Giáo Dục Lý Luận Mác-Lênin Cho Học Viên Hệ Cao Cấp Ở Các Trường Chính Trị Và Hành Chính Lào Là Góp Phần Tích Cực Vào Quá Trình Xây Dựng Những Phẩm


nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung cấp cho học viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó giúp cho mỗi học viên có thái

độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Giáo dục lý luận Mác - Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho học viên, xây dựng cho họ những quan niệm về cuộc

đời, về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, từng bước xây dựng và bồi dưỡng, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, về lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa và về kinh tế chính trị học mácxít. Chẳng hạn, triết học Mác - Lênin cung cấp cho học viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Với những tri thức

được học ở môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, mỗi học viên hiểu rằng những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học là những tư tưởng được kế thừa một cách chọn lọc về chủ nghĩa xã hội của nhân loại và được phát triển lên tầm cao mới

đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của thời đại. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý về chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn ở Lào để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào. Khi nhận thức rõ, học viên sẽ tự nguyện, tự giác sống theo quan điểm sống của nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa như là một sự thôi thúc nội tâm. Mặt khác, để bồi dưỡng và nâng cao nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, giáo dục lý luận Mác - Lênin giúp học viên có nhận thức rõ ràng những quan điểm trái với những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, trái với chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng, mạnh dạn, kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, đứng vững trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.


Giáo dục lý luận Mác - Lênin không chỉ cung cấp cho học viên thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa mà còn cung cấp cho họ phương pháp nhận thức và hành động một cách khoa học đó là phương pháp biện chứng. Ph. Ăngghen đã nói: “ Toàn bộ quan điểm của C.Mác không phải là một học thuyết, mà là một phương pháp, nó không đưa ra những giáo điều

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 8

định sẵn, mà là những điểm xuất phát cho việc nghiên cứu thêm và phương pháp cho việc nghiên cứu này ”[56, tr.545]. V.I. Lênin cũng cho rằng: “Những người mácxít chắc chắn là chỉ vay mượn của học thuyết Mác những phương pháp quý báu mà nếu không có thì không thể hiểu được những quan hệ xã hội”[45, tr.239].

Có thể khẳng định, thông qua giáo dục các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên, ở các góc độ, khía cạnh khác nhau của mỗi môn học, tạo ra cho họ những điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu các môn khoa học chuyên ngành và các môn khoa học khác. Cho nên phải giáo dục cho họ hệ thống tri thức lý luận cơ sở vững chắc cho sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học Mác - Lênin, từ đó giúp họ nâng cao nhận thức lý luận, ý thức chính trị, làm cho họ nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn, sống có lý tưởng, có ước mơ để học tập và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là góp phần đào tạo để có được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, định hướng đúng các giá trị, chuẩn mực tư tưởng,

đạo đức lối sống mới và có phẩm chất chính trị vững vàng.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay là đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ để tạo ra những cán bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ khoa học trẻ để trang bị kiến thức lý luận cơ bản cần thiết về chính trị-hành chính; đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ cấp trung - cao cấp của Đảng, Nhà nước và


đoàn thể quần chúng nhân dân... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của

đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học rất coi trọng việc giáo dục thế hệ trẻ. Khi nói về vai trò những người trẻ tuổi và ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục thanh niên, C.Mác viết: “ Dù sao thì những người công nhân tiên tiến nhất cũng hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ và do đó của cả loài người hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên ”[53, tr.262]. Từ quan điểm coi con người là trung tâm, là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử, các ông đã coi giáo dục là biện pháp hàng đầu nhằm

đào tạo con người với những phẩm chất cao quý với tư cách là chủ thể sáng tạo có ý thức. Vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin đã trở thành một nội dung quan trọng, một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các Trường Chính trị và Hành chính Lào. V.I.Lênin viết:

Nhà trường của chúng ta phải đem lại cho thanh niên những kiến thức cơ bản, dạy cho họ biết tự đào tạo ra những quan điểm cộng sản và phải đào tạo cho họ thành những người có học thức. Nhà trường của chúng ta phải làm cho thanh niên trong khi học tập, trở thành những người tham gia cuộc đấu tranh giải phóng những người bị bóc lột[50, tr.372].

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo con người. Xét về chiều sâu bản chất nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học làm người, là khoa học góp phần hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống mới cho con người nhất là cho cán bộ, quản lý. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu


bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin[58, tr.554].

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn luôn xác định vai trò quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng - lý luận. Như vậy, trước hết phải làm thật tốt công tác giáo dục tư tưởng - lý luận trong Đảng, làm cho Đảng ta thực sự là một Đảng cách mạng, có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, có đường lối, chính sách đúng đắn. Từ đó, Đảng tiến hành công tác giáo dục tuyên truyền lý luận trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là

đối với cán bộ chủ chốt, cán bộ trẻ tương lai đang học tại các trường Chính trị và Hành chính, các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề... Bởi lẽ như V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh: “Không có lý luận cách mạng cũng không thể có phong trào cách mạng” [47, tr.30].

Thông qua công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin, các Trường Chính trị và Hành chính đào tạo học viên là những cán bộ cho các cơ quan đoàn thể, tạo nguồn cán bộ cho đất nước không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống mới... gắn với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, giáo dục lý luận Mác - Lênin trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo học viên học cao cấp ë các Trường Chính trị và Hành chính nước CHDCND Là o.

2.2.3. Giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào là góp phần tích cực vào quá trình xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho họ

Giá trị đạo đức là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên “diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc và một nền văn hóa...”[98, tr.473]. Đặc biệt trong điều kiện đất nước mở cửa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa, con người có đạo đức phải là những con người có ý chí vươn lên, sáng


tạo cầu thị ngày càng làm chủ bản thân và xã hội. Vì vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin nhằm xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho học viên là một trong năm nhiệm vụ trọng yếu của nền giáo dục ở Lào hiện nay.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức một mặt, được hình thành từ chính cuộc sống hàng ngày của mỗi con người, mặt khác, quan trọng hơn đạo đức được hình thành và phát triển chủ yếu bằng con đường giáo dục. Đặc biệt đối với học viên hệ cao cấp trên cơ sở những tố chất đạo đức đã được hình thành ở tuổi thanh niên, bước vào môi trường công tác đạo đức phát triển những nét mới, những tố chất đạo đức mới khác biệt so với trước. Đây chính là quá trình phủ định biện chứng, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ và cái mới ấy cũng là kết quả tác động của hoàn cảnh mới. Sự định hướng giá trị đạo đức trong mỗi học viên không phải là một hằng số bất biến mà biến đổi theo thời gian khi điều kiện sống, điều kiện môi trường - xã hội thay đổi. Căn cứ vào đặc điểm này trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức của học viên, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua giáo dục, bằng giáo dục và bằng hoạt động thực tiễn để xây dựng những giá trị đạo đức tốt đẹp cho họ. Đây chính là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân. Đối với mỗi người nói chung và học viên hệ cao cấp nói riêng, những tri thức và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức chính là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các giá trị đạo đức mới trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Làm được điều này bởi các lý do sau:

Thứ nhất, lý luận Mác - Lênin chỉ ra nguồn gốc, bản chất và những quy luật

đạo đức giúp cho mỗi người học hiểu rõ quy luật mỗi thời đại, mỗi xã hội, mỗi giai cấp đều có những chuẩn mực, nguyên tắc và lý tưởng đạo đức đặc thù của nó. Vì vậy, nên cán bộ đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Lào phải có đạo đức cách mạng.


Thứ hai, lý luận Mác - Lênin luận chứng một cách khoa học cho những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và lý tưởng đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Thứ ba, cùng với việc luận chứng những giá trị tốt đẹp của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, lý luận Mác - Lênin giúp học viên thấy rõ xu hướng phát triển tất yếu của hiện thực đạo đức trong tương lai để họ có đích vươn tới.

Thứ tư, giáo dục lý luận Mác - Lênin, đặc biệt là giáo dục đạo đức học Mác - Lênin góp phần quan trọng truyền thụ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho các thế hệ qua các phạm trù đạo đức cơ bản của môn học như phạm trù lẽ sống, hạnh phúc, nghĩa vụ đạo đức, lương tâm, thiện - ác... Đồng thời chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới như chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới; lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới, đạo đức mới được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản,v.v...[28 tr. 93-166]. Đây chính là những chuẩn mực đạo đức cơ bản khuyến khích, định hướng cho việc xây dựng đạo đức cộng sản cho cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đường tiến lên của đạo đức loài người. Nó chứa đựng tất thảy những đặc điểm tốt đẹp của nền đạo đức trong các thời trước, đạo đức của quần chúng nhân dân. Đạo đức cộng sản là một bước phát triển mới về chất, bộ mặt tinh thần của những con người đã tiêu diệt chế độ bóc lột và đã lập nên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo V.I. Lênin, đạo đức cộng sản là: những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của người cộng sản.

Vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh lợi ích cơ bản của giai cấp vô sản trong cách mạng vô sản, là vũ khí tinh thần giúp giai cấp công nhân xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Nhờ việc giáo dục lý luận Mác - Lênin nói chung mà mỗi học viên đều có thể hiểu định hướng phát triển của một nền đạo đức trong tương lai với mục tiêu là


xây dựng cho mình một lý tưởng đạo đức cộng sản. Chủ thể của nền đạo đức mới được xây dựng từ những con người hội đủ các phẩm chất sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết về trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [19, tr.59].

Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nhằm mục đích hình thành trong mỗi học viên những tư tưởng chính trị kiên định là yếu tố nổi trội để hình thành phẩm chất đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Mình từng nhấn mạnh cho chúng ta biết đạo đức cách mạng là:

Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ [62, tr.285].


Như vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp là góp phần xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng cho họ. Trong công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ - đảng viên họ phải là người gương mẫu, nêu tấm gương sáng về đạo đức: cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên lưu tâm rằng, cán bộ, đảng viên luôn phải trau dồi đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thì hệ thống chính trị sẽ trong sạch, vững mạnh, không có tệ quan liêu, tham nhũng. Người nhấn mạnh: “Tự phê bình phải chính trước, mới giúp được người khác. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”[60, tr. 644]. Gương mẫu là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc mà người cán bộ phải thực hiện, không được tự dễ dãi với bản thân mình. Phải gương mẫu cả trong lời nói và trong công việc. Một đảng viên bình thường cần phải có đạo đức cách mạng, những đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý yêu cầu này còn cao hơn để trau dồi nâng cao kiến thức, nắm bắt thực tiễn, trăn trở tìm ra giải pháp cho công tác đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Do vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính nước CHDCND Lào còn phải làm cho họ hiểu rõ là cán bộ phải gương mẫu; gương mẫu trong công tác; trong rèn luyện đạo đức cách mạng,v.v...

2.2.4. Giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào là góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và có phẩm chất chính trị vững vàng

Nhiệm vụ quan trọng nhất của các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay là đào tạo, bồi dưỡng về chính trị - tư tưởng, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cho cán bộ đương chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ trung, cao cấp, cán bộ trên các lĩnh vực khác nhau của tỉnh và huyện. Mục đích là nhằm đào tạo ra những cán bộ lãnh đạo, quản lý có kiến thức chuyên môn, có tư tưởng chính trị vững vàng với năng lực tư duy độc lập để giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023