Một mặt nhà trường cần giúp đỡ hỗ trợ cụ thể cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục, giúp họ nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình làm cho họ nắm được tri thức về chính sách giáo dục đồng thời cho họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, gia đình tiêu biểu là các bậc cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục con em hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Từ đó kết hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm xây dựng được một kế hoạch cụ thể, chi tiết kế hoạch học và làm bài ở nhà. Việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên giao cho ban cán sự lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm và Đội thiếu niên,…
1.4.2.4. Quản lý hoạt động phục vụ dạy học của tổ hành chính - quản trị
- Quản lý về mua sắm, trang bị, bảo quản và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học, văn phòng phẩm, dụng cụ và đồ dùng thí nghiệm,...
- Quản lý các hoạt động phục vụ khác cho hoạt động dạy học như điện, nước, vệ sinh môi trường, văn nghệ, thể dục thể thao,...
- Quản lý về tài chính (kinh phí) cho hoạt động dạy học.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học liên môn cho học sinh THCS
1.5.1. Nhận thức đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Để công tác quản lý hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS có hiệu quả thì chất lượng thực hiện các chức năng quản lý có vai trò quan trọng. Nếu hiệu trưởng làm tốt các chức năng quản lý (lập kế hoạch cụ thể, tổ chức phân công hợp lý, chỉ đạo sát sao việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá đúng…) thì công tác quản lý hoạt động dạy học liên môn sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ GV cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Bởi đội ngũ giáo viên chính là lực lượng trực tiếp xây dựng kế hoạch, trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy để đưa kế hoạch dạy học liên môn và thực tiễn các hoạt động dạy học. Bởi vậy, chất lượng đội ngũ có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu quả việc triển khai hoạt các hoạt động
giáo dục nói chung và trong hoạt động dạy học liên môn nói riêng.
Đối với bậc học THCS, yêu cầu trình độ chuẩn với giáo viên là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Đại bộ phận đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ là đạt chuẩn và trên chuẩn, bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ số GV có thâm niên công tác cao, được đào tạo từ trung cấp, hoặc hệ trung học, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công giảng dạy tại các nhà trường THCS.
Người giáo viên THCS phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có tư cách đạo đức đúng mực. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người GV, các giờ dạy theo sách giáo khoa hiện hành, người GV còn phải luôn luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung cập nhật thêm thông tin, tri thức mới.
1.5.2. Mục tiêu và nội dung chương trình hoạt động
Hoạt động đầu tiên của việc QL hoạt động dạy học nói chung và quản lí hoạt động dạy học liên môn nói riêng là xác định mục tiêu và các chuẩn mực cần đạt được. Trọng tâm của hoạt động này là tuyên bố về các mục tiêu và chuẩn mực cần đạt tới mà các bên tham gia của quá trình dạy học cùng cam kết thực hiện.
Mục tiêu đào tạo của trường THCS: Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục TH; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trường THCS là nơi giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN… Xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, và có thêm yêu cầu được phát triển năng khiếu (về môn học) để chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên THPT. Như vậy có thể nói mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS là mục tiêu kép: Vừa rèn luyện, hoàn thành nhân cách cho mỗi HS đồng thời cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản, toàn diện giúp các em
tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc trở thành những lao động có ích cho đất nước.
Hoạt động dạy học liên môn phải đảm bảo nâng cao hiệu thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ đồng thời khắc phục những hạn chế của chương trình và sách giáo khoa dựa trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa hiện hành và chuẩn kiến thức kỹ năng môn học; tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học và các hoạt động giáo dục.
* Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục ở trường THCS phải đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS theo như Luật giáo dục đã quy định, nội dung chương trình phải phù hợp với đặc điểm tâm lý nhận thức của HS.
Nội dung giáo dục đảm bảo tính liên thông, kế thừa của các bậc học trước, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với sự phát triển đối với học sinh từng bậc học. Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong năm học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành.
3. Cơ sở vậ t chấ t và các đ iề u kiệ n phụ c vụ cho hoạ t
đ ộ ng dạ y họ c liên môn
Nhìn chung nội hàm của khái niệm CSVC&TBTH luôn được mở rộng nhằm thích ứng với thực tiễn phát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ. Có thể hiểu CSVC & TBDH là tất cả các phương tiện kỹ thuật vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học công nghệ được huy động vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong đó phương tiện kỹ thuật dạy học là một bộ phận CSVC&TBDH nói chung.
CSVC&TBTH là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học. CSVC&TBTH là một điều kiện rất quan trọng để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
CSVC&TBTH có vai trò và tầm quan trọng như các thành tố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, lực lượng giáo dục và môi trường giáo dục.
Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của thành tố CSVC&TBTH là rất quan trọng, là một bộ phận của CSVC&TBTH, PTKT&TBTH đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. Mặt khác PTKT&TBDH là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành trong khi đó bất kỳ một loại hoạt động nào cũng luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và hơn nữa PTKT&TBTH góp phần lớn vào việc cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục dạy học.
CSVC&TBTH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: Tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng cộng tác” giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học.
Tóm lại, CSVC&TBTH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện… và đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [46].
Tiểu kết chương 1
Đứng trước yêu cầu của xã hội, và đặc biệt trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ theo đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề được ưu tiên.
Trên đây là các cơ sở lý luận được xây dựng từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận về hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS. Các khái niệm và các khái quát hóa lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học liên môn ở các trường THCS trong một huyện đảm bảo một cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LIÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, giáo dục cấp THCS của địa phương
2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội
Đoan Hùng là huyện miền núi thuộc phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Phù Ninh, Thanh Ba của tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. Diện tích tự nhiên của huyện là 302.4 km2, dân số là 110.000 người, trên địa bàn huyện có 14 dân tộc cùng chung sống. Huyện có 27 xã và một thị trấn trong đó có 05 xã thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ số 2 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc chạy qua. Cơ cấu kinh tế của huyện là: Nông - Lâm nghiệp (40%); Công nghiệp (30%) và dịch vụ (20%), thu hập bình quân 22.000.000 đồng/người/năm.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục
Toàn huyện có 29 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 25 trường THCS, 01 trường phổ thông DTNT; 03 trường THPT; 01 trung tâm GDNN- GDTX và 28 trung tâm học tập cộng đồng của 28 xã và thị trấn, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân.
Những năm qua, huyện Đoan Hùng đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công tác dạy và học. 100% các trường học trên địa bàn huyện có đủ phòng học từ bán kiên cố trở lên cho học sinh học tập không còn phòng học tranh tre nứa lá, phòng học tạm. Các trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Toàn huyện có 01 trường THPT; 09 trường THCS; 28 trường tiểu học; 14 trường mầm non đạt danh hiệu trường Chuẩn quốc gia.
Nhận thức của nhân dân huyện Đoan Hùng đã được nâng cao, phụ huynh học sinh đẫ thấy được tầm quan trọng của việc học tập nên nhu cầu học tập
ngày càng tăng. Yêu cầu đảm bảo chất lượng được quan tâm nhiều hơn, Vì vậy, trang thiết bị và mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển.
2.1.3. Thực trạng giáo dục THCS huyện Đoan Hùng
Giáo dục Đoan Hùng nói chung và giáo dục THCS của huyện Đoan Hùng nói riêng trong những năm qua không ngừng phát triển và đi vào ổn định về mạng lưới trường lớp và chất lượng. Có thể khái quát hệ thống giáo dục THCS huyện Đoan Hùng qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Quy mô hệ thống giáo dục THCS huyện Đoan Hùng
Các tiêu chí | Năm học 2012-2013 | Năm học 2013-2014 | Năm học 2014-2015 | |
1 | Số trường | 26 | 26 | 26 |
Trường đạt Chuẩn quốc gia | 6 | 7 | 9 | |
2 | Tổng số lớp | 201 | 205 | 215 |
Lớp 6 | 54 | 52 | 58 | |
Lớp 7 | 54 | 54 | 51 | |
Lớp 8 | 45 | 54 | 54 | |
Lớp 9 | 48 | 45 | 52 | |
3 | Tổng số học sinh | 5444 | 5695 | 6081 |
Lớp 6 | 1474 | 1512 | 1687 | |
Lớp 7 | 1448 | 1571 | 1475 | |
Lớp 8 | 1211 | 1433 | 1541 | |
Lớp 9 | 1311 | 1179 | 1378 | |
4 | Tổng số CBQL, GV, NV | 532 | 544 | 555 |
CBQL | 47 | 49 | 48 | |
GV | 439 | 443 | 454 | |
NV | 46 | 52 | 53 | |
Giáo viên đạt Chuẩn | 437 | 441 | 452 | |
5 | Tổng số phòng học, phòng bộ môn | 294 | 323 | 329 |
Kiên cố | 249 | 303 | 310 | |
Bán kiên cố | 24 | 8 | 12 | |
Cấp 4 | 21 | 12 | 7 | |
6 | Một số tỷ lệ | |||
Tỷ lệ học sinh/lớp | 27,08 | 27,78 | 28,28 | |
Tỷ lệ GV/lớp | 2,18 | 2,16 | 2,11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các V Ă N Bán Cúa Bố Gd& Đ T Vế Hoát Đ Ống D Ạ Y
- Hướng Dẫn Giáo Viên Dạy Học Các Chủ Đề Tích Hợp Liên Môn
- Vai Trò Của Người Hiệu Trưởng Trong Quản Lý Dạy Học Liên Môn Cho Học Sinh Thcs
- Phòng Học, Phòng Chức Năng Phục Vụ Công Tác Dạy Và Học Ở Cấp Thcs
- Thực Trạng Thực Hiện Giờ Dạy Trên Lớp Của Giáo Viên.
- Thực Trạng Về Diều Kiện Cơ Sở Vật Chất Đảm Bảo Cho Hoạt Động Dạy Học Liên Môn Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đoan Hùng
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
(Nguồn phòng giáo dục huyện Đoan Hùng)