Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch sinh thái đến các thành phần môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ - 2


đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:

+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch sựa vào thiên nhiên khác.

+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:

+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên.

+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững.

+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:

+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.

Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch sinh thái đến các thành phần môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ - 2

+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.


+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:

+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.

+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung Lương,

2002):

- Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.

+ Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.

+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.

- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.

+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.

- Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.

+ Xét trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận.

+ Xét ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.

+ Xét ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.


+ Xét ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa– xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.

+ Xét ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ.

+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.

+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.

- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.

2.1.4. Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trường :

2.1.4.1. Tác động tích cực.


Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.

Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.

Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.

Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.

Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.


2.1.4.2. Tác động tiêu cực


Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.

Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.

Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.

Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗnđộn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.


Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

2.2 Tổng quan về Bình Phước


2.2.1. Vị trí địa lý

Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài đường biên giới là 240km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Hiện nay tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị xã.

2.2.2. Khí hậu

Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mưa, bão tập trung vào các tháng 8 và tháng 9, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.045 - 2.325 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25,4oC đến 27,7oC. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình vào khoảng 26,7oC, tháng lạnh nhất là tháng giêng.

2.2.3. Địa hình

Tỉnh Bình Phước thuộc vùng cao nguyên ở phía Bắc và Ðông - Bắc có dạng hình đồi thấp dần về phía Tây và Tây - Nam. Toàn tỉnh có vùng miền núi trung du chiếm 100% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện


tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp là 187.599 ha, chiếm 27%; diện tích đất nông nghiệp là 431.751 hecta, chiếm 63%; diện tích đất chuyên dùng là 26,133 ha, chiếm 3,8%; diện tích đất ở là 5.251 ha, chiếm 0,8% và đất chưa sử dụng là 34.865 ha, chiếm 5,4%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 28.393 ha, chiếm 6,57%, riêng đất lúa là 11.891 ha, chiếm 41,88% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 392.002 ha, chiếm 90,79%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 626 ha.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 20.183 ha, đất có mặt nước chưa được khai thác là 2.590 ha, đất chưa sử dụng khác là 1.932.

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng hiện có của tỉnh Bình Phước là 198.677,75 ha. Trong đó có 168.177 ha rừng tự nhiên và 30.500,75 ha rừng trồng. Rừng của tỉnh Bình Phước gồm 2 loại rừng chính: Rừng kín với đặc trưng cây cọ dầu chiếm ưu thế (huyện Phước Long, Bù Ðăng, Ðồng Phú) và rừng cây thưa họ dầu rụng lá theo mùa (huyện Lộc Ninh, Bình Long).

Hệ động, thực vật rừng khá đa dạng và phong phú: Hệ thực vật bao gồm 801 loài, thuộc 129 họ nằm trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; hệ động vật rừng có 89 loài thuộc 29 họ, 15 bộ, thú, có các loài quý hiếm như tê giác, bò tót..

Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản: Có 4 nhóm nguyên liệu chia làm 20 loại khoáng sản.


Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ, bao gồm: Ðá magma xâm nhập có trữ lượng 39,619 triệu m3; đá phun trào trung tính: 85,5 triệu m3; đá


phun trào bazơ: 204,4 triệu m3; cát kết: 18,6 triệu m3; cát cuội sỏi: 0,818 triệu m3; laterit và đất san lấp: 116,34 triệu m3; Caolanh: 13,8 triệu tấn; sét gốm: 3 triệu tấn; thạch anh mạch: 16 nghìn tấn.

Khoáng sản kim loại: Có 3 điểm vàng gấm, 3 điểm vàng sa khoáng. Khoáng sản than: Than bùn có khoảng 70 nghìn tấn.

Tài nguyên du lịch

Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như rừng văn hoá lịch sử núi Bà Rá, hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch… Tỉnh đã tập trung tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp một số di tích lịch sử như: căn cứ Bộ Chỉ huy Miền… Đang tập trung xây dựng khu du lịch Bà Rá - thác Mơ (đã và đang đầu tư xây dựng 18 km đường quanh núi Bà Rá, ký hợp đồng đầu tư tuyến cáp treo với số vốn đầu tư khoảng 48 tỷ đồng). Khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, có nhiều loại động thực vật quý hiếm; vườn quốc gia Cát Tiên, nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thấp lớn nhất Việt Nam, có cảnh quan đẹp, phong phú về hệ động

,thực vật; rừng văn hoá lịch sử môi trường núi Bà Rá, có thảm thực vật xanh tươi, trên núi có nhiều hang động kỳ thú và các suối nước thơ mộng.

2.3. Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ


2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập vào năm 1993, đến nay Công ty CP Thương mại - Dịch vụ du lịch

- Xuất nhập khẩu Mỹ Lệ đã vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn của tỉnh chuyên về thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, đồng thời vươn rộng sang những lĩnh vực tiềm năng khác như kinh doanh nhà hàng khách sạn, kinh doanh dịch vụ du lịch…

Khu du lịch Mỹ Lệ khá hấp dẫn với mô hình du lịch sinh thái kết hợp hài hòa giữa đất trời, cỏ cây,tạo thành một quần thể kiến trúc và thiên nhiên hùng vĩ. Đến với Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một thung lũng cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Một màu xanh mướt trải đều trên các luống trà mang lại cho du khách một cảm giác thư thái êm dịu khó tả. Đặc biệt vào mùa hè, du khách sẽ được tận


hưởng từ bất ngờ này đến bất ngờ khác do những mảnh vườn cây trái mang lại. Thật thú vị khi được ngắm từng mảng màu của hơn 18 loại trái cây cùng các loại hoa hòa trong vị ngọt dịu của từng loại trái cây, từng mùi hương của các loài hoa đang nở rộ.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì đây là một khu du lịch còn giữ được sự đa dạng của hệ sinh thái nước ngọt, tính nguyên sơ của thiên nhiên đồng thời được đầu tư khép kín từ việc tham quan ngắm cảnh, cắm trại, vui chơi giải trí đến ăn uống, nghỉ ngơi...chắc chắn sẽ tạo nên dấu ấn mới cho ngành du lịch-dịch vụ của Bình Phước. Sức hấp dẫn đặc biệt của Khu du lịch Mỹ lệ không chỉ ở môi trường thông thoáng, phong cảnh hữu tình, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình mà còn ở những món ẩm thực đa phong cách, hội tụ nét văn hóa của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc.

2.3.2. Vị trí địa lý , giới hạn

Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ có diện tích 72 ha. Nằm trên địa phận xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

2.3.3. Địa hình

Địa thế đồi núi hiểm trở và các công trình thiên nhiên, nhân tạo của Lâm viên Mỹ Lệ sẽ đưa du khách trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau: từ yếu tố thành kính tâm linh cho đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp phong phú đa dạng toàn cảnh sinh thái.

2.3.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết

KDL sinh thái Mỹ Lệ nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa.

Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C.


Hai mùa nắng – mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hạn nhất vào tháng 2 và tháng 3.

2.3.5. Giao thông và cơ sở hạ tầng

- Giao thông:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023