hay các tiết học trãi nghiệm; đánh giá sản phẩm học tập; kết hợp một cách hợp lý giữa trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận.
Bốn là, đảm bảo tính công khai các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ học tập hay bài tập, bài thi cần được công bố đến học sinh trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định. Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân.
Năm là, đảm bảo tính giáo dục, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về: những gì mà học sinh làm được;những gì mà học sinh có thể làm được tốt hơn; những gì học sinh cần được hỗ trợ thêm; những gì học sinh cần tìm hiểu thêm.
Sáu là, đảm bảo tính phát triển; công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh và tạo điều kiện cho học sinh khai thác, vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn Lý, Hóa, Sinh, Văn, giữa hình học và đại số của môn Toán học(Trần Thị Hương, 2012).
1.3.4. Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Các đề kiểm tra 15 phút xây dựng theo ma trận và kết hợp một cách hợp lý giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Trường xây dựng và tổ chưc thực hiên kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy Toán học với tiêu chí cụ thể như hoạt động quan sát, theo dõi, trao
đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
Để đánh giá quá trình học tập của học sinh căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như : Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo tiến trình dạy học; ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết; đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Ở Trường Trung Học
- Xây Dựng Tầm Nhìn, Kế Hoạch Về Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Và Chỉ Đạo, Thực Hiện Xuyên Suốt, Hiệu Quả
- Đảm Bảo Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Cho Hoạt Động Thi, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Vĩnh Long
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
Kiểm tra định kỳ gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ. Để thực hiện tốt các tổ nhóm chuyên môn phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, Vận dụng cao.
Đối với môn Toán học : Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3. Số lần kiểm tra định kỳ được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn. Số lần kiểm tra thường xuyên ít nhất 4 lần(Vũ Thị Lan Hương, 2006).
1.3.5. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông
Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức kiểm tra miệng là hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương pháp giáo viên đặt câu hỏi, sau đó học sinh trả lời trực tiếp bằng lời.
Kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập học sinh là hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách giáo viên quan sát việc học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, việc hợp tác với bạn trong nhóm, việc nhận xét, đánh giá bạn mình. Giáo viên kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị ở nhà của học sinh về bài tập, chuẩn bị bài mới, thiết kế xây dựng các chủ đề học tập theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên.
Bài kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ là dạng kiểm tra được sử dụng phổ biến trong nhà trường; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phải kết hợp hợp lý giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Nó cho phép học sinh trả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợp nhất. Các câu hỏi kiểm tra dạng tự luận thường câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu
hỏi. Loại câu này có thể phát huy khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo... nhưng khó chấm điểm và độ tin cậy không cao. Dạng tự luận ngắn cung cấp thông tin giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ hơn, người trả lời có thể ước lượng được độ dài của câu trả lời. Với loại bài kiểm tra này việc chấm điểm dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn. Kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan: Loại trắc nghiệm khách quan(trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng-sai, điền khuyết, ghép đôi...) được cấu trúc chặt chẽ và chỉ giới hạn cách trả lời của học sinh ở việc cung cấp một dòng hoặc vài từ, vài con số, kí hiệu, hay lựa chọn cách trả lời đúng trong nhiều cách trả lời. Loại trắc nghiệm này yêu cầu học sinh nhận biết, phân biệt, hoặc nêu tên một cái gì đó, do vậy nhìn chung nó nhắm tới mức độ nắm và hiểu tri thức của học sinh. Trắc nghiệm mang tên khách quan vì cách cho điểm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào người chấm.
Tuy nhiên độ khách quan cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi vì câu hỏi và các lựa chọn trong trắc nghiệm khách quan vẫn do giáo viên thiết kế ra. Nếu người giáo viên thiết kế trắc nghiệm không tốt cũng sẽ dẫn tới đo lường sai lệch trình độ của học sinh. Ví dụ có những câu hỏi quá mơ hồ khiến học sinh không hiểu. Hoặc cỏ câu có hơn một phương án đúng, trong khi có câu không có phương án trả lời nào nêu ra là thực sự đúng. Bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi. Mỗi câu hỏi cung cấp một thông tin cụ thể và học sinh được yêu cầu trả lời rất ngắn bằng một hay một vài từ hoặc lựa chọn đáp án đúng. Vì lượng câu hỏi nhiều mà thời gian trả lời lại ngắn nên bài trắc nghiệm khách quan thường bao hàm được nhiều nội đung cần đánh giá. Đối với trắc nghiệm với nhiều lựa chọn; loại này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi dẫn, được nối tiếp bàng một số câu trả lời mà học sinh cần phải lựa chọn một phương án đúng hoặc đúng nhất (trong nhiều phương án hợp lí) hoặc phương án trả lời không có liên quan gì nhất. Những câu trả lời
sai được gọi là phương án nhiễu. Câu dẫn có thể dưới dạng sơ đồ, đồ thị, không nhất thiết phải diễn tả bẳng lời. Loại câu nhiều lựa chọn cần được xây dựng một cách thận trọng để tránh sự tối nghĩa. Câu hỏi nhiều lựa chọn có khả năng đo được những mức độ cao về nhận thức như việc áp dụng các nguyên lí, dự đoán, đánh giá, ngoại suy, xác định những sai lầm về mặt lôgic. Đối với trắc nghiệm với câu điền vào chỗ trống, đòi hỏi học sinh cung cấp câu trả lời một hay một ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.
Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn Toán học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học.
- Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,...); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,...); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho học sinh những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.
- Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng
ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm; hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành.
- Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả học tập của học sinh cho các bên có liên quan (Học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường, quản lý cấp trên,…). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục,...
Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan (Vũ Thu Thủy, 2006).
1.3.6. Điều kiện, phương tiện cho tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông
Để tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông đạt hiệu quả điều kiện về con người, cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế quản lý phải đáp ứng yêu cầu đổi mới:
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy Toán phải được tập huấn về xây dựng ma trận đề kiểm tra theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng,vận dụng cao; tập huấn cách biên soạn câu hỏi trắc nghiệm; tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ Toán, của trường; tập huấn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân. Nhân viên văn thư, giáo viên dạy Toán được tập huấn về sử dụng máy photo copy.
- Cơ sở vật chất phải trang bị máy photo copy, văn phòng phẩm đề giáo viên photo đề kiểm tra cho từng học sinh; trang bị máy quét bài chấm trắc nghiệm; trang bị máy vi tính tổ chức học sinh kiểm tra online.
- Tài chính: Kế toán trường tham mưu Hiệu trưởng dự toán kinh phí phục vụ công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán học của trường.
- Phương tiện trang bị và tổ chức giáo viên, nhân viên sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm; sử dụng hiệu quả phòng Tin học của trường để tổ chức học sinh thi, kiểm tra online hay sử dụng các phàn mềm kiểm tra online như Vietschool.
- Cơ chế quản lý thực hiện tốt phân cấp quản lý cho Phó hiệu trưởng chuyên, tổ trưởng tổ Toán, tổ phó tổ Toán, khối trưởng chuyên môn khối 10, 11, 12 về tổ chức kiểm tra , đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường như ra đề, duyệt đề, tổ chức kiểm tra, chấm, phân tích kết quả học sinh, sử dụng máy photo, máy chấm trắc nghiệm,… đồng thời định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường cho Hiệu trưởng.
1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông
1.4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá
* Kế hoạch hoá hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh. Cụ thể:
- Xây dựng tầm nhìn dài hơi về mục tiêu, định hướng tuyên truyền, giáo dục là để làm cho CBQL, giáo viên, học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá KQHT trong quá trình dạy học; đó là một trong những khâu quyết định tới chất lượng dạy và học môn Toán.
- Trên cơ sở mục tiêu, định hướng đã xác định, lập kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, gồm:
+ Nội dung tuyên truyền: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh; kết hợp đánh giá học sinh trong quá trình dạy môn Toán với đánh giá định kỳ, cuối kỳ; các năng lực học sinh cần phát triển qua học tập môn Toán.
+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục: Phát tài liệu cho giáo viên .
+ Hình thức tuyên truyền giáo dục: Thông qua họp tổ chuyên môn Toán, hội thảo cấp trường.
* Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục:
Thực hiện phân cấp quản lý tổ trưởng chuyên môn Toán soạn nội dung tuyên truyền trình duyệt với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chuyển văn phòng photo in ấn phát cho giáo viên. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục; xây dựng chương trình thực hiện tuyên truyền, giáo dục.