nhiệm vụ của cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp trong chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động trung tâm. Vì vậy, việc chỉ đạo, quản lý trung tâm ở nhiều tỉnh, thành bị buông lỏng.
Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT có lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ. Nhất là trong hoạt động thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của TTBDCTCH. Một số quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên, học viên của các TTBDCTCH không thống nhất (không thống nhất giữa các tỉnh và không thống nhất cả trong một tỉnh, có địa bàn giống nhau), rất bất hợp lý, nhưng chưa được quan tâm giải quyết. Mô hình tổ chức của các TTBDCTCH còn chưa thống nhất, triển khai thực hiện giáo dục LLCT thiếu đồng bộ. Hiện nay TTBDCTCH cũng có 2 mô hình tổ chức. Mô hình tổ chức thứ nhất là trưởng ban tuyên giáo là giám đốc trung tâm. Mô hình tổ chức thứ hai là hợp nhất trung tâm vào ban tuyên giáo. Việc thực hiện cả 02 mô hình này đã có nhiều những vướng mắc cần phải xử lý. Đây là những “nút thắt” mà các địa phương, các TTBDCTCH trong cả nước hiện đang rất trăn trở, quan tâm và “nút thắt” này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động giáo dục LLCT của các TTBDCTCH.
3.1.2.3. Nội dung giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn trùng lặp, nặng tính kinh viện, thiếu tính cập nhật, thời sự.
Việc cung cấp những kiến thức lý luận mới, những vấn đề đang đặt ra và cách giải quyết chưa được coi trọng. Nhiều chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn mới chỉ cung cấp những kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng những luận điểm, tư tưởng, quan điểm mới của thế giới chưa được đưa vào chương trình giảng dạy. Nhiều chương trình còn mang nặng tính kinh viện, hàn lâm, áp đặt, lạc hậu, chưa thực sự theo kịp những thay đổi của yêu cầu, nhiệm vụ, chưa giải đáp được những vấn đề cuộc sống đang đặt ra hiện nay, thiếu các bài tập tình huống, chưa tạo sự hứng thú thực sự cho người học. Điều này thể hiện khá rò trong các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khối đảng, khối chính quyền và
khối đoàn thể ở cơ sở.
Tài liệu bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng, đảng viên mới, 6 chương trình chuyên đề vẫn còn mang tính lý luận nhiều, chưa đưa vào tài liệu những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, nhiều nội dung còn lạc hậu, mang tính kinh viện, chưa kịp thời cập nhật những nội dung thiết thực, những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn xã hội và trong nhận thức.
Nhiều chương trình vừa trùng lặp về nội dung vừa kinh viện, chưa gắn với thực tiễn. Các chương trình tuy là bồi dưỡng về nghiệp vụ, nhưng tính nghiệp vụ trong các tài liệu lại không nhiều, chú yếu vẫn là lý luận chung. Biểu hiện rò nhất cho những bất cập này là các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ.
Chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tuy về kết cấu là có 3 bài thuộc khối kiến thức về nghiệp vụ, nhưng nội dung của 3 bài nghiệp vụ lại mang tính lý luận và trùng lặp. Bài 4 của chương trình nội dung là nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác nhưng lại chưa đưa ra được cách thức, phương pháp cụ thể hay những bài tập tình huống, cách thức xử lý trong công việc… Vì vậy, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho học viên. Học viên sau khi học khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ học để “làm việc, học để làm cán bộ” như yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục tiêu của học LLCT.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Cấp Huyện
- Nội Dung Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Bám Sát Tinh Thần, Tư Tưởng Hồ Chí Minh , Đảm Bảo Các Tầng Kiến Thức.
- Việc Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Giảng Viên Được Quan Tâm, Từng Bước Kiện Toàn.
- Việc Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chưa Quy Lát, Khoa Học; Việc Bảo Đảm Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Chưa Tương Xứng
- C Ác Cấp Lãnh Đạo, Quản Lý, Giảng Viên, Học Viện Cần Phải Nhận Thức Đúng Tầm Mức Về Vị Trí, Vai Trò Và Tầm Quan Trọng Giáo Dục Lý Luận Chính
- Nâng Cao Nhận Thức, Trách Nhiệm Của Giảng Viên Trong Hoạt Động Giảng Dạy
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Các chuyên đề trong 04 tài liệu bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác (Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo lĩnh vực nghiên cứu lý luận; Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo ở cơ sở; Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng; Bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở) tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Các chương trình biên soạn vẫn nặng về lý thuyết mà chưa có những nội dung, những tình huống đã có trong thực tế, rồi việc vận dụng lý luận đó vào thực tế như thế nào? Nhiều giảng viên do chưa có kinh nghiệm, kiến thức thực tế, nghiệp vụ về vấn đề này nên
cũng chỉ nói những gì trong tài liệu viết, không có sự liên hệ, vận dụng lý luận đó vào trong thực tế ra sao, khiến mỗi giờ giảng nghiệp vụ lại trở thành những giờ thiên về lý luận, lý thuyết, học viên cảm thấy vừa trừu tượng vừa khô khan, khó hiểu… Chính vì vậy, kết quả việc thực hiện hoạt động giáo dục LLCT chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
Chương trình “Bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, phát hành năm 2016 gồm có 6 bài. Đối tượng bồi dưỡng của chương trình là bí thư chi bộ, cấp ủy viên cơ sở (chi ủy viên, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ sở) và ngoài ra, có thể bồi dưỡng cho các ủy viên không chuyên trách các ban của đảng ủy cơ sở và các đối tượng khác có liên quan, nhưng nội dung của tài liệu chưa thật sự phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng. Bài 4 của chương trình là Công tác đảng của chi ủy và bí thư chi bộ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng văn hóa, phát triển con người; quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường ở cơ sở; bài 5 Công tác đảng của chi ủy và bí thư chi bộ trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương; bảo đảm quyền tự do, dân chủ tuân thủ pháp luật của người dẫn trong phát triển kinh tế - xã hội… Nội dung được viết trong bài rất chung, không gắn với đối tượng, công việc cụ thể, vận dụng không phù hợp… Đây là chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ nhưng lại không xây dựng các tình huống, các bài tập về nghiệp vụ công tác đảng.
Ngoài ra, nội dung chương trình giảng dạy tại các TTBDCTCH cũng chưa thực sự tinh gọn, có sự trùng lặp, chồng chéo giữa các chương trình cho các đối tượng khác nhau; chưa có sự thống nhất, đồng bộ, tính liên tục, liên thông giữa các chương trình; gây lãng phí không nhỏ về thời gian, sức lực cho cả người dạy và người học. Vấn đề này thể hiện tương đối rò trong chương trình sơ cấp LLCT.
Chương trình sơ cấp LLCT thời gian học dài, 295 tiết, ôm đồm quá nhiều kiến thức. Nội dung các khối kiến thức lại bị trùng lặp ở các chương trình khác. Như kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chủ
nghĩa xã hội đã lặp đi lặp lại ở rất nhiều chương trình nhưng lại không có sự nâng cao hay chuyên sâu hơn về những nội dung trên. Chương trình sơ cấp LLCT có nhiều nội dung trùng với chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng đảng viên mới, bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ và hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Ví dụ, trong chương trình sơ cấp LLCT bài 14: Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều nội dung trùng với bài 2: Hệ thống chính trị trong chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ và hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đặc biệt, rất nhiều bài, nhiều nội dung trong chương trình bồi dưỡng đối tượng đảng viên mới và chương trình sơ cấp LLCT có nội dung trùng nhau. Như chương trình sơ cấp LLCT có bài 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta, chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng đảng viên mới bài 1 tên cũng giống như vậy. Nội dung giữa 2 bài của 2 chương trình gần như là giống nhau, chỉ khác nhau về kết cấu, cách thức sắp xếp. Không chỉ tên và bài 1 của 2 chương trình là trùng nhau hoàn toàn mà nội dung của 2 chương trình này cũng có rất nhiều nội dung trùng nhau. Như chương trình Sơ cấp LLCT, bài 9: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có nhiều nội dung trùng với bài 2 trong chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng đảng viên mới như nội dung đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phương hướng, giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội. Bài 13: Cơ cấu xã hội và nhiệm vụ phát huy dân chủ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc (Chương trình sơ cấp LLCT) với bài 3: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ chủ nghĩa xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội (Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới); bài 15: Vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Chương trình sơ cấp LLCT) với bài 6: Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội (Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới)….
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng lặp lại ở nhiều chương trình: Nội dung nguồn gốc, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh có trong phần 2, bài 4 chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng đến khi học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới ở phần II, bài 1 cũng lại có nội dung về nguồn gốc, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh hay trong chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có những nội dung trên…
Việc trùng lắp về nội dung trong nhiều chương trình như vậy, khiến người học không còn hứng thú, vì điều đầu tiên khiến người học hứng thú chính là đến lớp để được nghe những thông tin mới, để được giải đáp những vấn đề mà người học đang còn băn khoăn, lúng túng…
Như vậy, hạn chế lớn nhất về nội dung của các chương trình giảng dạy tại các TTBDCTCH là còn trùng lặp, kinh viện, lạc hậu, lý luận chưa gắn với thực tiễn. Nội dung giáo dục về truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương chưa được đưa vào giảng dạy tại các trung tâm. Khi được hỏi về nguyên nhân làm giảm hiệu quả học LLCT, có đến 51% các nhà lãnh đạo, quản lý, giảng viên các trung tâm cho rằng, nội dung kiến thức LLCT ít cái mới, cán bộ, đảng viên đã học đi học lại nhiều lần nên thấy nhàm chán, không còn hứng thú học tập [13, 36].
3.1.2.4. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác định nguyên tắc, phương châm, phương pháp giáo dục lý luận chính trị chưa rò, chưa nhuần nhuyễn, chưa thống nhất.
Trong một số nội dung, chương trình giáo dục LLCT cũng như quá trình giảng dạy của giảng viên, sự thống nhất giữa tính đảng, tính khoa học, giữa lý luận và thực tiễn chưa thể hiện rò. Nhiều tài liệu, nội dung mang nặng tính lý luận chưa kịp thời cập nhật những nội dung thiết thực, những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn xã hội và trong nhận thức. Việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa làm tốt nên nhiều vấn đề lý luận mới cũng chưa được bổ sung, đưa vào giảng dạy khiến cho giờ học trở nên kinh viện, giáo điều, khô cứng, không hấp dẫn. Chính điều này đã làm giảm tính khoa học của tài liệu cũng như giờ giảng của giảng viên.
Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa tính đảng, tính khoa học trong giảng dạy nhiều khi chưa được coi trọng. Có những giảng viên trong quá trình giảng dạy chưa có quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, sự kiện nên đã có những lời nói, hành động thiếu tích cực, khiến học viên giảm hứng thú học tập, mất niềm tin vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Cũng có nhiều giảng viên trong giờ giảng lại chỉ nói những gì mình thích, mình hiểu mà không chú ý cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản, cốt lòi của tài liệu, phản ánh nhiều khi thiếu khách quan mất đi tính khoa học của chương trình. Có những giảng viên, trước những thắc mắc của học viên lại áp đặt chủ quan, mất dân chủ trong trao đổi thảo luận… Điều này, đi ngược lại với nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, tính dân chủ trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT.
Trong quá trình giảng dạy, những kiến thức thực tiễn chưa được các giảng viên kịp thời đưa vào bài giảng hoặc chưa giải thích được một cách thuyết phục những vấn đề thực tiễn mà học viên nêu ra, từ đó dẫn tới việc những kiến thức LLCT trở nên khô khan, không gắn với thực tiễn, khiến cho người học không có hứng thú, thậm chí một số không tin vào những tri thức LLCT được học tập, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Theo kết quả điều tra đối với học viên các TTBDCTCH, có đến 58% cho rằng, nguyên nhân làm giảm hiệu quả học tập là do sự cách biệt giữa lý luận với thực tiễn cuộc sống [13, 36].
Về phương pháp, phương châm giáo dục LLCT, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm rất mới, rất hiện đại về cách học và cách dạy LLCT. Theo Người, giáo dục LLCT phải rèn luyện cho con người tư duy độc lập sáng tạo, tinh thần tự học và ý thức học tập suốt đời; giáo dục LLCT phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với đối tượng, với thực tiễn. Tuy nhiên hiện nay, trong các hoạt động giảng dạy LLCT tại các TTBDCTCH, tư tưởng của Người về cách học, cách dạy vẫn chưa được giảng viên cũng như học viên thực hiện một cách nghiêm túc.
Hiện nay, các TTBDCTCH về cơ bản giảng viên vẫn sử dụng phương
pháp thuyết trình, nói một chiều, ít có cơ hội để học viên trao đổi, thảo luận. Vì vậy, việc “xây dựng môi trường giáo dục mang tính dân chủ”, rèn luyện cho học viên tư duy độc lập, sáng tạo theo như tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện chưa tốt. Giảng viên ở các trung tâm không được đào tạo bài bản, kiến thức, năng lực làm chủ tri thức cũng như khả năng sư phạm hạn chế nên không tạo được những giờ giảng LLCT hay, khiến cho người học không thấy hứng thú, không khơi dậy được cho học viên niềm đam mê trong nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận mới, làm giảm tinh thần tự học và ý thức học tập suốt đời của học viên. Khi được hỏi, có đến 52% học viên các TTBDCTCH đã trả lời, họ học với tâm trạng ít hoặc không thấy hứng thú [13, 36].
Trong cơ cấu các chương trình có một yêu cầu bắt buộc dành một buổi (1/2 ngày) trong số 3 đến 5 ngày học để thảo luận, trao đổi, đi thực tế, nhưng khi triển khai thực hiện, những buổi thảo luận chỉ mang tính hình thức, một số nơi kinh phí để cấp cho việc đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm bị cắt, khiến cho yêu cầu, phương châm của việc giáo dục LLCT phải thiết thực, gắn lý luận với thực tiễn chỉ là lý thuyết, trên ý tưởng, quan điểm chỉ đạo.
Về phương pháp giảng dạy, nhiều phương pháp mới đã được sử dụng, nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế do giảng viên chưa nắm chắc được ưu, nhược điểm từng phương pháp và chưa biết vận dụng phù hợp. Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm có khi lại tỏ ra nhàm chán, bởi câu hỏi đặt ra mới chỉ đơn thuần là lý thuyết, mang tính ghi nhớ không tạo được những tình huống có vấn đề để học viên trao đổi thảo luận. Mặt tích cực trong phương pháp truyền thống cũng chưa được khai thác triệt để. Do đó, học viên trở nên thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức (trong suy nghĩ, tham gia thảo luận…), không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học viên. Thêm nữa, đội ngũ giảng viên LLCT hiện nay còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học, chưa sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại nên rất hạn chế trong sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện để phục vụ công tác giảng dạy.
Việc đầu tư chiều sâu cho vận dụng phương pháp hiện đại chưa nhiều.
Trong thực tế, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật và phương pháp trực quan còn lúng túng, chưa có kỹ năng. Thậm chí còn xảy ra tình trạng, thay vì học viên nghe thầy giảng để ghi chép thì bây giờ học viên phải nhìn lên màn hình máy chiếu để chép bài. Bởi vậy, tính hiệu quả của sử dụng phương tiện hiện đại chưa cao.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chưa đồng đều trong đội ngũ giảng viên của các TTBDCTCH. Giảng viên chuyên trách có điều kiện để tham dự các loại lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, chuyên trách nhiệm vụ giảng dạy, ít bị phân tán bởi các công việc khác. Giảng viên kiêm nhiệm còn phải làm công tác chuyên môn tại các ban Đảng, chính quyền, đoàn thể nên không thể chuyên tâm vào công tác giảng dạy kiêm nhiệm tại TTBDCTCH cho nên họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy. Khi được hỏi, có đến 68% học viên các TTBDCTCH đã trả lời, nguyên nhân làm giảm hiệu quả giáo dục LLCT là do phương pháp học tập khô cứng, thiếu hấp dẫn, không thu hút người học [13, 36].
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên ở một số TTBDCT cấp huyện còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc ra đề kiểm tra, đề thi còn chưa thể hiện rò khả năng phân loại học viên về nhận thức và kỹ năng, các đề thi hầu hết vẫn chủ yếu kiểm tra khả năng ghi nhớ mà ít chú ý đến sự vận dụng. Một số TTBDCT cấp huyện chưa tích cực đổi mới phương pháp đánh giá học viên nên chưa tạo ra động lực thúc đẩy học viên tích cực học tập, chưa thúc đẩy chất lượng và hiệu quả giáo dục.
3.1.2.5. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục lý luận chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Hồ Chí Minh yêu cầu, giảng viên, người “huấn luyện” “phải làm kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”[99, 356], đồng thời “người huấn luyện phải học thêm mãi” ”[99, 356]. Tuy nhiên, hiện nay, trước những nhiệm vụ to lớn của giáo dục LLCT nhưng nhiều cấp ủy các cấp chưa xây dựng được chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên LLCT, chưa hình thành