank Quảng Bình Giai Đoạn 2014 - 2016

thị các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, nhằm tạo ra sự tăng trưởng ổn định nguồn

vốn huy động.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


Năm


(+/-)

(%)

(+/-)

(%)

1, Phân theo tiền tệ

5.936

6.580

7.361

644

10,8

781

11,9

+ Nội tệ

5.743

6.271

7.168

528

9,2

897

14,3

Tỷ trọng (%)

96,7

95,3

97,4





+ Ngoại tệ

193

309

193

116

60,1

-116

-37,5

Tỷ trọng (%)

3,3

4,7

2,6





2, Phân theo kỳ hạn

5.936

6.580

7.361

644

10,8

781

11,9

+ Không kỳ hạn

600

700

702

100

16,7

2

0,3

Tỷ trọng (%)

10,1

10,6

9,5





+ Dưới 12 T

3.533

3.413

3.491

-120

-3,4

78

2,3

Tỷ trọng (%)

59,5

51,9

47,4





+ Từ 12 T trở lên

1.803

2.467

3.168

664

36,8

701

28,4

Tỷ trọng (%)

30,4

37,5

43,0





3, Phân theo KH

5.936

6.580

7.361

644

10,8

781

11,9

+ Dân cư

5.483

6.113

6.872

630

11,5

759

12,4

Tỷ trọng (%)

92,4

92,9

93,4





+ Tổ chức

453

467

489

14

3,1

22

4,7

Tỷ trọng (%)

7,6

7,1

6,6





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 7

2014


Năm

2015


Năm

2016

Chênh lệch 15/14

Chênh lệch 16/15


(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank Quảng Bình các năm 2014 – 2016)

Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 5.936 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đã đạt 6.580 tỷ đồng, tăng 644 tỷ đồng, với tốc độ tăng đạt 10,8%. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhanh hơn, đạt tỷ lệ 11,9% so với năm 2015, với giá trị tăng tuyệt đối là 781 tỷ đồng.

Phân theo tiền tệ thì tiền gửi nội tệ chiếm tỷ lệ áp đảo so với ngoại tệ. Qua các năm từ 2014– 2016, tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng khoảng từ 95% đến trên 97%. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì Quảng Bình là một tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, các hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế, nguồn tiền gửi ngoại tệ chủ yếu đến từ các con em xuất khẩu lao động nước ngoài gửi về.

Phân theo kỳ hạn tiền gửi thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm giá trị lớn nhất, năm 2014 đạt giá trị 3.533 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 59,5% và đến năm 2016 đạt giá trị 3.491 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 47,4%. Trong khi đó, năm 2016, tiền gửi không kỳ hạn đạt giá trị 702 tỷ đồng, tăng 102 tỷ đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng 17%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2016 đạt giá trị 3.168 tỷ đồng, tăng 701 tỷ đồng so với năm 2015 với tỷ lệ tăng 28,4%. Đây là dấu hiệu rất tích cực đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo loại hình khách hàng thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2014 đạt tỷ lệ 92,4%, qua các năm 2015, 2016 tăng lên lần lượt đạt tỷ lệ 92,9% và 93,4%. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính trong dân cư là rất lớn, Chi nhánh cần tập trung khai thác hơn nữa..

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Từ thực trạng hoạt động tín dụng những năm trở lại đây, Agribank Quảng Bình đã chủ động nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan về tình hình đầu tư, chất lượng tín dụng trên địa bàn tỉnh, các nhân tố ảnh hưởng để xác định các mục tiêu, giải pháp cho các năm tiếp theo. Chi nhánh đã tích cực, chủ động tiếp cận các khách hàng lớn có tiềm năng, dự án mới có hiệu quả, không ngừng mở rộng thị trường, đa dạng hoá khách hàng, chú trọng vào thị trường NNNT và DNNVV.

Thời điểm 31/12/2016, tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh đạt 8.692 tỷ đồng, tăng 35,45 so với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2015 so với

năm 2014 cũng khá cao, đạt 19,4%, với số tuyệt đối là 1.054 tỷ đồng. Như vậy là hoạt động tín dụng của Chi nhánh có mức tăng trưởng tốt qua các năm.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


Năm


Năm


Năm

Chênh lệch 15/14

Chênh lệch 16/15

2014

2015

2016 (+/-) (%) (+/-) (%)


1, Phân theo kỳ hạn

5.436

6.490

8.692

1.054

19,4

2.202

33,9

+ Ngắn hạn

3.045

3.594

4.638

549

18,0

1.044

29,0

Tỷ trọng (%)

56,0

55,4

53,4





+ Trung. dài hạn

2.391

2.896

4.054

505

21,1

1.158

40,0

Tỷ trọng (%)

44,0

44,6

46,6





2, Phân theo TP Kinh tế

5.436

6.490

8.692

1.054

19,4

2.202

33,9

+ DNNN

236

228

217

-8

-3,4

-11

-4,8

Tỷ trọng (%)

4,3

3,5

2,5





+ DN ngoài QD

1.736

1.786

2.247

50

2,9

461

25,8

Tỷ trọng (%)

31,9

27,5

25,9





+ HTX

3

2

0,3

-1

-33,3

-2

-85,0

Tỷ trọng (%)

0,1

0,0

0,0





+ HGĐ và cá nhân

3.461

4.474

6.228

1.013

29,3

1.754

39,2

Tỷ trọng (%)

63,7

68,9

71,7





(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank Quảng Bình các năm 2014– 2016)

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh phân theo kỳ hạn thì dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 56,0%, 55,4%, 53,4%. Điều này cho thấy sự hợp lý trong hoạt động huy động vốn – hoạt động tín dụng Chi nhánh vì trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi

nhánh như đã phân tích ở trên, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ

trọng lớn nhất.

Phân theo thành phần kinh tế thì Hộ gia đình và cá nhân có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao và ổn định qua các năm, năm 2015 dư nợ Hộ gia đình và cá nhân đạt giá trị 4.474 tỷ đồng, tăng 1.013 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng trưởng 29,3% so với năm 2014, năm 2016 đạt giá trị 6.228 tỷ đồng, tăng 1.754 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng trưởng 39,2% so với năm 2015. Thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tăng nhẹ 2,9% vào năm 2015, dư nợ đạt giá trị 1.786 tỷ đồng và đã tăng nhanh với tỷ lệ 25,8% năm 2015, đạt giá trị 2.247 tỷ đồng. Các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã có tỷ trọng dư nợ tín dụng thấp, qua các năm quy mô dư nợ giảm nhưng không đáng kể.

Với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình cũng như mục tiêu định hướng phát triển của Chi nhánh, nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên để Agribank Quảng Bình phân bổ nguồn vốn cho vay là nhóm DNNVV và các khách hàng hộ gia đình, cá nhân. Trong đó DNNVV là đối tượng mục tiêu mà hiện nay Agribank chi nhánh Quảng Bình đang tìm mọi biện pháp để mở rộng cho vay đối tượng này nhằm không những tăng dư nợ tín dụng và lợi nhuận cho Chi nhánh mà tạo điều kiện cho DNNVV mở rộng đầu tư, SXKD hiệu quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.

2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh hai hoạt động truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng là huy động vốn và hoạt động tín dụng, việc mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hàng hiện đại như sản phẩm thẻ, Internet banking, Mobile banking, POS, WU… nhằm cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín, đảm bảo tối đa hóa lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng cũng được Chi nhánh hết sức quan tâm. Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh đã có những chuyển biến tương đối toàn diện, góp phần tăng tiện ích cho khách hàng, tăng thu dịch vụ, nâng cao uy tín và thương hiệu của Agribank trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua chỉ tiêu hệ số lương trên bảng kết quả kinh doanh của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014– 2016, chúng ta có thể đánh giá hoạt động của Chi nhánh ngày càng tốt lên, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích chi tiết cơ cấu thu chi, có thể thấy rằng cũng giống như hầu hết các NHTM tại Việt Nam nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh đến từ hoạt động tín dụng. Thu từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua các năm từ 2014– 2016 đều chiếm trên 92% tổng thu nhập ròng của Chi nhánh.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


Năm


Năm


Năm

Chênh lệch 15/14

Chênh lệch 16/15

2014

2015

2016 (+/-) (%) (+/-) (%)


1, Tổng thu nhập ròng 711

677

843

-34

-4,8

166

24,5

+ Thu từ hoạt động tín

656

662

822

6

0,9

160

24,2

Tỷ trọng (%) 92,3

97,8

97,5





+ Thu từ hoạt động

55

15

21

-40

(72,7)

6

40,0

Tỷ trọng (%) 7,7

2,2

2,5





2, Tổng chi (chưa

528

481

621

-47

-8,9

140

29,1

3, Quỹ thu nhập 183

196

223

13

7,1

27

13,8

dụng


ngoài tín dụng


lương)


(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank Quảng Bình các năm 2014– 2016)

Năm 2016 tổng thu nhập ròng của Chi nhánh đạt 843 tỷ đồng, tăng 166 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 24,5%. Quỹ thu nhập năm 2016 của Chi nhánh đạt 223 tỷ đồng, tăng 27 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 13,8% so với năm 2015, kết quả này có được là do Chi nhánh đã kiểm soát tốt các chi phí đầu vào và tăng tổng thu nhập đầu ra,

tổng chi chưa lương năm 2016 là 621 tỷ đồng, tăng tới 140 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 29,1% so với năm 2015. Quỹ thu nhập ròng của Chi nhánh năm 2016 tăng so với năm 2015 là do thu từ hoạt động tín dụng năm 2016 đạt 822 tỷ đồng, tăng tới 160 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 24,2% so với năm 2015. Đây là điều hết sức đáng khen ngợi, bởi vì trong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt các NHTM buộc phải tìm cách tăng thu từ các hoạt động tín dụng. Năm 2016 thu từ các hoạt động ngoài tín dụng của Chi nhánh tăng 6 tỷ, với tỷ lệ tăng là 40% so với năm 2015, điều đó là do Chi nhánh đã chấn chỉnh lại việc cung cấp các dịch vụ ngoài tín dụng, đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng bá, phát triển các sản phẩm thanh toán, thẻ,… và các hoạt động dịch vụ khác nhằm tăng và tạo nguồn thu nhập ổn định cho Chi nhánh.

Trong những năm trước đây, Agribank Quảng Bình là Chi nhánh có dư nợ tín dụng thấp, tỷ lệ tăng trưởng không cao, tình hình tài chính bị thiếu hụt, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của người lao động. Trong bối cảnh khó khăn đó với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh nên Agribank Quảng Bình đã có những bước phát triển toàn diện về mọi mặt, các chỉ tiêu đều tăng trưởng tốt, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động năm sau cao hơn năm trước.

Những năm qua, hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Bình tiếp tục phát triển tốt với định hướng “ổn định - an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, chất lượng tăng trưởng, địa bàn hoạt động, thể hiện mình là một trong những Ngân hàng lớn mạnh và hoạt động hiệu quả nhất không những của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mà cả hệ thống Agribank.

2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

Agribank Quảng Bình

2.2.1. Các chỉ tiêu liên quan đến nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình thời gian từ năm 2014-2016

Chỉ tiêu dư nợ và nợ xấu đối với DNNVV so với tổng dư nợ

Bảng 2.4: Tỷ lệ dư nợ và nợ xấu đối với DNNVV của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014– 2016


Chỉ tiêu


Năm


Năm


Năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chênh lệch 15/14 Chênh lệch 16/15



2014

2015

2016

(+/-)

(%)

(+/-)

(%)

Tổng dư nợ

5.436

6.490

8.692

1.054

19,4

2.202

33,9

Nợ xấu

66

43

59

-23

-34,8

16

37,2

Nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

1,21

0,66

0,68

-0,55


0,02


Dư nợ DNNVV

2.307

2.676

2.022

369

16,0

-654

-24,4

Nợ xấu DNNVV

12

17

17

5

41,7

0

0,0

Nợ xấu DNNVV/Dư nợ

0,52

0,64

0,84 0,12 0,21

DNNVV (%)


(Nguồn: Agribank Quảng Bình các năm 2014– 2016)

Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Quảng Bình qua các năm đều được kiểm soát tốt và luôn thấp hơn kế hoạch mà Agribank giao (năm 2014 là giao 2% thì tỷ lệ nợ xấu chi nhánh đạt 1,21%, năm 2015 là giao 1,2% thì tỷ lệ nợ xấu chi nhánh đạt 0,66%, năm 2016 là giao 1,1% thì tỷ lệ nợ xấu chi nhánh đạt 0,68%). Trong khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm và giữ ở mức ổn định từ 1.21% năm 2014 về 0.68% năm 2016 thì tỷ lệ nợ xấu các DNNVV lại có xu hướng tăng từ 0.52% năm 2014 về 0.84% năm 2016 đây là một hiện tượng cần được quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục.

Chỉ tiêu dư nợ các DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo nhóm nợ Theo quy định tại Thông tư 02/NHNN thì dư nợ tại các NHTM được phân

thành 5 nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Nợ quá hạn được định nghĩa là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu để nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho hoạt động của các NHTM. Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Bảng 2.5: Dư nợ các DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo nhóm nợ giai đoạn 2014– 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm


(+/-)

(%)

(+/-)

(%)

Tổng dư nợ DNNVV 2.307

2.676

2.022

369

16,0

-654

-24,4

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu 2.256

2.616

1.967

360

16,0

-649

-24,8

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 39

43

38

4

10,3

-5

-11,6

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu 2

3

3

1

50,0

0

0,0

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 3

3

2

0

0,0

-1

-33,3

Nhóm 5 ( Nợ có khả 7

11

12

4

57,1

1

9,1

Tổng dư nợ quá hạn (Từ 51

60

55

9

17,6

-5

-8,3

Tỷ lệ nợ quá hạn (Từ

nhóm 2 đến nhóm 5) 2,21


2,24


2,72


0,03



0,48


2014

Năm

2015

Năm

2016

Chênh lệch 15/14

Chênh lệch 16/15


chuẩn)


chuẩn)


năng mất vốn)


nhóm 2 đến nhóm 5)


(%)

Tổng nợ xấu (Từ nhóm 3 đến nhóm 5)

Tỷ lệ nợ xấu (Từ nhóm 3 đến nhóm 5) (%)

12 17 17 5 41,7 0 0,0


0,52 0,64 0,84 0,12 0,21

(Nguồn: Agribank Quảng Bình các năm 2014– 2016)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được một bức trang tổng quát về tình hình cho vay các DNNVV tại Agribank Quảng Bình.

Trước tiên ta đánh giá về số liệu nợ quá hạn của Chi nhánh, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV lại có xu hướng tăng qua các năm từ 2,21% năm 2014 lên 2,72% năm 2016 tăng về giá trị từ 51 tỷ đồng năm 2014 lên 55 tỷ đồng năm 2016. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ có những lúc DNNVV gặp khó khăn tạm thời như bán hàng chưa thu được tiền, chủ đầu tư chậm thanh toán,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí