Đảm Bảo Cơ Sở Vật Chất Cho Hoạt Động Đánh Giá Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Sinh hoạt tổ, khối lớp chuyên môn thực hiện theo kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường. Cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, tổ trưởng, khối trưởng tổ nhóm chuyên môn phụ trách môn Toán phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, GV cần nhiệt tình, luôn có ý thức tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động đánh giá đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường xây dựng một hệ thống cơ sơ vật chất hiện đại, đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập của người học cũng như phục vụ quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS của mỗi nhà trường.

CSVC trong nhà trường là điều kiện để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. CSVC đáp ứng sẽ là điều kiện, phương tiện để giúp GV tổ chức điều khiển hoạt động dạy học một Toán của mình đạt hiệu quả như kỳ vọng. Mặt khác CSVC hiện đại là điều kiện để CBQL làm công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Nội dung

CSVC phục vụ cho công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS bao gồm hệ thống trang thiết bị, máy tính phục vụ cho hoạt động quản lý của BGH nhà trường, phục vụ hoạt động dạy học môn Toán nói chung và đánh giá kết quả học tập môn Toán nói riêng. Ngoài ra còn có các CSVC phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của người học thực hiện quá trình học tập. Những CSVC này cần phải được đảm

bảo về số lượng và chất lượng để hoạt động dạy học diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.

Đầu tư kinh phí xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị của nhà trường nhằm đảm bảo điều kiện CSVC phục vụ cho nhu cầu dạy học, đánh giá kết quả học tập, công tác quản lý,...

b. Cách thức thực hiện

Thứ nhất: Tiến hành rà soát thực trạng về CSVC phục vụ cho công tác dạy học ở các trường TH trong thành phố. Những CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ học tập và làm việc không còn đáp ứng cần lên kế hoạch tu sửa, bổ sung và xây mới hoàn toàn. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu làm việc trong giai đoạn mới cũng như đáp ứng đòi hỏi của xã hội về chất lượng làm việc cũng như chất lượng quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS cần tiến hành lên kế hoạch, dự trù kinh phí để xây dựng và sửa chữa những thiết bị làm việc không đạt hiệu quả và không đảm bảo điều kiện làm việc.

Thứ hai: Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá các trang thiết bị, phương tiện học tập, giảng dạy cho môn Toán. Thực hiện ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giảng dạy và học tập. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nghiên cứu, giảng dạy, việc đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập là hết sức cần thiết, đây là một trong những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường TH. Bởi chất lượng học tập của người học là một phần để đánh giá chất lượng quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS của mỗi nhà trường.

Thứ ba: Để đầu tư có hiệu quả cần phải tìm hiểu kỹ công nghệ ứng dụng của từng loại máy móc, thiết bị, lựa chọn ưu tiên những trang thiết bị, phương

tiện mũi nhọn để đầu tư mua sắm trước, tránh tình trạng lãng phí trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị.

Thứ tư: Việc đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, đòi hỏi nhà trường cần trang bị đầy đủ điều kiện về CSVC như hệ thống máy tính hiện đại, mạng internet, những thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình cập nhật và thiết lập hệ thống thông tin đánh giá.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Sự quan tâm của Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường TH trong vấn đề huy động tài chính cho hiện đại hóa trang thiết bị CSVC phục vụ quá trình dạy học nói chung và hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS nói riêng.

Năng lực lãnh đạo và quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường.

Tăng cường quá trình xã hội hóa giáo dục để huy động tất cả các nguồn lực xã hội trong xây dựng và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ quá trình dạy học ở trường Tiểu học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Theo những phân tích ở phần trên, mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Những biện pháp quản lý là thành phần của một hệ thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường TH. Nếu đứng độc lập, mỗi giải pháp sẽ mất đi nhiều tính tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT nói riêng và chất lượng

dạy học nói chung, của nhà trường. Chính vì thế các biện pháp có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Trong 5 biện pháp được đề xuất thì biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học” có ý nghĩa tiền đề, tạo nền móng để tiến hành thực hiện tốt các biện pháp khác. Bởi chỉ khi nhận thức đúng thì mới hành động đúng.

Hoạt động quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh mang tính chất quản lý sâu sắc. Chính vì thế biện pháp 2 “Tăng cường sự tham gia của cán bộ giáo viên nhà trường vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh” là biện pháp có tính định hướng, quyết định để đưa các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh được thực hiện có hệ thống và hiệu quả.

Các biện pháp còn lại là biện pháp chuẩn bị điều kiện cần thiết nhất trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của nhà trường. Đưa các biện pháp này vào thực tiễn hoạt động từ đó phát huy vai trò toàn diện của hoạt động đánh giá KQHT trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH.

Nhìn một cách tổng thể các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh được thiết kế theo một chu trình quản lý đồng bộ: từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH. Để tăng hiệu quả trong công tác quản lý, cần đặc biệt chú ý đến sự phối kết hợp giữa các biện pháp như là một hệ thống, không thể thiếu biện pháp nào trong các biện pháp đã được đề xuất ở trên.

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.

3.4.1.2. Khách thể khảo nghiệm

Đề tài tiến hành khảo sát kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh trên đối tượng khách thể là CBQL phòng GD&ĐT và CBQL các trường Tiểu học) trên dịa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tổng số 75 khách thể.

3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Trong đó có 5 biện pháp:

- Biện pháp thứ 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học.

- Biện pháp thứ 2: Tăng cường sự tham gia của cán bộ giáo viên nhà trường vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Biện pháp thứ 3: Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Biện pháp thứ 4: Tổ chức dự giờ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, khối lớp để nâng cao năng lực giảng dạy, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực cho giáo viên.

- Biện pháp thứ 5: Tăng cường CSVC cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học.

3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất với CBQL phòng GD&ĐT và CBQL các trường Tiểu học đã được xác định.

3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết (CT) và tính khả thi (KT) của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh được đề xuất với các mức độ cần thiết và khả thi như sau:

- Mức độ CT: Không CT: 1 điểm; Ít CT: 2 điểm; CT: 3 điểm; Rất CT: 4 điểm

- Mức độ KT: Không KT: 1 điểm; Ít KT: 2 điểm; KT: 3 điểm; Rất KT: 4 điểm Công thức tính giá trị trung bình:

Trong đó: xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số khách thể đạt điểm tương ứng với xi; N: là tổng số khách thể thực hiện khảo sát.

Thang đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 4 và giá trị khoảng cách là 0.75. Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo khoảng được liệt kê ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình


Giá trị

1 - 1.75

1.76 - 2.50

2.51 - 3.25

3.26 - 4.00

Mức độ (CT)

Không CT

Ít CT

CT

Rất CT

Mức độ khả thi (KT)

Không KT

Ít KT

KT

Rất KT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 13

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

ở các trường TH



TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB


Thứ bậc

Rất CT

(SL)

CT (SL)

Ít CT

(SL)

Không CT

(SL)


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT môn Toán theo định

hướng PTNL người học


15


60


0


0


3.20


1


2

Tăng cường sự tham gia của cán bộ giáo viên nhà trường vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát

triển năng lực học sinh


12


63


0


0


3.16


3


3

Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng

lực học sinh


11


64


0


0


3.15


4


4

Tổ chức dự giờ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để nâng cao năng lực giảng dạy, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực cho

giáo viên


13


62


0


0


3.17


2


5

Tăng cường CSVC cho hoạt động đánh

giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học


10


65


0


0


3.13


5

ĐTB chung

3,15



Từ kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.2, chúng ta có thể nhận thấy:

Nhìn chung, các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh đã đề xuất được các khách thể tham gia khảo sát khẳng định có tính cần thiết với ĐTB chung cho bốn mức độ là 3,15 và dao động từ 3,12 đến 3,20. Toàn bộ khách thể tham gia khảo sát đánh giá các biện pháp được đề xuất là “Cần thiết” và “Rất cần thiết”, không có khách thể nào đánh giá ở mức “Ít cần thiết” hay “Không cần thiết”.

Xét trong tương quan giữa các biện pháp đề xuất, “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học” là biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết ở vị trí cao nhất với ĐTB chung cho bốn mức độ là 3,20 và biện pháp đứng ở vị trí cuối cùng với ĐTB là 3,13 là “Tăng cường CSVC cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học”.

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.3.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí