Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Vĩnh Long‌


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG‌

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục và giáo dục trung học phổ thông của thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long‌

2.1.1. Vài nét về địa lý, tự nhiên thành phố Vĩnh Long

Thành phố Vĩnh Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Long, có tọa độ địa lý từ 10015’18” vĩ độ Bắc và 105058’31” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp sông Tiền và 4 xã Cù lao (An Bình, Bình Hòa Phước,Đồng Phú và Hòa Ninh) thuộc huyện Long Hồ; phía Đông giáp xã Thanh Đức huyện Long Hồ; Phía Nam giáp xã Long Phước, Phước Hậu, và Tân Hạnh thuộc huyện Long Hồ; phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.

Toàn thành phố có diện tích tự nhiên 48,08 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ còn 23,76 ha; dân số 140.872 người, trong đó nữ 73.103 (năm 2013); mật độ dân số 2.934 người/km2.

Thành phố có 7 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 và và 4 xã: Trường An, Tân Ngãi, Tân Hòa, Tân Hội, nhung trong tương lai gần 4 xã sẽ trở thành phường (đang thực hiện các thủ tục).

Thành phố Vĩnh Long nằm tại ngã Ba sông Tiền và sông Cổ Chiên, trên trục giao thông nối hai cực phát triển nhất của vùng Nam Bộ. Theo quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, thành phố Vĩnh Long cùng với Cần Thơ, Long Xuyên và Cao Lãnh là 4 đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài quốc lộ 1A - tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua, thành phố Vĩnh Long còn là điểm khởi đầu của các quốc lộ 80, 53, 57 nối với các tỉnh trong vùng và đường tỉnh 902 nối các huyện phía nam của tỉnh. Tất cả tạo cho thành


phố dễ dàng trong việc giao lưu, giao thương, nối liền thành phố với các tỉnh, đô thị khác trong toàn vùng, khu vực và cả nước.

Với các lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực, thành phố Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển thành một thành phố hiện đại, giàu mạnh, là trung tâm năng động có lực hút cũng như khả năng lan tỏa mạnh trong vùng, khu vực, chủ động hội nhập với cả nước và quốc tế.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục và giáo dục trung học phổ thông của thành của thành phố Vĩnh Long

- Tình hình giáo dục thành phố Vĩnh Long

Cấp ủy, chính quyền các cấp luôn chú trọng công tác giáo dục - đào tạo ở các cấp học. Kết quả, kết thúc năm học 2017-2018, toàn thành phố có 100% học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tăng 0,05% và tỷ lệ học sinh giỏi bậc THCS là 41,3%, tăng 0,6% so năm học 2016-2017. Các trường THPT trên địa bàn tổ chức tốt cho học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tại các điểm thi theo quy định, có 2.422/2.426 học sinh dự thi, kết quả đỗ tốt nghiệp là 2.390 học sinh, đạt 98,68%, trong đó hệ trung học phổ thông đạt tỷ lệ 99,86%.

Cấp ủy, chính quyền thành phố quan tâm nên điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học được trang bị tương đối đầy đủ ở các bậc học. Năm học 2018-2019, huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Thành phố hiện có 29/45 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 64,44%. Đã thực hiện việc sáp nhập trường Tiểu học Thiềng Đức và trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh thành trường Tiểu học Thiềng Đức. Kết quả kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các phường xã khá tốt. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc


tế theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của BCH trung ương Đảng (khóa XI) được Thành ủy lãnh đạo, triển khai thực hiện tốt

Công tác thuyên chuyển, tuyển dụng viên chức Ngành Giáo dục được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở rà soát nhu cầu ví trí việc làm và định mức giáo viên quy định. Vì vậy không phát sinh tình trạng thừa giáo viên do tuyển dụng. Chế độ chính sách được quan tâm, thực hiện kịp thời nên đời sống tinh thần của đội ngũ nhìn chung ổn định, an tâm công tác và đầu tư cho công việc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trong năm qua được quan tân thực hiện nên nhìn chung đội ngũ đã có bước nâng lên về chuyên môn, nghiệp vụ.Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng GDĐT và chuẩn bị các điều kiện áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Công tác đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được chỉ đạo thực hiện tốt, ưu tiên đầu tư các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Tình hình phát triển giáo dục THPT của thành phố Vĩnh Long:

Năm học 2017- 2018, toàn thành phố có 3 trường trung học phổ thông(THPT Nguyễn Thông, THPT Lưu Văn Liệt, THPT Vĩnh Long), 1 trường trung học sơ sở - trung học phổ thông (THCS-THPT Trưng Vương), 1 trường trung học phổ thông chuyên (THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) với 6.990 học sinh.

Cơ sở vật chất trường lớp thường xuyên được chú trọng đầu tư theo hướng đạt chuẩn Quốc gia.


Bảng 2.1. Kết quả đánh giá chất lượng hai mặt giáo dục và tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2017-2018

Đơn vị tính: %


S

T T


Trường (Số HS-số lớp)

Hạnh kiểm

Học lực

TN

THPT 2018

Tốt

khá

TB

Y

Khá

giỏi

TB

Y

1

THPT Nguyễn Thông

(1417 HS-39 lớp)


98.9


0.9


0.2


82.4


17.4


0.2


100

2

THPT Lưu Văn Liệt

(1666 HS-44 lớp)


99.7


0.2


0.1


82


18


0


99.1


3

Trung học chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

(879 HS-25 lớp)


100


0


0


99.1


0.9


0


100

4

THPT Vĩnh Long (1833HS-45 lớp)


99.7


1.3


0


73.6


25.5


0.9


99.7

5

THCS-THPT Trưng

Vương (1195 HS-36 lớp)


100


0


0


83.7


11.3


0


99.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 8


2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng‌

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm của những biện pháp quản lý đang thực hiện, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý mới phù hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay.


2.2.2. Nội dung, đối tượng khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

- Chi tiết về nội dung và đối tượng khảo sát được thiết kế ở hệ thống bảng hỏi (xem Phụ lục).

2.2.3. Khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát là CBQL, giáo viên bộ môn Toán học ở tất cả 05 trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, bao gồm: 04 hiệu trưởng; 11 phó hiệu trưởng; 10 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn Toán; 15 khối trưởng khối 10, 11, 12 tổ Toán học và 46 giáo viên Toán học; 300 học sinh (gồn 100 học sinh lớp 10, 100 lớp 11 và 100 lớp 12 của 3 trường (THPT Nguyễn Thông, THPT Lưu Văn Liệt, THPT Vĩnh Long). Tổng số khách thể khảo sát: 386.

2.2.4. Cách thức tổ chức khảo sát

Gởi bảng hỏi đến CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ trưởng, tổ phó tổ Toán; khối trưởng khối 10, 11, 12) và giáo viên Toán của cả 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long;. gởi bảng hỏi cho học sinh 3 trường (THPT Nguyễn Thông, Lưu Văn Liệt, Vĩnh Long ), mỗi trường chọn 100 học sinh của 3 khối 10, 11, 12.

Phỏng vấn sâu CBQL của 3 trường THPT Nguyễn Thông, THPT Lưu Văn Liệt, THPT Vĩnh Long.


2.2.5. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu:

+ Tiến hành thu thập, phân tích thông tin liên quan từ số liệu thống kê và từ tư liệu lưu trữ của các nhà trường.

+ Đối với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế bảng hỏi và hướng dẫn cách điền thông tin vào bảng hỏi gởi đến các khách thể có liên quan để thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu.

Loại câu hỏi: Câu hỏi có 04 mức độ trả lời: Tốt, khá, trung bình, yếu


Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Rất quan trọng

Khá quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không bao giờ

Rất cần thiết

Khá cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi

Khá khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

Rất nhiều

Khá nhiều

Ít

Không


- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu:

+ Cách tính điểm cho các mức độ trả lời: Với câu hỏi có 04 mức độ trả lời: Tốt = 4 điểm; Khá = 3 điểm;Trung bình=2 điểm; Yếu = 1 điểm.

+ Cách tính điểm trung bình cho mỗi nội dung, đối tượng khảo sát:

X = Xi .ki

n


, trong đó:

X : Điểm trung bình;

Xi: Điểm được đánh giá ở mức độ i;

k: Tổng số khách thể đánh giá ở mức độ i;

i: Mức độ đánh giá (Tốt, Khá, Trung bình, Yếu…); n: Tổng số khách thể đánh giá.


+ Chuẩn đánh giá


Điểm trung bình (ĐTB)

Mức độ quan trọng

Tần suất thực hiện

Kết quả thực

hiện

Mức độ ảnh hưởng

Từ 1.00 đến 1.75

Không quan trọng

Không bao giờ

Chưa đạt

Không

Từ 1.76 đến 2.51

Ít quan trọng

Ít khi

Đạt

Ít

Từ 2.52 đến 3.27

Khá quan trọng

Thinh thoảng

Khá

Khá nhiều

Từ 3.28 đến 4.00

Rất quan trọng

Thường xuyên

Tốt

Rất nhiều


2.3. Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long‌

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục đích kiểm tra, đánh giá‌

Bảng 2.2: Thực trạng đánh giá của CBQL về mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

S

T T

Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

CBQL

Giáo viên

ĐTB

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc

1

Công khai hoá nhận định về năng lực và kết

quả học tập của một học sinh và tập thể lớp


3.9


1


3.6


1


2

Tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của

mình; khuyến khích, động viên việc học tập


3.5


2


3.3


3

3

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh có

ý nghĩa đối với học sinh, GV, CBQL


2.6


4


2.6


4


4

Kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thường xuyên, cung cấp kịp thời những thông tin liên

hệ nguợc


3.5


2


3.5


2


Kết quả Bảng 2.2 cho thấy CBQL và giáo viên Toán nhất trí mục đích rất quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán là:

- Công khai hoá nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh (CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 1); điều này chứng tỏ CBQL, giáo viên nắm vững nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh.

- Tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình; từ đó khuyến khích, động viên việc học tập học sinh (CBQL đánh giá thứ bậc 2, giáo viên đánh giá thứ bậc 3); điều này cho thấy đa số CBQL, giáo viên nắm vững và thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát huy tính chủ động, sáng tạo học sinh trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thường xuyên, cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ nguợc” để CBQL, giáo viên, học sinh kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học ở trường phổ thông (CBQL đánh giá thứ bậc 2, giáo viên đánh giá thứ bậc 2).

Ngoài ra mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán được CBQL và giáo viên thống nhất đánh giá khá quan trọng là:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán có ý nghĩa đối với học sinh, giáo viên, CBQL (CBQl, giáo viên đánh giá thứ bậc 4); điều này nói lên một số CBQL, giáo viên chưa thực hiện tốt phân tích kết quả sau kiểm tra để từ đó điều chỉnh kế hoạch dạy học, điều chỉnh phương pháp dạy học Toán, phương pháp tự học của học sinh.

Như vậy, điểm nổi bậc trong điều tra mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán giúp CBQL, giáo viên nắm thông tin ngược để điều chỉnh kế hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, biện pháp quản lý của CBQL, để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023