Thực Trạng Triển Khai Xây Dựng Kế Hoạch Về Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Và Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch‌


Kết quả Bảng 2.6 cho thấy CBQL và giáo viên thống nhất đánh giá nhận thức rất quan trọng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán là:

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh(CBQL đánh giá thứ bậc 2, giáo viên đánh giá thứ bậc 1); điều này đáp ứng yêu cầu và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Kết hợp đánh giá học sinh trong quá trình dạy môn Toán với đánh giá định kỳ, cuối kỳ(CBQL và giáo viên đánh giá thứ bậc 1); điều này chứng tỏ đa số CBQL và giáo viên Toán nhận thức đúng, đủ về chủ chương đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó CBQL và giáo viên Toán thống nhất đánh giá các yêu cầu nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá khá quan trọng là:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán đó là một trong những khâu quyết định tới chất lượng dạy và học môn Toán(CBQL đánh giá thứ bậc 3, giáo viên Toán đánh giá thứ bậc 2); điều này chứng tỏ một số CBQL, giáo viên chưa nhận thức được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh.

- Xây dựng tầm nhìn dài hơi về mục tiêu, định hướng tuyên truyền, giáo dục là để làm cho CBQL, giáo viên, học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán(CBQL, Giáo viên đánh giá thứ bậc 4); điều này cho thấy một số CBQL, giáo viên chưa thật sự quan tâm công tác tuyên truyền giáo dục vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

- Các năng lực học sinh cần phát triển qua học tập môn Toán(Giáo viên đánh giá thứ bậc 3, CBQL đánh giá 5); điều này cho thấy một số CBQL, giáo


viên chưa nhận thức đúng mục tiêu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh mà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã ban hành.; một số CBQL chưa thực hiện tốt chức năng quản lý của nhà quản lý đó là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

Như vậy, điểm nổi bậc kết quả điều tra về đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên là cung cấp thông tin ngược mức độ nhận thức của CBQL, giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; chúng ta biết rằng nhận thức đúng thì mới hành động đúng.

2.4.2. Thực trạng triển khai xây dựng kế hoạch về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán và chỉ đạo thực hiện kế hoạch‌

Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

S T T

Đánh giá của CBQL, giáo viên về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

CBQL

Giáo viên


ĐTB

Thứ

bậc


ĐTB

Thứ

bậc


1

Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn Toán; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Toán theo định hướng phát triển năng

lực và phẩm chất học sinh


3.4


1


3.3


1


2

Thành lập nhóm cán bộ, giáo viên cốt cán môn

Toán có nhiệm vụ tư vấn trong quá trình quyết định bàn kế hoạch kiểm tra, đánh giá chung toàn trường.


2.9


2


2.2


5


3

Tổ chức giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học


2.8


3


2.9


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 10



4

Tổ chức hội thảo triển khai, chỉ đạo thực hiện kế

hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học


2.6


4


2.7


4

5

Tổ chức ghi kết quả đánh giá và trao đổi thường

xuyên với học sinh, phụ huynh học sinh

2.7

5

2.8

3


Kết quả Bảng 2.7 cho thấy giữa CBQL và giáo viên thống nhất đánh giá việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường đạt mức độ tốt là: Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn Toán(CBQL và giáo viên đánh giá thứ bậc 1); điều này nói lên đa số CBQL các trường thực hiện tốt chức năng quản lý là lập kế hoạch.

Củng từ Bảng 2.7 cho thấy CBQL, giáo viên đánh giá các yêu cầu thực hiện ở mức khá là:

- Tổ chức giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học(Giáo viên đánh giá thức bậc 2, CBQL đánh giá thứ bậc 3); điều này cho thấy một số CBQL, giáo viên chưa nhận thức đúng về tổ chức xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

- Tổ chức hội thảo triển khai, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học(Giáo viên, CBQL đánh giá thứ bậc 4); điều này chứng tỏ một số CBQL, giáo viên chưa quan tâm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên thông qua hội thảo cấp trường.

- Tổ chức ghi kết quả đánh giá và trao đổi thường xuyên với học sinh, phụ huynh học sinh (Giáo viên đánh giá thứ bậc 3, CBQL đánh giá thứ bậc 5); điều này cho thấy một số CBQL, giáo viên chưa thực hiện tốt chủ trương của Bộ Giáo


dục và Đào tạo dục là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Trong khi đó yêu cầu thành lập nhóm cán bộ, giáo viên cốt cán môn Toán có nhiệm vụ tư vấn trong quá trình quyết định bàn kế hoạch kiểm tra, đánh giá chung toàn trường CBQL đánh giá mức khá(CBQL đánh giá thứ bậc 2), còn giáo viên chỉ đánh giá mức trung bình(Giáo viên đánh giá thứ bậc 5); đây là yêu cầu mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Như vậy, ưu điểm nổi bậc của kết quả điều tra về đánh giá của CBQL, giáo viên về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo, thực hiện kế hoạch là cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện chức năng quản lý của CBQL.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo, tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường trung học phổ thông‌

Bảng 2.8: Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên về tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán


STT


Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn toán đã được áp dụng

CBQL

Giáo viên

ĐTB

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc


1

Tổ chức xây dựng nội dung tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán


3.3


1


3.5


1


2

Tổ chức phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Toán phổ thông


2.1


4


2.1


4


3

Tổ chức phân tích khung năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo


2.2


3


2.4


2



4

Tổ chức tiêu chí hóa khung năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào

tạo


2.2


3


1.8


5


5

Tổ chức xác định chuẩn đầu ra/ đầu vào cho từng lớp 10, 11, 12


2.8


2


2.2


3


Kết quả Bảng 2.8 cho thấy CBQL, giáo viên thống nhất tiêu chí thực hiện tốt ở trường là tổ chức xây dựng nội dung tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán(CBQL và giáo viên đánh giá thứ bậc 1). Điều này cho thấy đa số CBQL, giáo viên nhận thức đúng muốn đánh giá chính xác kết quả học tập môn Toán phải xây dựng tiêu chí cụ thể.

Củng từ Bảng 2.8 cho thấy CBQL, giáo viên thống nhất các tiêu chí chỉ thực hiện đạt mức trung bình:

- Tổ chức phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Toán phổ thông(CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 4); chúng ta biết rằng nếu không phân tích chuẩn kiến thức kỹ năng thì không xây dựng ma trận đề kiểm tra theo 4 mức độ dẫn đến giáo viên Toán không thể soạn tốt câu hỏi trắc nghiệm củng như ra đề kiểm tra.

- Tổ chức tiêu chí hóa khung năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo(CBQL đánh giá thứ bậc 3, giáo viên đánh giá thứ bậc 5); đây là yêu cầu mới Bộ mới chỉ đạo thực hiện từ năm học 2017-2018.

Riêng tiêu chí tổ chức xác định chuẩn đầu ra/ đầu vào cho từng lớp 10, 11, 12(Tiêu chí này CBQL đánh giá đạt mức khá, xếp thứ bậc 2 , giáo viên đánh giá đạt mức trung bình, xếp thứ bậc 3); để quản lý chất lượng giảng dạy môn Toán và hạn chế tối đa tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá thì phải xây dựng chuẩn đầu ra , đầu vào. Như vây, kết quả nổi bậc điều tra về đánh giá của CBQL, giáo viên


về tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán là cung cấp thông tin phản hồi về việc quy trình tổ chức xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Toán.

2.4.4. Thực trang về quản lý thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh‌

Bảng 2.9: Thực trạng đánh giá của CBQL về thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá

S T T


Thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra đánh giá

CBQL

Giáo viên

Học sinh

ĐT B

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc


1

Tổ chức thực hiện đúng, đủ số lần kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo quy định ở tất cả học sinh các

lớp


3.3


2


3.5


1


3.4


1


2

Tổ chức đánh giá trong quá trình dạy

học Toán với đánh giá định kỳ, cuối kỳ; đánh giá hồ sơ, sản phẩm học tập


3.8


1


3.3


3


3.4


1


3

Kết hợp một cách hợp lý kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận


3.3


4


3.4


2


3.1


3


4

Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập môn Toán


2.4


3


2.6


6




5

Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan




3.1


4


3.1


3


6

Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm tự luận




2.9


5


2.2


5


Kết quả Bảng 2.9 cho thấy CBQL, giáo viên và học sinh thống nhất đánh giá ở trường thực hiện tốt quy chế, quy định thuộc các các tiêu chí:

- Tổ chức thực hiện đúng, đủ số lần kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo quy định ở tất cả học sinh(CBQL đánh giá thứ bậc 2, giáo viên và học sinh đánh giá thứ bậc 1);

- Tổ chức đánh giá trong quá trình dạy học Toán với đánh giá định kỳ, cuối kỳ; đánh giá hồ sơ, sản phẩm học tập(CBQL, học sinh đánh giá thứ bậc 1, giáo viên đánh giá thứ bậc 3);

Ngoài ra từ Bảng 2.9 cho thấy tiêu chí: Kết hợp một cách hợp lý kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận thì CBQL, giáo viên đánh giá thực hiện tốt(CBQL đánh giá thứ bậc 4, giáo viên đánh giá thứ bậc

2) nhưng học sinh đánh giá chỉ đạt mức khá(Học sinh đánh giá thứ bậc 3). CBQL, giáo viên và học sinh thống nhất đánh giá các tiêu chí đạt mức khá: Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán(CBQL đánh giá thứ bậc 3, giáo viên thứ bậc 6); kiểm tra bằng hình thức 100% câu trắc nghiệm khách quan(Giáo viên đánh giá thứ bậc 4, học sinh đánh giá thứ bậc 3); kiểm tra bằng hình thức 100% câu trắc nghiệm tự luận(Giáo viên, học sinh đánh giá thứ bậc 5). Điều này chứng tỏ đa số CBQL, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.5. Thực trạng chỉ đạo triển khai và kết quả tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán cho cán bộ quản lý và giáo viên‌

Kết quả Bảng 2.10 cho thấy CBQL và giáo viên thống nhất đánh giá công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên đang thực hiện tốt các yêu cầu sau:


- Tổ chức tập huấn xây dựng câu hỏi trắc nghiệm; kỹ thuật ra đề kiểm tra đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực học sinh(CBQL đánh giá thứ bậc 2, giáo viên đánh giá thứ bậc 1);

- Tổ chức tập huấn phân tích kết quả học tập học sinh sau các bài kiểm tra (CBQL đánh giá thứ bậc 1, giáo viên đánh giá thứ bậc 2)

Trong khi đó củng từ kết quả Bảng 2.10 cho thấy CBQL và giáo viên thống nhất đánh giá các yêu cầu chỉ đạt mức khá là:

- Tổ chức hội thảo đánh giá học sinh trong quá trình giảng dạy Toán(CBQL đánh giá thứ bậc 3, giáo viên đánh giá thứ bậc 3);

- Tổ chức tập huấn xây dựng kế hoạch cá nhân(CBQL đánh giá thứ bậc 3, giáo viên đánh giá thứ bậc 4);

- Xem công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá kết quả hoc tập môn Toán là mô đun thực hiện bồi dưỡng thường xuyên(CBQL đánh giá thứ bậc 6, giáo viên đánh giá thứ bậc 6).

Kết quả này phù hợp với thực tế các trường vì qua phỏng vấn CBQL cho biết để thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên cần thực hiện Tổ chức xây dựng ma trận đề kiểm tra theo các bước: Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra; bước 2: Xác định mục tiêu dạy học và hình thức đề kiểm tra; bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra; bước 4: Biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận đề; bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm; bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Cử giáo viên tham dự các lớp tập huấn chuyên môn theo yêu cầu của của Sở, Bộ. Tổ chức giáo viên cốt cán tập huấn cho giáo viên Toán trường. Xem nội dung bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán là các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên. Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về nội dung kiểm tra, đánh giá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023